Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Phụ phí vận tải - chưa minh bạch

THCL- Theo "Báo cáo kết quả kiểm tra phụ phí theo cước vận tải biển" vừa

THCL Theo "Báo cáo kết quả kiểm tra phụ phí theo cước vận tải biển" vừa được Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ, hàng loạt khoản phụ phí theo cước vận tải biển của các hãng tàu ngoại tại các cảng của Việt Nam chưa minh bạch  và cao hơn nhiều so với thực tế.

Hàng loạt khoản phụ phí theo cước vận tải biển tại Việt Nam vẫn chưa minh bạch

Theo Cục Hàng hải Việt Nam, hiện có khoảng 40 hãng tàu biển nước ngoài đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, phục vụ vận tải hơn 88% khối lượng hàng hóa thông qua các cảng. Với vị thế độc quyền, các hãng tàu nước ngoài thường liên kết đồng loạt tăng cước phí vận tải biển.

Hiện nay, đa số các doanh nghiệp xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam đều chủ yếu áp dụng hình thức mua giá CIF, không được trực tiếp đàm phán ký kết hợp đồng vận chuyển. Các hãng tàu nước ngoài thường lạm dụng biến động, lách luật để "vẽ" ra phí thu thêm, ngay cả khi hiện tượng biến động đã chấm dứt hoặc thậm chí  không hề xảy ra.

Theo báo cáo của Hiệp hội Da giày Việt Nam, trong một năm, các doanh nghiệp XNK da giày phải trả các loại phụ phí lên tới 110 triệu USD (hơn 2.300 tỷ đồng). Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cũng cho biết, nếu so với cùng kỳ năm ngoái, cước phí vận tải ở thời điểm này đã tăng thêm tới 60%, mỗi tháng, các hãng tàu lại tăng thêm 5% giá cước so với tháng trước, có tháng tăng tới 20%. Nhiều hãng đồng loạt tăng các loại phụ phí như phí bốc xếp tại cảng, phí chứng từ… vô lý nhất là phí mất cân bằng container cũng tăng từ 60 USD/container lên 100 USD/container 40 feet.

Trước thực trạng trên, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa chỉ đạo Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bên liên quan tổ chức thanh tra việc thu các loại phụ phí theo cước vận tải biển của các hãng tàu nước ngoài tại Việt Nam. Kết quả kiểm tra tại 20 công ty trong 2 năm (2013 và 2014) với danh mục thu gần 70 loại phụ phí phát sinh, trung bình mỗi hãng thu khoảng 14, 15 loại phí, cá biệt có hãng thu tới 47 loại phí. Trong đó, phụ phí xếp dỡ container chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 49,6%... số tiền các hãng tàu thu cước vận tải và phụ phí khoảng 77.115 tỷ đồng, riêng phụ phí 26.561 tỷ đồng. Trong đó, phí dịch vụ xếp dỡ container hơn 13.197 tỷ đồng, phụ phí xăng dầu hơn 5.447 tỷ đồng, phí chứng từ khoảng 1.341 tỷ đồng…

Điều đáng nói, trong khi các hãng thu phí của doanh nghiệp Việt Nam khá cao (từ 88 - 131,5 USD/container) nhưng chi phí của họ cho dịch vụ xếp dỡ tại các cảng biển Việt Nam lại khá thấp (từ 46,1 - 69,1 USD/container).  Theo lý giải của các hãng, ngoài chi phí trực tiếp phải trả cho cảng biển, họ còn phải trả cho các cảng trung gian liên quan tới xếp dỡ container và chi phí khác trên cả hành trình. Tuy nhiên, văn bản do Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai ký đã khẳng định: việc thu phí xếp dỡ cao hơn so với thực tế phải trả cho cảng biển tại Việt Nam theo giải trình của các công ty là chưa có cơ sở. Mức thu lại quá cao so với thực tế phải trả ở cảng Việt Nam. Đối với các khoản phụ phí khác như (phụ phí biến động giá nhiên liệu, phụ phí mất cân bằng container, phụ phí biến động tỷ giá, phụ phí bảo dưỡng và sửa chữa container, phụ phí vệ sinh…) Bộ Tài chính đã kết luận “chưa minh bạch trong việc áp dụng các mức phí”. Ngoài ra, các khoản phụ phí theo cước vận tải biển không nằm trong bất cứ danh mục quản lý nào của nhà nước, chưa có sự kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước. Điều này đòi hỏi các cơ quan chức năng cần sớm xây dựng, ban hành bổ sung những văn bản quản lý nhằm bảo đảm quyền lợi doanh nghiệp Việt Nam.

Bộ Tài chính kiến nghị các cơ quan quản lý chuyên môn đề xuất ban hành quy định về danh mục, quy trình kê khai, đối tượng kê khai với cước vận tải biển và phụ cước vận tải biển vào Luật Hàng hải Việt Nam

Theo Báo Công Thương

Tin mới

Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII
Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Tạp chí Thanh niên phối hợp cùng Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VII.

5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?
5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?

Việt Nam có mạng lưới sông suối dày đặc, trong đó có nhiều con sông lớn, là nguồn tài nguyên quan trọng...

Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu
Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Theo thông tin từ Cục QLTT tỉnh Thái Bình, Đội quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 23.5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu.

Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024
Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024

Vừa qua, UBND TP. Hải Phòng vừa ban hành quyết định số 1325/QĐ-UBND quyết định về việc kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm đợt “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”.

Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố
Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố

Địa phương nào để xảy ra cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật do buông lỏng quản lý, chủ quan, thiếu trách nhiệm thì Chủ tịch UBND quận, huyện nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố….

Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.