Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Giảm chi nếu không muốn “vỡ nợ”

THCL Nợ công của Việt Nam cao hơn hẳn các nước như Indonesia, Philippines, Thái Lan, Campuchia... Rủi ro nợ của Việt Nam cũng bị xếp hạng kém hơn các nước trong khu vực. Nếu không giảm chi, chúng ta sẽ gặp nhiều bất lợi.

Ảnh minh họa

Nợ công tăng mạnh

Theo báo cáo của Chính phủ, nợ công Việt Nam tăng nhanh trong giai đoạn 2011 - 2015, từ mức 50,1% GDP lên 62,2% GDP, tiệm cận giới hạn 65% theo quy định của Luật Quản lý nợ công. 2015 cũng là năm dư nợ Chính phủ đạt 50,3%, vượt trần 50% theo quy định.

Dẫn số liệu của IMF - Triển vọng kinh tế thế giới (WEO) trong báo cáo kinh tế quý I vừa công bố, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho hay, so với một số nước ASEAN, Việt Nam có tỷ lệ nợ công so với GDP cao hơn hẳn.

Quan trọng hơn, theo dự báo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) trong nhóm nước này, Việt Nam là nước duy nhất sẽ có nợ công/GDP tiếp tục tăng đến gần 68% GDP vào năm 2020.

Trong khi đó, từ nay đến năm 2020, một số nước như Malaysia, Philippines, Indonesia… lại được cho là sẽ giảm mạnh nợ công. Ngay như Myanmar, nợ công cũng giảm mạnh từ năm 2011 đến nay và dự báo chỉ tăng nhẹ trong các năm tiếp theo.

Về mức thâm hụt NSNN, so với một số nước trong khu vực, Việt Nam có mức thâm hụt lớn hơn khá nhiều. Cụ thể, theo cách tính của IMF - Triển vọng kinh tế thế giới (WEO), năm 2015, thâm hụt NSNN của Việt Nam lên tới 6,9% GDP, trong khi Thái Lan là 1,2%, Indonesia là 2,3%, Philippines là 0,12% và của Campuchia là 2%.

Theo dự báo của WEO, bội chi NSNN của Việt Nam có xu hướng giảm trong những năm tới, nhưng đến năm 2020, mức bội chi so với GDP vẫn cao hơn nhiều so với các nước ASEAN.

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, do nợ công của Việt Nam so với GDP là khá cao và cao hơn nhiều so với nhiều nước trong khu vực, cho nên nợ nước ngoài của Việt Nam cũng được đánh giá có rủi ro cao hơn.

Nợ công tăng cao, ngân sách gặp nhiều rủi ro, trong đó nhiều khả năng thiếu tiền đầu tư phát triển. Báo cáo của Chính phủ mới đây thừa nhận: “Tổng thu NSNN không đủ bảo đảm nguồn chi thường xuyên và trả nợ. Toàn bộ chi đầu tư đều phải dựa vào nguồn vay nợ của Chính phủ”.

Dây mà đứt… thì rất nguy

Việt Nam sẽ lấy nguồn ở đâu để tài trợ cho chương trình phát triển đầy tham vọng trong 5 năm tới? Đó là câu hỏi bà Victora Kwakwa, GĐ Quốc gia NH Thế giới tại Việt Nam đặt ra với Việt Nam tại Diễn đàn đối tác phát triển Việt Nam vào cuối năm 2015. Câu trả lời được bà Victoria Kwakwa nêu ra đó là: Việt Nam sẽ phải tăng cường huy động nguồn thu nội địa, tiết kiệm chi!

Theo các chuyên gia, để ngân sách không bị thâm thủng, không có cách gì khác hơn là phải bắt nguồn từ việc cắt giảm chi tiêu công, bất kể là chi đầu tư hay thường xuyên. “Một cấu trúc ngân sách thiên về “tiêu dùng” hơn “đầu tư” là hết sức rủi ro”, TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn cảnh báo.

PGS. TS. Phạm Thế Anh, ĐH Kinh tế Quốc dân nhấn mạnh, cần phải nhận thức rõ ràng thâm hụt ngân sách trong những năm gần đây là do chúng ta chi tiêu quá nhiều, chứ không phải do hụt thu.

Đặc biệt, trong vài năm gần đây, chi thường xuyên mỗi năm đã gấp khoảng 4 lần chi đầu tư phát triển từ NSNN. Điều này cho thấy những nỗ lực cắt giảm chi tiêu công chủ yếu nhằm vào cắt giảm chi đầu tư phát triển, còn chi thường xuyên - nhân tố được coi là có ít đóng góp hơn cho tăng trưởng kinh tế dài hạn lại chưa được chú trọng.

