Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chống buôn lậu, gian lận thương mại: Cần quyết sách và hành động “rắn”

Đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là

THCL Đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng hiện nay. Nó đòi hỏi sự quyết tâm cao độ của toàn xã hội với những quyết sách và hành động đúng, mạnh mẽ.

Muôn mặt… hàng giả

Hàng lậu, hàng giả đã xuất hiện hiện tượng “nội địa hóa” bằng phương thức nhập lậu linh kiện, bán thành phẩm vào Việt Nam qua các làng nghề chế tác, gia công, gắn bao bì nhãn, mác mới thành các sản phẩm của Trung Quốc, Thái Lan và Nhật Bản.

Hàng giả, xâm phạm SHTT, không chỉ được sản xuất trong nước, mà còn được sản xuất ở nước ngoài, sau đó đưa vào trong nước tiêu thụ bằng nhiều con đường khác nhau. Đặc biệt, các loại hàng hóa đã được thị trường chấp nhận, có thương hiệu được đặt hàng y chang từ Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam như quần áo, giày dép Nike, Adida...; đồ thời trang LV, Gucci…; hóa mỹ phẩm, nước hoa Lancome; điện thoại di động Samsung, Apple; hàng gia dụng, công nghiệp, thực phẩm, điện tử công nghệ cao... vẫn hàng ngày thẩm lậu vào nước ta.

Đơn cử, thiết bị điện tử âm thanh BMB (Nhật Bản) chính hãng bị làm giả và làm nhái rất tinh vi. Một số DN đã làm giả, không chỉ sản phẩm mà cả bản hiệu, logo, tem nhãn. Tinh vi hơn nữa, trong cách quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, họ tuyên bố là “nhà đại diện chính thức của BMB, nhà phân phối độc quyền, sản phẩm nhập khẩu chính hãng BMB”... Người tiêu dùng thiếu thông tin, rất dễ bị lừa.

Việc kinh doanh - sử dụng tem nhập khẩu giả, in ấn bao bì nhãn mác giả có quy mô và số lượng lớn đang tăng lên, rất khó kiểm soát. Một số vụ hàng giả phát hiện cho thấy, đã có yếu tố móc nối với cá nhân và tổ chức nước ngoài làm hàng giả, nhất là giả mạo xuất xứ đưa vào Việt Nam và được tổ chức chặt chẽ từ khâu sản xuất đến khâu phân phối, mặt hàng và đối tượng. Cá biệt, đã phát hiện cả những vụ việc do đối tượng là các tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp sản xuất hàng giả tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, lợi dụng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” - đã xuất hiện những đối tượng đặt hàng từ Trung Quốc giả làm hàng trong nước sản xuất để nhập lậu, đưa vào tiêu thụ trong nước: Bánh kẹo đặt làm từ Trung Quốc, nhưng ghi sản xuất tại Hoài Đức (Hà Nội); bóng đèn sản xuất tại Trung Quốc, ghi nhãn mác là “bóng đèn Rạng Đông” của Việt Nam…

Gian nan đấu tranh

Theo ông Nguyễn Công San, Phó chi cục trưởng Chi cục QLTT Hà Nội: “Hàng hóa sản xuất trong nước tuy đã có sự cố gắng nhiều trong cải tiến chất lượng, mẫu mã, song sức cạnh tranh yếu, chưa theo kịp khu vực và thế giới. Không ít đối tượng lợi dụng sự quản lý mẫu mã, bao bì còn sơ hở của DN sản xuất khác để sản xuất hàng hóa giả nhãn hiệu hàng hóa nhằm duy trì sự tồn tại của họ... Việc kiểm tra, phát hiện và xử lý vẫn tập trung nhiều vào các đối tượng kinh doanh nhỏ lẻ, chưa có nhiều vụ việc đánh đúng, đánh trúng vào các đường dây, ổ nhóm lớn...”.

