Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Niềm tin Thương hiệu Việt

Một mùa Xuân mới đang về! Trong thời khắc chuyển giao th

THCL Một mùa Xuân mới đang về! Trong thời khắc chuyển giao thiêng liêng của đất trời, ngẫm lại những việc đã qua để gieo mơ ước và tin tưởng rằng, 2016 là năm Việt Nam “cất cánh” khi chính thức hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Ở đó, vai trò của doanh nghiệp là trung tâm, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là vô cùng quan trọng.

Ngẫm chuyện cũ…

Trong hội nhập, việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới kiểu dáng, mẫu mã hàng hóa và giảm giá thành sản phẩm là những vấn đề mà doanh nghiệp (DN) trong nước cần tính đến.

Mặc dù vậy, đâu đó vẫn có công ty sản xuất dược quảng cáo công dụng sản phẩm nghe “hoành tráng”, phô trương rầm rộ nhưng chất lượng kém, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, dẫn tới mất niềm tin. Có công ty bất động sản, khi xây dựng một tòa nhà, bớt cả không gian, diện tích, hệ thống phòng cháy chữa cháy, lắp cửa kém chất lượng… Hệ lụy, tranh cãi liên miên giữa chủ đầu tư và khách hàng, gây bất an, đe dọa tính mạng người dân… Có công ty bia thương hiệu uy tín lâu năm nhưng phát triển nóng, “quên” chú trọng chất lượng, mập mờ thông tin xuất xứ sản phẩm cũng gây hoài nghi, thậm chí làm mất hình ảnh, niềm tin trong dư luận. Đương nhiên, thương hiệu uy tín lâu năm mai một… Còn không ít cách làm ăn chộp giật như vậy, kéo chậm lại sự phát triển của xã hội.

Đồng ý với nhà sản xuất, kinh doanh phải có lãi nhưng phải là lãi hợp lý bằng gia tăng giá trị, làm sao để xã hội và người tiêu dùng chấp nhận được. Không thể bằng mọi chiêu, mọi cách thu lợi nhuận cao nhất!

Hơn nữa, theo quy định, xuất xứ hàng hóa rất nghiêm ngặt, song ở Việt Nam, không ít trường hợp vẫn làm theo kiểu “ào ào”, hệ lụy khôn lường. Quản lý nhà nước nếu không nhận thức được rằng, tiêu chuẩn chất lượng quốc gia cần nâng lên thì sẽ thất bại.

Rõ ràng, muốn xây dựng thương hiệu, không thể sản xuất kinh doanh theo kiểu ăn sổi mà phải mang tính bền vững - nhất là khi hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Nâng cao tính cạnh tranh được coi là yếu tố sống còn trong hội nhập, song cạnh tranh phải hướng tới kinh doanh lành mạnh với sản phẩm chất lượng tốt nhất, giá cả hợp lý nhất. Không thể tồn tại tình trạng như thực phẩm chức năng thổi phồng công dụng (chưa kể hàng giả, hàng kém chất lượng…), bán với giá “cao ngất ngưởng”, bằng mọi cách móc túi người tiêu dùng, gây mất uy tín. Song, đáng buồn là, hiện tại, quy định hình phạt cho tội danh này quá thấp, chủ yếu xử lý hành chính, chẳng đáng gì so với lợi nhuận do các hành vi phi pháp mang lại.

… để gieo mơ ước

Chất lượng, uy tín là “chìa khóa” xây dựng thương hiệu. Khi chất lượng được khẳng định, đạt tầm thương hiệu quốc gia rồi vươn ra khẳng định thương hiệu quốc tế. Do đó, ngay từ đầu, DN phải có kế hoạch cụ thể, rõ ràng và đầu tư nghiên cứu xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, việc xây dựng thương hiệu của các DN Việt Nam cũng đang còn rất nhiều hạn chế: từ nguồn lực đến tư duy, nhận thức về tầm quan trọng cho đến cách thực thi; chưa kể, sự thờ ơ của không ít DN trong việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu đã kéo chậm lại sự phát triển của các thương hiệu Việt. Trong khi đó, tiềm năng về tài chính, công nghệ, trình độ quản lý của DN trong nước rõ ràng không sánh được với DN nước ngoài, nếu không biết tập trung vào quyền sở hữu trí tuệ của mình để đảm bảo phát triển bền vững, đồng nghĩa với thua thiệt, nhất là trong xu thế hội nhập hiện nay.

