Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Dệt may: Nguy cơ xuất khẩu “hộ” DN FDI

Trước tình trạng ngành dệt may Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào

(THCL) _ Trước tình trạng ngành dệt may Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu NK, Thứ trưởng Bộ Công Thương, Lê Dương Quang lưu ý, ngành dệt may kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài vào phát triển nguồn nguyên phụ liệu để đón nhận TPP là cần thiết…

Mỗi năm, nhập 6 tỷ mét vải

9 tháng đầu năm, ngành dệt may đạt 13,154 tỷ USD kim ngạch XK, tăng 18% so cùng kỳ năm trước. Mỹ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn là những thị trường XK chính với tỷ trọng lần lượt là 49%, 15%, 12% và 9%.

Tuy nhiên, theo phản ánh của các DN, việc tìm kiếm và NK nguyên phụ liệu đang gặp rất nhiều khó khăn do có sự tranh mua nguyên liệu từ các nước chuyên gia công hàng may mặc XK. Các nhà cung cấp cũng lợi dụng việc khan hiếm nguồn nguyên phụ liệu để cố tình trì hoãn giao hàng nhằm đẩy giá tăng lên từ 10 - 15%. Điều này ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện những đơn hàng XK đã ký kết trước đó của các DN trong nước.

Số liệu cho thấy, mỗi năm Việt Nam cần gần 6 tỷ 800 triệu mét vải, nhưng trong nước chỉ sản xuất và cung ứng được 800 triệu mét, còn 6 tỷ mét phải nhập ở nước ngoài. Vải sản xuất tại Việt Nam cũng đắt hơn vải nhập ngoại, vì vậy, nhiều DN đã chọn vải nhập là chính.

Theo ông Hoàng Vệ Dũng, Phó TGĐ Tập đoàn Dệt may Việt Nam, ngành dệt may đang phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên phụ liệu NK; mới chỉ đáp ứng được 2% nhu cầu bông và 1/8 nhu cầu vải, sản xuất được 140.000 tấn sợi/năm nhưng chất lượng không cao.

Đây thực sự là khó khăn lớn của ngành dệt may, nhất là thời điểm Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) chính thức được ký kết đang tới gần. Bởi, khi vào TPP để được hưởng ưu đãi về thuế, các DN phải bảo đảm nguyên tắc xuất xứ về sợi, vải. Rõ ràng, các DN dệt may không thể thuần túy sản xuất gia công mãi, mà phải sản xuất cả nguyên phụ liệu.

Để không phụ thuộc nguồn nguyên phụ liệu, giải pháp quan trọng nhất từ lâu đã được nhắc tới đó là xây dựng ngành công nghiệp hỗ trợ. Tuy nhiên, dù chính sách phát triển đã được lập ra từ hơn 10 năm qua, nhưng tới nay vẫn chỉ là trên giấy. Điều này được coi là nút thắt khiến ngành dệt may Việt Nam cứ loay hoay, không thể bứt phá. Hai lĩnh vực được cho là nền tảng của ngành là dệt nhuộm và thuộc da vì cần công nghệ hiện đại, vốn nhiều nên hiếm thấy DN “nội” nào dám nhảy vào.

Trâu chậm uống nước đục…

Trong khi các DN trong nước loay hoay với bài toán nguyên liệu thì nhiều DN FDI với ưu thế vượt trội về nguồn vốn, công nghệ, đang triển khai các dự án đầu tư lớn vào sản xuất nguyên phụ liệu và may mặc để đón đầu cơ hội ưu đãi thuế từ các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam sắp ký kết.

Ngày 15/11/2014, Tập đoàn Texhong (Trung Quốc) đã khởi công dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN Texhong Hải Hà với tổng mức đầu tư 4.520 tỷ đồng, tại Quảng Ninh. Dự án có diện tích 660 ha, nằm trong KKT cửa khẩu Móng Cái, bao gồm các hạng mục: Xây dựng nhà máy (gần 300 ha); trung tâm điều hành (gần 25 ha); dịch vụ phục vụ KCN (123,59 ha); đầu mối hạ tầng kỹ thuật (17 ha); cây xanh, hồ nước (109,51 ha); đường giao thông và dự trữ phát triển (93,71 ha).