Mặc dù, giữa các cơ quan chức năng đã thống nhất ban hành quy chế phối hợp công tác, song trên thực tế, hiệu quả thu được chưa cao do sự khác biệt đặc thù của từng ngành. Việc thiếu một hệ thống dữ liệu chung về các quyết định xử lý vi phạm hành chính đã ban hành, thông tin về đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính - cũng gây khó khăn trong việc xác định các tình tiết khi xử lý.

Thời gian qua, chúng ta có nhiều đổi mới về chính sách, pháp luật. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì hệ thống pháp luật về kinh tế vẫn còn nhiều bất cập. Các văn bản pháp luật, mặc dù được ban hành và tổ chức thực hiện, nhưng chưa tính trước được những yếu tố mới có thể xảy ra, nhiều quy định chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn với nhau tạo ra những kẽ hở về pháp luật...

Khi Việt Nam gia nhập WTO, AFTA, TPP..., việc tiếp cận thị trường toàn diện hơn thông qua việc cắt giảm thuế quan và các hàng rào phi thuế quan về căn bản đối với tất cả các thương mại hàng hóa và dịch vụ. Điều này đòi hỏi chúng ta phải điều chỉnh toàn bộ các lĩnh vực về thương mại và đầu tư nhằm tạo ra cơ hội và lợi ích cho DN và người lao động, người tiêu dùng của các thành viên. Tuy nhiên, việc giảm thuế đối với các thành viên TPP sẽ dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng nguồn hàng nhập khẩu từ chính các thành viên TPP vào Việt Nam do giá thành rẻ hơn, chất lượng và mẫu mã đa dạng, phong phú, đồng thời cũng là cơ hội để hàng nhập lậu và hàng giả trà trộn, thâm nhập vào thị trường nhằm thu lợi bất chính sẽ có xu hướng gia tăng.

Ông Trần Hùng, Phó chánh Văn phòng thường trực BCĐ 389/QG: “Công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là một nhiệm vụ chính trị thường xuyên của tất cả các bộ, ngành, chính quyền địa phương các cấp và phải tập trung đấu tranh trên cả 3 lĩnh vực: buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; kiên quyết không cho phép có “vùng cấm” trong công tác này”.

Ông Lê Ngọc Lâm, Cục phó Cục Sở hữu trí tuệ: Bảo vệ chính mình

Muốn đẩy lùi hàng giả, DN cần phải tạo ra được các sản phẩm có ưu thế cạnh tranh. Bởi vì, khi tham gia hội nhập, trước hết DN phải cạnh tranh được trong nước rồi mới nói vươn ra thị trường nước ngoài. DN phải tự bảo vệ quyền lợi của mình bằng cách đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ, bảo hộ thương hiệu. Đây là tiền đề giúp DN phát triển bền vững, nếu không tận dụng được những cơ hội này, khó có thể lường trước những hệ lụy.

Bên cạnh đó, vai trò của NTD cũng không kém phần quan trọng. Nếu NTD hiểu được công tác bảo vệ sở hữu trí tuệ thì công tác quản lý đơn giản hơn rất nhiều. Vì vậy, chúng tôi mong muốn các cơ quan truyền thông tăng cường tuyên truyền sâu rộng hơn nữa để người dân hiểu rõ tác hại và cùng tuyên chiến với hàng giả, hàng nhái.

Ông Đỗ Đức Dương, Chi cục trưởng Chi cục QLTT tỉnh Nam Định: DN cần chủ động

DN phải chủ động bảo vệ thương hiệu bằng việc sớm đăng ký bảo hộ với Cục Sở hữu trí tuệ, kể cả nhãn hàng hóa, logo cũng như phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng, cung cấp thông tin các yếu tố đặc thù sản phẩm để cơ quan thực thi nhận biết được hàng thật với hàng giả, thuận lợi trong đấu tranh. Thực tế, nhiều DN đang rất yếu trong công tác chống hàng giả, bảo vệ thương hiệu. DN cần phải học DN nước ngoài như Unilever, Ajinomoto… trong công tác này (thành lập hệ thống theo dõi thị trường, in tài liệu tuyên truyền giúp người tiêu dùng phân biệt được hàng thật/hàng giả…).

