Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Khẳng định thương hiệu made in Vietnam: Muộn còn hơn không

Không cò

THCL Không còn bao xa, thị trường Việt Nam sẽ tràn ngập những sản phẩm từ các thành viên TPP và AEC. Thua thiệt, bất lợi sẽ là nhãn tiền, nếu chúng ta chậm trễ trong khẳng định thương hiệu của chính mình.

Trông người…

Australian made là một chiến dịch truyền thông có chủ đích thực hiện bởi một nhóm các công ty sản xuất hàng nguồn gốc xuất xứ từ Australia - được thực hiện lần đầu vào những năm 1930.

Đó là tiền thân của chương trình quảng bá sản phẩm của Australia với logo hình tam giác xanh với chú kangaroo vàng lồng bên trong ngày nay - một trong những chương trình thành công rực rỡ, đưa Australia trở thành một trong những thương hiệu bảo trợ uy tín nhất trên thế giới hiện nay với các giá trị sạch, xanh, chất lượng, được sản xuất với những tiêu chuẩn an toàn cao nhất.

Australian made là một chiến dịch truyền thông tiêu biểu nhằm mục đích quảng bá sản phẩm trong nước trước những sản phẩm nhập ngoại. Nó giúp bảo vệ các nhà sản xuất trong nước trước các sản phẩm nhập khẩu từ khắp nơi vào thị trường Australia. Chương trình đã khiến người dân Australia luôn cảm thấy tự hào và chủ động tìm mua những sản phẩm có logo Australian made, như là một minh chứng cụ thể của lòng yêu nước, tạo công ăn việc làm cho người dân bản địa hơn là đem lợi cho các công ty bên ngoài.

Tương tự, Swiss made hay Swiss movement là một cụm từ được luật pháp Thuỵ Sĩ cho phép các công ty sản xuất đồng hồ tại Thuỵ Sĩ gắn lên sản phẩm của mình để khẳng định sự khác biệt với các đối thủ từ các nước khác. Cụm từ này được pháp luật bảo vệ, việc áp dụng cũng được kiểm soát chặt chẽ để bảo đảm uy tín của nó trên toàn thế giới. Cho đến nay, đồng hồ được gắn mác Swiss made vẫn luôn là lựa chọn đáng tin cậy nhất đối với khách hàng trên toàn thế giới…

… lại ngẫm đến ta

Còn đây là câu chuyện sản phẩm made in Vietnam.

Khi bạn thử gõ cụm từ made in Vietnam trên công cụ tìm kiếm, sẽ tìm thấy vô vàn hình ảnh logo made in Vietnam. Nhưng khác với Australian made hay Swiss made, không có bất cứ logo nào là logo chính thức được cơ quan Chính phủ bảo trợ nhằm mục đích quảng bá cho các sản phẩm có xuất xứ từ Việt Nam. Đây là vấn đề đáng quan tâm trong một bối cảnh Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với các nền kinh tế khác qua các thỏa thuận thương mại tự do AEC hay TPP.

Chúng ta đang chứng kiến sự xâm lấn rất mạnh mẽ của hàng hóa Thái Lan ngay trên sân nhà, thông qua việc mua lại các chuỗi bán lẻ Big C và Metro. Đây sẽ là 2 bàn đạp khổng lồ để người Thái đưa các sản phẩm made in Thailand vào thị trường Việt Nam.

Hiện nay, ngoài việc thôn tính các chuỗi bán lẻ lớn, một loạt hoạt động có chủ đích khác đang được tiến hành như Tuần lễ Thái Lan “THAILAND WEEK” trên khắp Việt Nam nhằm quảng bá cho thương hiệu sản phẩm có nguồn gốc Thái Lan. Tham gia tuần lễ này là hàng trăm công ty hàng đầu của Thái Lan với những sản phẩm chất lượng nhất của họ. Các nhà xuất khẩu tiểu ngạch cũng đang âm thầm xâm chiếm thị trường qua việc mở các cửa hàng online bán các sản phẩm của mình như mỹ phẩm, thực phẩm, hoa quả...

Qua những động thái đó, chúng ta có thể thấy, người Thái đang có một chiến lược tổng thể rất rõ ràng để có thể chiếm ưu thế cạnh tranh với hàng Việt Nam ngay tại thị trường Việt Nam.

Cần phải làm gì?

Vẫn biết rằng, thời điểm bây giờ đã là đã khá trễ để đáp trả, nhưng muộn còn hơn không. Trong cuộc chiến cạnh tranh này, Nhà nước cần đóng một vai trò mạnh mẽ trong việc dẫn dắt các doanh nghiệp Việt Nam. Sẽ không bao giờ là quá muộn để tôn vinh các sản phẩm made in Vietnam với những thang giá trị được khách hàng coi trọng.

