Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chống Hàng VN chất lượng cao giả ở nước ngoài tuồn về nội địa: “Chốt chặt” từ cửa khẩu

Hiện tượng hàng giả, hàng nhái, vi phạm sở hữu trí tuệ tràn

(THCL) _ Hiện tượng hàng giả, hàng nhái, vi phạm sở hữu trí tuệ tràn lan không còn mới. Nhưng vấn đề đáng nói là hàng Việt giờ đây không chỉ làm giả trong nước, mà còn bị làm giả tại nước ngoài (Trung Quốc), sau đó tuồn về nước tiêu thụ.

Gần đây, rất nhiều mặt hàng được cho là hàng Việt Nam chất lượng cao được làm nhái từ nước ngoài, tuồn về Việt Nam tiêu thụ khiến nhiều doanh nghiệp trong nước đứng trước nguy cơ phá sản.

Làm giả từ nước ngoài

Phải khó khăn vất vả lắm, Công ty TNHH May túi xách Minh Tiến mới gây dựng thành công thương hiệu túi Miti có chỗ đứng trên thị trường, thế nhưng thời gian gần đây, công ty phải đối mặt với hàng giả, nhái Miti tràn lan, thậm chí công ty ra sản phẩm nào mới là ngay lập tức có sản phẩm giả mạo tương tự. “Những sản phẩm túi thương hiệu Miti giả, chủ yếu xuất xứ từ Trung Quốc với kết cấu, kiểu dáng không hề khác sản phẩm của công ty nhưng giá lại rẻ hơn rất nhiều”, ông Nguyễn Trí Kiên, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty bức xúc.

Đáng nói, người tiêu dùng khi mua phải những sản phẩm giả, nhái này không hề biết đang bị lừa, chỉ đến khi sản phẩm mới mua về đã hỏng mang đến công ty yêu cầu bảo hành, mới biết hàng giả được sản xuất tại Trung Quốc. Thực tế, người tiêu dùng khó có thể phân biệt được hàng giả, hàng thật bởi ngoài giống về kiểu dáng thì trên mỗi sản phẩm hàng giả còn “mượn” đích danh công ty với địa chỉ, số điện thoại đường dây chăm sóc khách hàng, giấy bảo hành sản phẩm của đích danh công ty  thật. Thậm chí, để thuyết phục khách hàng, họ sẵn sàng làm giả cả con dấu công ty để khẳng định bán hàng chính hãng.

Vừa qua, trong đợt tăng cường kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu những tháng cuối năm, tại Quảng Ninh và Lạng Sơn, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia đã phát hiện nhiều vụ buôn lậu, hàng giả, nhái và vi phạm SHTT đang trên đường vận chuyển vào nội địa tiêu thụ. Điển hình, ngày 13/10, bắt 2 xe công-ten-nơ vận chuyển hàng lậu, sau khi kiểm tra, phát hiện có 1 lô hàng nồi cơm điện mang nhãn hiệu Panasonic Electrolac, ghi nơi sản xuất Khu công nghiệp Bắc Giang, 1 lô hàng là nồi nấu lẩu bếp từ đóng tem hàng Việt Nam chất lượng cao, thời gian bảo hành 1 năm tại số nhà 26TT8 Khu đô thị Văn Phú – Đông. Tuy nhiên, chủ xe cho biết, tất cả lô hàng trên được nhập từ Trung Quốc về Việt Nam.

Ngoài ra, trên đường đi kiểm tra, Ban chỉ đạo 389 phát hiện 4 xe tải có dấu hiệu chở hàng lậu đi từ Lạng Sơn về Hà Nội, trong đó có 1 xe chở 265 xe đạp điện được sản xuất tại Trung Quốc. Lái xe khai được vận chuyển từ Bản Chắc (Lạng sơn) về trong nước tiêu thụ, tuy nhiên, khi cơ quan chức năng kiểm tra hóa đơn thì lại ghi sản xuất tại Việt Nam.

Không chỉ làm nhái các thương hiệu lớn trong nước, mà đối với các sản phẩm được liên doanh với nước ngoài cũng bị ăn cắp thương hiệu mang sang Trung Quốc sản xuất. Tại chợ Vinh Cơ (Móng Cái, Quảng Ninh) dành cho người Trung Quốc sang Việt Nam bán hàng Trung Quốc, thế nhưng, hiện nay, hầu hết các mặt hàng ở đây đều mang nhãn hiệu sản xuất tại Việt Nam như Toto, Inax… (hàng liên doanh Việt Nam với Thái Lan).

