Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thương hiệu Việt mất dần: Lỗi thuộc về chính sách?

Thương hiệu Việt vốn dĩ đã ít ỏi. Một số thương hiệu có tiến

Thương hiệu Việt vốn dĩ đã ít ỏi. Một số thương hiệu có tiếng tăm dẫn dắt cuộc chơi đang bán dần cho đối tác ngoại. Dù nhìn ở góc độ nào, cũng thấy nhiều điều đáng phải bận tâm.

Giấc mơ Phở 24 là thương hiệu Việt mang tầm quốc tế, cuối cùng cũng đã bán cho đối tác ngoại

Ồ ạt bán tên mình

Thời gian qua, người tiêu dùng Việt Nam liên tiếp chứng kiến các thương hiệu mà họ tin dùng lần lượt được bán cho nhà đầu tư ngoại.

Cuối năm 2014, Công ty CP Tập đoàn Kinh Đô đã triệu tập đại hội cổ đông bất thường để thông qua việc bán 80% mảng kinh doanh truyền thống của tập đoàn, 20% còn lại có thể được bán trong vòng 12 tháng tới cho nhà đầu tư nước ngoài.

Mới đây, 2 chuỗi siêu thị Fivimart của Nhất Nam và Citimart của Đông Hưng - 2 thương hiệu bán lẻ nổi tiếng tại Hà Nội và TP. HCM, cũng đã bán tương ứng 30% và 49% cho tập đoàn bán lẻ hàng đầu Nhật Bản Aeon. Vụ Prime Group bán 85% cho đại gia xi măng Thái Lan SCG cũng khiến nhiều người tiếc nuối về một thương hiệu đang nổi, chiếm 20% thị phần trong nước. Hồi đầu năm 2015, một đại gia bán lẻ của Thái Lan đã tiết lộ thông tin mua 49% cổ phần một DN bán lẻ điện máy hàng đầu Việt Nam: Đầu tư phát triển công nghệ và giải pháp mới NK, đơn vị sở hữu chuỗi cửa hàng điện máy Nguyễn Kim.Không ít người gần đây cũng lo lắng cho vua tôm Minh Phú - một DN gần như không có đối thủ cạnh tranh trên nhiều thị trường quốc tế với sản phẩm tôm - có thể sẽ bán cho đối tác ngoại sau những nỗ lực hủy niêm yết tự nguyện.

Có thể thấy, hàng loạt thương vụ bán thương hiệu và mảng kinh doanh trị giá hàng trăm triệu USD - là một phương thức làm giàu, một cách thức hiện thực hóa các kết quả kinh doanh tích lũy trong một thời gian dài. Tuy nhiên, điều mà nhiều chuyên gia cũng như một số doanh nhân lo lắng là nền kinh tế trong nước thiếu vắng các DN nội dẫn dắt cuộc chơi. Rất nhiều lĩnh vực kinh tế trong nước nằm dưới sự dẫn dắt của DN có vốn đầu tư nước ngoài. Sự chùn chân của khá nhiều DN lớn gần đây có thể khiến cho các thương hiệu Việt nổi tiếng - vốn đã ít ngày càng hiếm hoi.

Làm sao để níu giữ?

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan bày tỏ: Không ít DN phải bán thương hiệu vì khó khăn và tôi “thực sự đau lòng” khi nhìn thấy điều đó. Vào lúc bí về đầu ra, bí về thị trường, bí về nguồn vốn và các mặt, DN mình không thật rõ lắm tương lai như thế nào để mà quyết định những bước đi tiếp thì M&A vừa là cơ hội như là người “sắp sửa chết đuối vớ được cọc”. Nhưng đồng thời, nó cũng là thách thức. Bởi cái cọc, biết đâu ngày nào đó có thể phang vào đầu mình... Kỹ năng chống thâu tóm của DN Việt còn kém, chỉ cần họ để cho thua lỗ vài năm là mình phải rút lui, họ thay tên đổi chủ. Cũng có thể có nguy cơ, sau khi thâu tóm thì họ lại biến thành đơn vị nhập khẩu để tiêu thụ hàng của công ty mẹ như đã diễn ra đối với ngành điện tử của Việt Nam, hay một số DN ô tô FDI. Nhà nước hãy kéo họ lên, giữ họ lại. Đừng để DN phải bán mình đi với giá rẻ mạt.