Thực tế, NSNN đang rơi vào tình cảnh khó khăn nghiêm trọng. Nghiêm trọng đến nỗi Bộ trưởng Bộ Tài chính phải thốt lên: “Mấy năm qua, điều hành ngân sách như kiểu đi trên dây. Năm 2016, tiếp tục đi trên dây. Cứ tình hình này kéo sang năm 2017, dây mà đứt thì nguy kịch”.

Tuy nhiên, các biện pháp Chính phủ đang thực hiện lại mang tính chất “giật gấu vá vai”, tập trung tìm kiếm các nguồn thu tạm thời và bỏ qua các khoản chi tiêu lãng phí ở địa phương.

PGS.TS. Phạm Thế Anh cho rằng, khi chi tiêu công chưa được cắt giảm một cách bền vững thì dù có tăng được nguồn thu trong nước thế nào, bán được bao nhiêu DNNN, phát hành thành công trái phiếu quốc tế ra sao, cũng chỉ giải quyết được phần ngọn của vấn đề.

“Không sớm thì muộn, NSNN sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng thâm thủng như trước. Do vậy, chỉ có cải cách tài khóa, đặc biệt là chi tiêu công, mới mong duy trì được an toàn nợ công trong tương lai”, chuyên gia của ĐH Kinh tế Quốc dân đánh giá.

Bùi Quyền

Tin mới

Phát hiện 02 kho hàng cất giấu hơn 40.000 sản phẩm nghi nhập lậu
Phát hiện 02 kho hàng cất giấu hơn 40.000 sản phẩm nghi nhập lậu

Qua tiếp nhận thông tin từ cơ sở đã được thẩm tra, xác minh là có vi phạm trong hoạt động kinh doanh, Đội QLTT số 7, Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn chủ trì phối hợp với Đội Kiểm tra công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Lạng Sơn (Đội 389 tỉnh), Đồn Biên phòng Tân Thanh, Chi cục Hải quan Tân Thanh, Công an xã Tân Thanh và chính quyền địa phương sở tại tổ chức Khám nơi cất giấu đồ vật tại Kho A10 và kho B09, đường Bắc Nam, khu 1, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.

Ứng dụng thực tế ảo Meey 3D - Kỷ nguyên mới cho bất động sản
Ứng dụng thực tế ảo Meey 3D - Kỷ nguyên mới cho bất động sản

Được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như giải trí, y tế, giáo dục, kiến trúc,... công nghệ thực tế ảo tiếp tục trở thành trợ thủ đắc lực trong ngành bất động sản và đem lại những trải nghiệm tiện ích, sống động cho cả người mua và người bán.

Chứng khoán phiên chiều 19/4: Khối ngoại giao dịch sôi động và mua ròng hơn 650 tỷ đồng
Chứng khoán phiên chiều 19/4: Khối ngoại giao dịch sôi động và mua ròng hơn 650 tỷ đồng

Trong khi áp lực bán của nhà đầu tư trong nước vẫn dâng cao khiến thị trường tiếp tục có phiên giảm mạnh, thì khối ngoại là yếu tố tích cực bởi giao dịch khá sôi động và trạng thái mua ròng hơn 650 tỷ đồng.

Logistics Vicem (HTV) : Lợi nhuận sau thuế quý I/2024 công ty âm 0,215 tỷ đồng
Logistics Vicem (HTV) : Lợi nhuận sau thuế quý I/2024 công ty âm 0,215 tỷ đồng

Công ty cổ phần Logistics Vicem (mã chứng khoán HTV) vừa có văn bản gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) giải trình về kết quả kinh doanh quý I/2024.

Quảng Ninh: Đỡ đẻ cho sản phụ ngay trên biển
Quảng Ninh: Đỡ đẻ cho sản phụ ngay trên biển

Một sản phụ mang thai 38 tuần, chuyển dạ đẻ lần 5, vừa được các y bác sĩ của Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh cấp cứu kịp thời cả mẹ và con ngay trên biển khi di chuyển về đất liền.

CTCP Thiết bị phụ tùng Sài Gòn báo lỗ trong quý I/2024
CTCP Thiết bị phụ tùng Sài Gòn báo lỗ trong quý I/2024

Công ty cổ phần Thiết bị phụ tùng Sài Gòn (mã chứng khoán SMA) vừa có báo cáo gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM về kết quả kinh doanh quý I/2024.