Điều đáng nói, hầu hết những sản phẩm liên doanh được làm giả, nhái, vi phạm sở hữu trí tuệ sẽ được đưa về Việt Nam gắn mã, nơi sản xuất để bán với giá rẻ hơn nhiều lần so với sản phẩm thật. Một tiểu thương kinh doanh tại trấn Đồng Đăng (Lạng Sơn) cho biết, tất cả các mặt hàng được bán tại chợ Đồng Đăng được sản xuất tại Trung Quốc, nhưng đều gắn mác Việt Nam thì mới bán được hàng.

Tình trạng doanh nghiệp Việt sau khi khẳng định được thương hiệu của mình thì bị tư thương ăn cắp mẫu mã và thương hiệu để mang sang Trung Quốc sản xuất, sau đó mang về nước tiêu thụ, hành động trên đang dần triệt tiêu nền sản xuất trong nước. Nguy hiểm nhất là sau khi doanh nghiệp Việt Nam có liên danh, liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc… đã khẳng định được thương hiệu, nhưng do sản xuất không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ đã sang Trung Quốc đặt hàng với giá rẻ và chất lượng kém hơn rất nhiều.

Phải giải quyết  từ gốc

Hiện nay, công tác chống hàng giả, nhái, vi phạm SHTT vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Bởi lẽ, việc ngăn chặn mới chỉ được giải quyết phần ngọn. Ông Nguyễn Xuân Dũng, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty CP XNK Bình Tây (Bitex, đơn vị sản xuất máy tính casio) cho biết, để ngăn chặn hàng giả, Bitex chủ động phối hợp với cơ quan chức năng tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước. Tính từ đầu năm 2013 đến nay, đã có 24 tỉnh, thành phố phát hiện và tịch thu máy tính giả. Tuy nhiên, sự phối hợp này vẫn chủ yếu được thực hiện với cơ quan quản lý thị trường các địa phương. Phương pháp chống hàng giả như vậy chỉ giải quyết được phần ngọn.

Ông Hồ Quang Thái, Phó chánh Văn phòng Ban 389 Quốc gia cho biết, hiện nay, tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ diễn ra tràn lan, đặc biệt là các mặt hàng tiêu dùng. Để hạn chế tình trạng này, Ban 389 Quốc gia chỉ đạo Ban 389 các tỉnh, thành phố phải quyết liệt, tăng cường chỉ đạo các cấp, ngành của địa phương phải đưa tất cả các nguồn hàng vào cửa khẩu chính ngạch để kiểm tra, nhằm chống thất thu thuế và quan trọng hơn cả là kiểm soát được hàng hóa ngoài luồng, cấm nhập, loại trừ được văn hóa phẩm độc hại và hóa độc dược khác.

Thực tế, các sản phẩm giả, nhái được sản xuất tại nước ngoài, nếu ngăn chặn hiệu quả thì phải ngăn chặn tại các cửa khẩu. Khi đã lọt vào trong nước, việc kiểm tra mất rất nhiều công sức cho chính cơ quan chức năng mà tính hiệu quả không cao. “Hiện nay, chúng tôi phối hợp với đơn vị hải quan cảng đường biển. Việc phối hợp này khá dễ dàng, hiệu quả. Tuy nhiên, khi ngỏ ý phối hợp với đơn vị hải quan khu vực cửa khẩu phía Bắc thì khó khăn hơn nhiều và không mấy hiệu quả”, ông Dũng cho hay…

Thanh Bình

Tin mới

Bình Định tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư - 2024
Bình Định tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư - 2024

Chiều 29/03, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, 01 Nguyễn Tất Thành, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra Hội nghị Xúc tiến đầu tư – 2024. Hội nghị nhằm giới thiệu, quảng bá về tiềm năng, lợi thế cạnh tranh của tỉnh, tạo điều kiện để các nhà đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài tìm hiểu về cơ chế, chính sách ưu đãi và môi trường đầu tư của Bình Định…  

Nam Định tổ chức Hội nghị giao ban báo chí tháng Ba
Nam Định tổ chức Hội nghị giao ban báo chí tháng Ba

Chiều 29/3, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nam Định và Sở Thông tin và Truyền thông Nam Định chủ trì tổ chức Hội nghị giao ban báo chí tháng 3/2024.

Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024
Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024

Chiều ngày 29/3, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định tổ chức Lễ phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024 nhân kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam (1/4/1959 - 1/4/2024).

Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"
Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"

Thời gian qua, nhiều khách hàng của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) phản ánh việc tài khoản tiết kiệm của họ bỗng dưng "mất tiền". Gần nhất là vụ 8 khách hàng gửi tiền bị chiếm đoạt hơn 300 tỷ đồng.

Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX
Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX

Sáng 29/3, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX tổ chức Hội nghị lần thứ 20. Các đồng chí: Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Quốc Chung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Hương Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

Ngày 29/3/2024, Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh năm 2023 (kiểm toán), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.