Tiến tới một nền thương mại văn minh, các nhà sản xuất phải thiết kế và quản lý hệ thống phân phối, giám sát hàng hóa tốt, tránh hàng giả trà trộn. Từ đó, sẽ giảm chi phí trung gian, bảo đảm tốt nhất quyền lợi NTD. Đối với NTD, qua tuyên truyền cần nhận thức đầy đủ để “nói không” với hàng giả, hàng nhái.

Ông Nguyễn Công San, Phó chi cục trưởng Chi cục QLTT TP. Hà Nội: Không ngừng tuyên truyền…

Cần xác định rõ, công tác tuyền truyền là một trong những giải pháp quan trọng, chủ yếu. Công tác giáo dục, phổ biến tuyên truyền pháp luật được thực hiện tốt - sẽ góp phần tạo nên những chuyển biến căn bản về ý thức tôn trọng pháp luật trong nhân dân.

Đồng thời, tiếp tục chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức vững mạnh và tinh nhuệ; tập trung đào tạo và đào tạo lại nguồn cán bộ theo hướng nâng cao trình độ và năng lực công tác; thường xuyên làm tốt công tác giáo dục tư tưởng, kiểm tra, đánh giá cán bộ đúng thực lực, sẵn sàng thay thế những cán bộ non kém về nghiệp vụ, suy giảm về phẩm chất đạo đức….

Chủ động bảo đảm về vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát cũng như nâng cao đời sống cho đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp làm nhiệm vụ, thực thi các quy định của pháp luật về đấu tranh chống hàng lậu, hàng giả và gian lận thương mại.

Hà Thanh (Thương hiệu & Công luận)

Tin mới

NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Học viện Tài chính tăng cường hợp tác
NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Học viện Tài chính tăng cường hợp tác

Thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029 vừa được ký kết giữa Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Học viện Tài chính - sẽ là đòn bẩy giúp tăng cường thế mạnh của mỗi đơn vị trên hành trình hướng tới thành công...

Xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn điện tử
Xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn điện tử

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện 2036/CĐ-BCT gửi Tổng cục Quản lý thị trường và các Cục Quản lý thị trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

5 món đồ làm bếp được quảng cáo hay mà dễ bị bỏ xó?
5 món đồ làm bếp được quảng cáo hay mà dễ bị bỏ xó?

Những người bán sản phẩm quảng cáo rất thú vị và hấp dẫn về công dụng của những món đồ làm bếp này. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, người tiêu dùng đã lãng quên chúng?

Hà Nội: 4 nhóm vấn đề quan trọng sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 15
Hà Nội: 4 nhóm vấn đề quan trọng sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 15

Tại Kỳ họp thứ 15 (kỳ họp chuyên đề), HĐND TP. Hà Nội sẽ xem xét, quyết định liên quan tới 4 nhóm vấn đề quan trọng, trong đó có giá dịch vụ khám, chữa bệnh.

Diễn biến phiên chứng khoán sáng 29/3: Cổ phiếu bluechip suy yếu, VN-Index biến động
Diễn biến phiên chứng khoán sáng 29/3: Cổ phiếu bluechip suy yếu, VN-Index biến động

Trong phiên giao dịch chứng khoán sáng nay, tâm lý nhà đầu tư thận trọng hơn khiến thị trường chững lại. Chỉ số VN-Index biến động rung lắc nhẹ khi nhóm cổ phiếu dẫn dắt thị trường trong những phiên gần đây đang trở nên yếu hơn. Nhóm cổ phiếu bluechip cũng phần lớn đều đảo chiều giảm.

Quý I/2024 GDP tăng 5,66%, riêng công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,98%
Quý I/2024 GDP tăng 5,66%, riêng công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,98%

Số liệu do Tổng cục Thống kê công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I của các năm từ 2020-2023.