Tuy nhiên, trong một bối cảnh niềm tin của khách hàng Việt Nam đối với sản phẩm trong nước đang tụt dốc với hàng loạt vụ bê bối chất lượng, chính các doanh nghiệp chứ không phải ai khác mới là người có tiếng nói quyết định trong việc lấy lại niềm tin của khách hàng. Để cạnh tranh, doanh nghiệp Việt cần phải đầu tư những nguồn lực tốt nhất để nâng tầm chất lượng sản phẩm, áp dụng công nghệ nhằm giảm giá thành và duy trì được sự ổn định đó trong lúc phải tăng quy mô sản lượng.

Chúng ta vẫn chứng kiến những thương hiệu hàng đầu đang làm rất tốt việc đó, Vinamilk là một ví dụ điển hình. Vinamilk đã không ngừng phát triển về phạm vi, quy mô, đồng thời bảo đảm ổn định chất lượng, tung ra nhiều sản phẩm mới nhằm đáp ứng thị trường. Nhưng các thương hiệu nhỏ hơn cũng vẫn có nhiều cơ hội tỏa sáng. Đơn cử, sản phẩm socola mang thương hiệu Marou của Việt Nam là một trong những hiện tượng hiếm hoi khi mà chất lượng, sự tinh khiết và hương vị tuyệt vời của Marou đã được khách hàng quốc tế biết đến rộng rãi, đưa Việt Nam vào bản đồ các nước có chất lượng socola tốt nhất thế giới. Đây là một nguồn khích lệ rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam noi theo

Từ lâu, hàng sản xuất tại Thái Lan đã tạo ra một uy tín nhất định đối với NTD Việt Nam về chất lượng, mẫu mã và giá cả cạnh tranh. Với những chiến lược có tính tổng thể quy mô và bài bản như vậy, e rằng hàng Việt Nam sẽ gặp nhiều bất lợi...

GĐ điều hành MiBrand Lại Tiến Mạnh

Tin mới

Bình Định: Tỉ lệ hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trước hạn, đúng hạn đạt 99,84%
Bình Định: Tỉ lệ hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trước hạn, đúng hạn đạt 99,84%

Văn phòng UBND tỉnh Bình Định vừa công bố Danh sách các cá nhân giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính trễ hạn, quá hạn trong Quý 1 và tháng 4/2024. Theo đó, riêng quý 1/2024, toàn tỉnh có 99,84% hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trước hạn, đúng hạn.

Khắc phục nguồn nước cấp không đảm bảo chất lượng xảy ra tại Nhà máy Bia Sài Gòn - Lâm Đồng
Khắc phục nguồn nước cấp không đảm bảo chất lượng xảy ra tại Nhà máy Bia Sài Gòn - Lâm Đồng

Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Lâm Đồng báo cáo UBND tỉnh về việc nguồn cấp nước không đảm bảo chất lượng, không ổn định tại Khu công nghiệp Lộc Sơn.

UBND TP. Hà Nội sẽ thực hiện kiểm tra, đánh giá các dự án trên địa bàn năm 2024
UBND TP. Hà Nội sẽ thực hiện kiểm tra, đánh giá các dự án trên địa bàn năm 2024

UBND TP.Hà Nội vừa có Văn bản số 70/KH-UBND về việc kiểm tra, đánh giá các dự án trên địa bàn năm 2024, dựa trên đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Phú Yên xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP ASTA HEALTHCARE USA
Phú Yên xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP ASTA HEALTHCARE USA

Công ty cổ phần ASTA HEALTHCARE USA bị xử phạt do thay đổi thiết kế (tăng diện tích sàn) mà không lập thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng tại dự án nhà máy về dược phẩm tại Khu công nghiệp Hòa Hiệp 1.

Những thông tin đáng chú ý của thị trường tài chính trong 24h qua
Những thông tin đáng chú ý của thị trường tài chính trong 24h qua

VN-Index mất thêm gần 20 điểm; Tỷ giá tăng 4,9%, Ngân hàng Nhà nước bán ngoại tệ can thiệp; Margin "phình to" quý I và câu trả lời cho đà giảm của VN-Index; Mùa đại hội cổ đông, mùa tái cấu trúc doanh nghiệp!; Châu Á ra sức hỗ trợ tiền tệ khi đồng đô la tăng mạnh…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/4
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/4

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/4 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.