Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Xuất siêu của doanh nghiệp FDI giảm mạnh

Tháng 1 năm 2015, mặc dù khu vực doanh nghiệp đầu tư trực tiếp n

Tháng 1 năm 2015, mặc dù khu vực doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục có tăng trưởng tương đối khả quan với đà đi lên ở cả hai chiều xuất khẩu và nhập khẩu, trong đó cán cân thương mại vẫn nghiêng về xuất khẩu. Tuy nhiên, nếu so với cùng kỳ năm 2014, xuất siêu ở khu vực này đã giảm mạnh

Xuất siêu giảm 290 triệu USD so với cùng kỳ

Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tháng 1/2015, xuất khẩu của khu vực FDI tính cả dầu thô đã đạt 8,49 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2014 và chiếm 66,8% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Nếu không kể dầu thô, giá trị này đứng ở mức 8,2 tỷ USD, tăng 0,9% so với cùng kỳ 2014.

Về nhập khẩu trong tháng 1, khu vực FDI có kim ngạch nhập khẩu đạt 7,8 tỷ USD, tăng 41,4% so với cùng kỳ năm 2014 và chiếm 57,8% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.

Như vậy, tháng đầu tiên của năm 2015, các doanh nghiệp FDI xuất siêu 690 triệu USD; giảm 290 triệu USD so với thời điểm cách đây một năm. Tháng 1/2014, con số này đã đạt mức 980 triệu USD.

Cũng theo Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến ngày 20/1/2015, cả nước có 44 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt 392,18 triệu USD, tăng 85,5% so với cùng kỳ năm 2014.

Bên cạnh đó, có 19 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt 271,26 triệu USD, tăng 45,8 % so với cùng kỳ năm 2014. Tính chung trong tháng 1 năm 2015, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 663,44 triệu USD, tăng 67,1% so với cùng kỳ năm 2014.

Không chỉ tăng về số vốn đầu tư, quan trọng hơn, số vốn thực hiện giải ngân trong tháng 1 đã có chuyển biến tích cực khi đạt 505 triệu USD, tăng 8,6 % so với cùng kỳ năm 2014.

Vốn vẫn chảy nhiều vào công nghiệp chế biến, chế tạo

Tiếp tục xu hướng chủ đạo trong các năm vừa qua, dòng vốn FDI tháng 1/2015 vẫn “chảy” chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo. Mảng công nghiệp này đã thu hút được 18 dự án đầu tư đăng ký mới với tổng số vốn cấp mới và tăng thêm đạt 605,69 triệu USD, chiếm đến 91,3% tổng vốn đầu tư đăng ký trong tháng 1.

Đứng thứ hai là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm 30,79 triệu USD, chiếm 4,6% tổng vốn đầu tư.

Đứng thứ 3 là lĩnh vực sản xuất phân phối điện, nước với 1 dự án đầu tư mới và 2 dự án tăng vốn cùng tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm 10,44 triệu USD.

Hàn Quốc tạm thời “tụt” hạng

Hàn Quốc tạm thời đánh mất vị trí ngôi đầu và tụt xuống đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam trong tháng 1 khi chỉ có 110,25 triệu USD tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm, chiếm 16,6% tổng vốn đầu tư.

Tạm đứng ở vị trí tiên phong là BritishVirgin Islands (một quần đảo thuộc Vương quốc Anh) với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm đạt 331,32 triệu USD, chiếm 49,9% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.

Dự án tiêu biểu nhất của BritishVirgin Islands được cấp phép trong tháng 1 là Dự án Công ty TNHH Worldon có tổng vốn đầu tư 300 triệu USD đặt tại TP. Hồ Chí Minh hoạt động trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm may mặc cao cấp.

Hồng Kông đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm đạt 105,5 triệu USD, chiếm 15,9% tổng vốn đầu tư. Trong đó, góp phần làm nên thành tích này của Hồng Kông là Dự án Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam tại Hải Phòng điều chỉnh tăng vốn đầu tư 90 triệu USD để mở rộng sản xuất hàng may mặc.

Theo Báo Công Thương

Tin mới

Hôm nay, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam
Hôm nay, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam

Sáng nay (25/4), tại Bình Dương, Đoàn công tác Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam. Buổi làm việc nhằm phân tích, đánh giá tình hình sản xuất, kinh doanh, các khó khăn cần tháo gỡ đối với ngành da giầy Việt Nam.

Thị trường hàng hóa rơi vào xu hướng giằng co sau khi đạt đỉnh 7 tháng
Thị trường hàng hóa rơi vào xu hướng giằng co sau khi đạt đỉnh 7 tháng

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, đóng cửa ngày 24/4, lực mua chiếm ưu thế trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới, hỗ trợ chỉ số MXV-Index đảo chiều hồi phục 0,35% lên 2.327 điểm. Giá trị giao dịch toàn Sở đạt hơn 4.800 tỷ đồng.

Kinh doanh thuốc lá nhập lậu, 2 cơ sở bị phạt 15.000.000 đồng
Kinh doanh thuốc lá nhập lậu, 2 cơ sở bị phạt 15.000.000 đồng

Tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Đơn vị vừa phát hiện, xử lý 2 vụ kinh doanh thuốc lá ngoại nhập lậu. theo đó, 2 cơ sở vi phạm đã bị xử phạt 15.000.000 đồng và buộc tiêu hủy 350 bao thuốc lá.

ADB dành 23,6 tỷ USD hỗ trợ Châu Á và Thái Bình Dương phát triển bền vững
ADB dành 23,6 tỷ USD hỗ trợ Châu Á và Thái Bình Dương phát triển bền vững

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã cam kết 23,6 tỷ USD từ nguồn vốn của mình trong năm 2023, bao gồm 9,8 tỷ USD cho hành động khí hậu, để giúp Châu Á và Thái Bình Dương đạt được tiến bộ về phát triển bền vững.

Lạng Sơn: Gặp mặt, kết nối tiêu thụ sản phẩm hợp tác xã tỉnh Lạng Sơn năm 2024
Lạng Sơn: Gặp mặt, kết nối tiêu thụ sản phẩm hợp tác xã tỉnh Lạng Sơn năm 2024

Ngày 25/4, UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức hội nghị gặp mặt, kết nối tiêu thụ sản phẩm hợp tác xã tỉnh Lạng Sơn năm 2024. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Đoàn Thanh Sơn tham dự và chỉ đạo hội nghị.

Kon Tum thực hiện các giải pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước
Kon Tum thực hiện các giải pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước

UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành Kế hoạch số số 1425/KH-UBND triển khai thực hiện các giải pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 01/4/2024.