Dù là quốc gia đứng hàng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu gạo, song việc xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam vẫn ở thế “loay hoay”, trong khi tiền bạc và công sức bỏ ra không phải ít. Do vậy, cần học hỏi kinh nghiệm không chỉ từ quốc tế mà ngay chính các DN trong nước, như cách xây dựng thương hiệu cà phê, chè… Xây dựng thương hiệu không thể chỉ là biện pháp hành chính xong bỏ đấy, không ai làm mà cần giao trực tiếp cho DN thực hiện, hài hòa lợi ích giữa DN, Nhà nước và người sản xuất trực tiếp.

Chương trình hành động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” bắt đầu từ năm 2009, được sự hưởng ứng mạnh mẽ của toàn xã hội song hiệu quả chưa như kỳ vọng, được cho là do tâm lý sính ngoại. Mặc dù vậy, nguyên nhân sâu xa lại từ thực tiễn. Bởi trên thực tế, không ít hàng Việt chất lượng kém khiến người tiêu dùng mất niềm tin, quay sang lựa chọn hàng ngoại nhập cùng loại có chất lượng cao hơn hẳn với giá cả phải chăng. Đương nhiên, thương hiệu Việt cũng vì thế bị lu mờ.

Khắc phục những hạn chế, để xây dựng thương hiệu, DN phải có chiến lược để đầu tư và có sự hỗ trợ của Nhà nước. Như vậy, ước mơ xây dựng thương hiệu Việt mới trở thành hiện thực. Sản phẩm khi đã có thương hiệu, đưa ra thị trường và quan trọng phải được thị trường chấp nhận, tiến đến mở rộng và lấy được niềm tin từ người tiêu dùng.

Tự hào Thương hiệu Việt

Mặt khác, một yếu tố rất quan trọng trong xây dựng thương hiệu - dường như đang ít được quan tâm là phải nâng cao tinh thần dân tộc, với niềm tự hào sáng tạo và phát triển cái mới. Tiếc là, đôi khi người Việt Nam, từ chính không ít cán bộ làm việc trong các cơ quan quản lý Nhà nước có tâm lý mặc cảm, thấy cái gì mới của mình cũng thận trọng vì sợ vi phạm và bị kỷ luật. Từ đó có tâm lý lựa chọn cách làm theo khuôn mẫu, theo cái cũ, lối mòn (thiếu hẳn tính đổi mới, sáng tạo - một yêu cầu chính yếu trong xây dựng thương hiệu). Đặc biệt, không ít trường hợp không tin tưởng những gì là của dân tộc mình. Chính tâm lý mặc cảm, tự ti ăn sâu vào tiềm thức cũng là hạn chế không nhỏ trong xây dựng thương hiệu Việt. Trong khi đó, muốn phát triển, cần dám nghĩ dám làm, thậm chí chấp nhận thất bại để tiến tới thành công. Vì vậy, từ hành chính của Việt Nam hiện nay cũng có rất nhiều điều cần phải cải cách nếu muốn tạo điều kiện tốt nhất cho xây dựng thương hiệu Việt.