Theo thông tin, trong khoảng 3 - 5 năm tới, Tập đoàn Texhong sẽ hoàn thành đầu tư xây dựng một DN hiện đại với chuỗi dây chuyền CN dệt may tập trung khép kín tại KCN Texhong Hải Hà.

Ông Hong Tian Zhu, Chủ tịch Tập đoàn Texhong khẳng định: “Sự ra đời của KCN Texhong Hải Hà chính là sự đón đầu xu thế chuyển dịch, nâng cấp, bước đột phá quan trọng đối với chiến lược quốc tế hóa của Texhong nhằm tạo sức cạnh tranh lớn nhất trên toàn cầu”.

Trong khi các DN FDI đã nhanh chân đầu tư thì ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước vẫn khởi động ỳ ạch. Nhiều chuyên gia kinh tế cảnh báo, dệt may Việt Nam sẽ XK “hộ” các DN FDI.

Nhìn thấy cơ hội, nhưng nắm bắt, khai thác được để đẩy mạnh XK là không dễ đối với các DN dệt may Việt Nam. Từ nay cho đến khi các hiệp định FTA, TPP được ký kết và có hiệu lực, vẫn còn thời gian cho DN trong nước tiếp tục mở rộng năng lực may, đầu tư vào nguyên phụ liệu, liên kết giữa các khâu sản xuất sợi, vải và may để hoàn thiện chuỗi cung ứng. Dịch chuyển nhanh từ gia công với tỷ trọng NK nguyên liệu cao sang hình thức sản xuất tự chủ nguyên liệu (FOB) và sản xuất trọn gói kèm thiết kế (ODM) để đáp ứng yêu cầu người mua và tạo giá trị gia tăng cao hơn - là hướng đi tất yếu và cần được ưu tiên của dệt may Việt Nam

Kiều Tuyết

Tin mới

Bình Định: Tỉ lệ hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trước hạn, đúng hạn đạt 99,84%
Bình Định: Tỉ lệ hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trước hạn, đúng hạn đạt 99,84%

Văn phòng UBND tỉnh Bình Định vừa công bố Danh sách các cá nhân giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính trễ hạn, quá hạn trong Quý 1 và tháng 4/2024. Theo đó, riêng quý 1/2024, toàn tỉnh có 99,84% hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trước hạn, đúng hạn.

Khắc phục nguồn nước cấp không đảm bảo chất lượng xảy ra tại Nhà máy Bia Sài Gòn - Lâm Đồng
Khắc phục nguồn nước cấp không đảm bảo chất lượng xảy ra tại Nhà máy Bia Sài Gòn - Lâm Đồng

Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Lâm Đồng báo cáo UBND tỉnh về việc nguồn cấp nước không đảm bảo chất lượng, không ổn định tại Khu công nghiệp Lộc Sơn.

UBND TP. Hà Nội sẽ thực hiện kiểm tra, đánh giá các dự án trên địa bàn năm 2024
UBND TP. Hà Nội sẽ thực hiện kiểm tra, đánh giá các dự án trên địa bàn năm 2024

UBND TP.Hà Nội vừa có Văn bản số 70/KH-UBND về việc kiểm tra, đánh giá các dự án trên địa bàn năm 2024, dựa trên đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Phú Yên xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP ASTA HEALTHCARE USA
Phú Yên xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP ASTA HEALTHCARE USA

Công ty cổ phần ASTA HEALTHCARE USA bị xử phạt do thay đổi thiết kế (tăng diện tích sàn) mà không lập thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng tại dự án nhà máy về dược phẩm tại Khu công nghiệp Hòa Hiệp 1.

Những thông tin đáng chú ý của thị trường tài chính trong 24h qua
Những thông tin đáng chú ý của thị trường tài chính trong 24h qua

VN-Index mất thêm gần 20 điểm; Tỷ giá tăng 4,9%, Ngân hàng Nhà nước bán ngoại tệ can thiệp; Margin "phình to" quý I và câu trả lời cho đà giảm của VN-Index; Mùa đại hội cổ đông, mùa tái cấu trúc doanh nghiệp!; Châu Á ra sức hỗ trợ tiền tệ khi đồng đô la tăng mạnh…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/4
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/4

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/4 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.