Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Ngư dân, DN thủy sản 4 tỉnh miền Trung “kêu cứu”!

Do thiệt hại nặng sau sự cố ô nhiễm môi trường tại 4 tỉnh miền

THCL Do thiệt hại nặng sau sự cố ô nhiễm môi trường tại 4 tỉnh miền Trung, các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) kiến nghị Chính phủ, Bộ NN& PTNT và Bộ Công thương một số biện pháp hỗ trợ.

Theo VASEP, ngành thủy sản không chỉ gắn liền với lực lượng đông đảo lao động nông – ngư dân và công nhân, đã được Chính phủ xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, với kim ngạch xuất khẩu 7 - 8 tỷ USD/năm trong thời gian hiện tại, tăng trưởng trung bình 8 -10%/năm.

Từ tháng 4/2016, sự cố ô nhiễm môi trường khiến hải sản chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế - đã ảnh hưởng rất lớn và gây thiệt hại nặng nề của 4 tỉnh miền Trung.

Tính riêng với ngành thủy sản, sự cố môi trường này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất thủy sản của ngư dân, doanh nghiệp nói riêng và đến các sức ép ngày càng lớn từ thị trường nhập khẩu nói chung.

Sự cố ô nhiễm môi trường đã gây tâm lý hoang mang, lo lắng đến đời sống việc làm, sức khỏe của bản thân người lao động.

Các nhà máy chế biến bị thiếu nguyên liệu sản xuất. Nhiều nhà máy chế biến phải tạm ngừng sản xuất hoặc sản xuất với công suất rất thấp để duy trì và giữ chân công nhân. VASEP lo ngại, nếu tình trạng thiếu nguyên liệu tiếp tục kéo dài, nguy cơ nhà máy phải đóng cửa là rất lớn.

Sự cố cũng khiến khách hàng quốc tế quan ngại vấn đề nhiễm kim loại nặng vào nguyên liệu và sản phẩm. Vì vậy, nhiều khách hàng đã hủy hợp đồng không mua thủy sản với các doanh nghiệp có nhà máy chế biến tại 4 tỉnh miền Trung.

Đối với thị trường nội địa, người dân trên cả nước có tâm lý hoang mang, lo lắng nên không mua sản phẩm thủy sản ở miền Trung. Các doanh nghiệp và ngư dân không tiêu thụ được sản phẩm. Toàn bộ hàng nội địa phải bảo quản lâu ngày ở kho. Do đó, doanh nghiệp phải chịu thêm nhiều chi phí (tiền điện, kho...). Điều này đã làm giảm sản lượng thu mua của doanh nghiệp đến 60% so cùng kỳ năm 2015.

Nguồn nguyên liệu thiếu trầm trọng, trong khi đầu ra của sản phẩm cũng bị co lại nên doanh nghiệp thu mua nguyên liệu trong 8 tháng chỉ đạt khoảng 40% và doanh số cũng bị giảm mạnh.

Điển hình là Công ty Nam Hà Tĩnh (Shatico, Kỳ Anh, Hà Tĩnh): Thu mua 8 tháng được 228 tấn, trong khi cùng kỳ 2015 đạt 580 tấn (giảm tới 60%), XK chỉ được 160 tấn, kim ngạch đạt 1,4 triệu USD, trong khi cùng kỳ 2015 là 2,4 triệu USD (giảm tới 1 triệu USD, tương ứng mức giảm kim ngạch khoảng 42%).

Theo báo cáo của công ty, đến thời điểm giữa tháng 8/2016, ngư dân vẫn chưa đi đánh bắt trở lại nên dự kiến các tháng cuối năm, nhiều công ty chế biến thủy sản sẽ ngừng hoạt động vì không còn nguyên liệu để sản xuất. Trong khi đó, công ty vẫn phải chi các khoản để giữ chân người lao động và các khoản chi trả cho các đối tác. Tổng thiệt hại đối với mỗi doanh nghiệp là rất lớn (Công ty Shatico báo cáo là thiệt hại 8,256 tỷ đồng).

Với những thiệt hại nặng nề và ảnh hưởng nghiêm trọng của sự cố ô nhiễm môi trường đối với các doanh nghiệp và nông ngư dân thủy sản, cả ngành thủy sản và các doanh nghiệp đang phải nỗ lực từng ngày để mong vượt qua.

Tại Công văn số 132/2016/CV-VASEP ngày 23/8/2016, VASEP kiến nghị Chính phủ và các bộ có sự can thiệp đối với Tập đoàn Formosa trong vấn đề trách nhiệm đối với doanh nghiệp và người dân ở 4 tỉnh miền Trung.

Đồng thời, kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành có giải pháp, tạo điều kiện và hỗ trợ doanh nghiệp như tìm kiếm nguồn nguyên liệu nhập khẩu để duy trì sản xuất (thủ tục nhập khẩu, hỗ trợ cước phí tại cảng nhập khẩu...), tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới và mặt hàng mới.

Bên cạnh đó, VASEP cũng kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành đẩy mạnh công tác truyền thông để khách hàng quốc tế không quan ngại và tin tưởng vào hình ảnh thủy sản của Việt Nam đảm bảo chất lượng.

Đoàn Huế

Tin mới

Lên phương án lắp đặt bổ sung camera phạt nguội Vành đai 3
Lên phương án lắp đặt bổ sung camera phạt nguội Vành đai 3

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công an TP. Hà Nội cho biết, Công an Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị rà soát, lên phương án lắp đặt bổ sung camera để xử phạt nguội các hành vi vi phạm trên tuyến đường Vành đai 3.

Phú Yên: Bán hàng không rõ nguồn gốc, một hộ kinh doanh bị phạt 8,5 triệu đồng
Phú Yên: Bán hàng không rõ nguồn gốc, một hộ kinh doanh bị phạt 8,5 triệu đồng

Theo tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Yên, đơn vị vừa phát hiện một vụ kinh doanh hàng hóa bất hợp pháp. Hộ kinh doanh nói trên đã bị xử phạt 8.500.000 đồng và bị tịch thu toàn bộ số hàng hóa.

NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Học viện Tài chính tăng cường hợp tác
NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Học viện Tài chính tăng cường hợp tác

Thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029 vừa được ký kết giữa Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Học viện Tài chính - sẽ là đòn bẩy giúp tăng cường thế mạnh của mỗi đơn vị trên hành trình hướng tới thành công...

Xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn điện tử
Xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn điện tử

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện 2036/CĐ-BCT gửi Tổng cục Quản lý thị trường và các Cục Quản lý thị trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

5 món đồ làm bếp được quảng cáo hay mà dễ bị bỏ xó?
5 món đồ làm bếp được quảng cáo hay mà dễ bị bỏ xó?

Những người bán sản phẩm quảng cáo rất thú vị và hấp dẫn về công dụng của những món đồ làm bếp này. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, người tiêu dùng đã lãng quên chúng?

Hà Nội: 4 nhóm vấn đề quan trọng sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 15
Hà Nội: 4 nhóm vấn đề quan trọng sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 15

Tại Kỳ họp thứ 15 (kỳ họp chuyên đề), HĐND TP. Hà Nội sẽ xem xét, quyết định liên quan tới 4 nhóm vấn đề quan trọng, trong đó có giá dịch vụ khám, chữa bệnh.