Chưa vui, vì không ít hiện tượng công ty liên doanh vào Việt Nam sản xuất, kinh doanh vừa trốn thuế, chất lượng chưa hoàn hảo - thì đôi khi dư luận im lìm, bởi đâu đây còn có suy nghĩ lo ảnh hưởng quan hệ ngoại giao. Ngược lại, có DN sản xuất của Việt Nam không may mắc lỗi về sản phẩm thì dư luận đua nhau “ném đá”, thậm chí kêu gọi tẩy chay. Rõ ràng, là người Việt Nam, phải biết nhìn nhận và bảo vệ mình. Phải phân biệt chính trị ra chính trị, kinh tế ra kinh tế, không thể lẫn lộn và ngụy biện, làm ảnh hưởng tới uy tín, sự phát triển của DN, của nền kinh tế đất nước.

Gạt đi những tồn tại, đề cao tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, trên cơ sở đổi mới sáng tạo, các tài sản trí tuệ do DN tạo ra phải được đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ không chỉ ở thị trường trong nước, mà còn phải cân nhắc giành được quyền tại những thị trường xuất khẩu hoặc có tiềm năng xuất khẩu, để sản phẩm của Việt Nam không chỉ khẳng định thương hiệu ở thị trường trong nước, mà còn vươn tầm thế giới.

Xuân mới đang về trong rộn ràng niềm vui khi đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới, với chứa chan hy vọng sau cánh cửa hội nhập, với nỗ lực, từ DN, quyết tâm từ Nhà nước, tin tưởng chắc chắn rằng Thương hiệu Việt sẽ ngày càng bay cao, bay xa hơn nữa, xây đất nước mãi mãi Mùa Xuân!.

Thanh Hà

Tin mới

Giá vàng hôm nay 17/4: Vàng trong nước giảm mạnh
Giá vàng hôm nay 17/4: Vàng trong nước giảm mạnh

Giá vàng hôm nay 17/4, giá vàng vàng trong nước giảm nửa triệu đồng/lượng, giá vàng thế giới tiếp tục nhích nhẹ

Giá cà phê hôm nay 17/4: Tăng 3.500 đồng/kg
Giá cà phê hôm nay 17/4: Tăng 3.500 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay 17/4, giá cà phê tăng mạnh từ 3.000 - 3.500 đồng/kg. Hiện giá mua trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên là 114.500 đồng/kg.

Tỷ giá USD hôm nay 17/4: Đạt đỉnh 5 tháng
Tỷ giá USD hôm nay 17/4: Đạt đỉnh 5 tháng

Tỷ giá USD hôm nay 17/4, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 45 đồng, hiện ở mức 24.141 đồng. Chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt tăng 0,16%, đạt mốc 106,37.

Giá xăng dầu hôm nay 17/4: Trong nước diễn biến trái chiều?
Giá xăng dầu hôm nay 17/4: Trong nước diễn biến trái chiều?

Giá xăng dầu hôm nay 17/4, giá dầu thế giới tiếp đà tăng nhẹ từ phiên trước. Giá xăng dầu trong nước tại kỳ điều hành chiều nay có thể diễn biến trái chiều với xăng tăng dầu giảm.

Tour Hội An mùa nước nổi - một sản phẩm du lịch mới lạ
Tour Hội An mùa nước nổi - một sản phẩm du lịch mới lạ

Lần đầu tiên trong sự kiện kích cầu du lịch của tỉnh Quảng Nam, đơn vị tổ chức đã giới thiệu sản phẩm “mới lạ” là du lịch Hội An mùa lũ. “Tour Hội An mùa nước nổi sẽ đưa du khách trải nghiệm đi thuyền trong phố cổ những ngày nước lên, hay trải nghiệm bơi thuyền sông Thu Bồn (Cẩm Kim) và nghe kể câu chuyện ghe bầu Quảng Nam”.

Tập đoàn Mitsubishi bắt tay với Shell kinh doanh thu hồi trực tiếp CO2 từ không khí
Tập đoàn Mitsubishi bắt tay với Shell kinh doanh thu hồi trực tiếp CO2 từ không khí

Tập đoàn Mitsubishi của Nhật Bản thông báo sẽ tham gia vào lĩnh vực kinh doanh thu hồi trực tiếp CO2 từ không khí.