Tổng giám đốc Công ty Tân Quang Minh, Nguyễn Đặng Hiến, chủ thương hiệu nước giải khát Bidrico cũng trăn trở với việc gìn giữ thương hiệu Việt: “Tôi thấy thật xót xa khi nhiều thương hiệu Việt dần rơi rụng hoặc bị thôn tính. Ngay thương hiệu Bidrico mà chúng tôi  bền bỉ tạo dựng hơn 20 năm qua  cũng không thoát khỏi tầm ngắm của các “ông lớn” nước ngoài, trong đó có nhiều tên tuổi lừng danh cử người tiếp cận, đặt vấn đề nhượng quyền thương hiệu. Nhưng tôi chưa gật đầu với tập đoàn nào cả, còn xem họ muốn gì, lộ trình của họ ra sao rồi mới tính”.

Để cho DN tự bơi, bị thâu tóm, biến mất… một phần lỗi thuộc về chính sách. Chính sách cần quan tâm  hơn nữa đến sự sống còn của DN tư nhân, bởi đó là tài sản của quốc gia. Nhiều DN nỗ lực hết mình để giữ thương hiệu, nhưng phải hiểu, sức họ làm đến đó thôi, muốn vươn lên nữa, ra với toàn cầu, họ không đủ sức về năng lực, tài lực lẫn nhân lực. Thật khó để nói về giấc mơ một thương hiệu toàn cầu cho Việt Nam khi môi trường kinh doanh chưa thực sự thân thiện.

Bình Thanh

Tin mới

Chiến dịch Điện Biên Phủ, ta tăng cường bắn tỉa, đoạt dù tiếp tế của địch
Chiến dịch Điện Biên Phủ, ta tăng cường bắn tỉa, đoạt dù tiếp tế của địch

Đại đoàn 308, Đại đoàn 312 quyết tâm đào hào chia cắt sân bay địch xong trước kế hoạch; đồng thời tiến hành đẩy mạnh các hoạt động nhỏ, tăng cường bắn tỉa, đoạt dù tiếp tế của địch.

Ưu tiên nguồn lực giám sát các hệ thống thông tin dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
Ưu tiên nguồn lực giám sát các hệ thống thông tin dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long ký văn bản đôn đốc, đảm bảo an toàn thông tin mạng dịp lễ 30/4 - 1/5 và 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ gửi tới các bộ, ngành, địa phương; các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet, nền tảng số cùng những tổ chức tài chính, ngân hàng thương mại trên toàn quốc.

Giá vé máy bay nội địa dịp lễ 30/4 - 1/5 cao ngất ngưởng, nhiều hãng tăng thời gian hoạt động
Giá vé máy bay nội địa dịp lễ 30/4 - 1/5 cao ngất ngưởng, nhiều hãng tăng thời gian hoạt động

Nhằm đối phó với tình trạng thiếu máy bay trong khi nhu cầu đi lại trong dịp lễ 30/4 - 1/5 và mùa hè này tăng mạnh, các hãng hàng không đã xoay xở bằng cách tăng thời gian hoạt động của máy bay, rút ngắn thời gian quay đầu... Tuy nhiên, giá vé bay vẫn cao.

Khi nào được sử dụng căn cước công dân thay hộ chiếu đi du lịch nước ngoài?
Khi nào được sử dụng căn cước công dân thay hộ chiếu đi du lịch nước ngoài?

Việc sử dụng căn cước công dân thay hộ chiếu đi du lịch nước ngoài chỉ được thực hiện khi Việt Nam và nước ngoài ký kết thỏa thuận quốc tế cho phép người dân.

Thời tiết ngày 20/4: Nền nhiệt cả nước tăng
Thời tiết ngày 20/4: Nền nhiệt cả nước tăng

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, ngày 20/4 Bắc Bộ đêm mưa dông, ngày nắng nóng. Khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng gay gắt.

Brand Finance: Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng trưởng 102%, đạt 498,13 tỷ USD
Brand Finance: Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng trưởng 102%, đạt 498,13 tỷ USD

Theo đánh giá của Tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới - Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% trong giai đoạn 2019-2023.