Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tiểu thương chợ Hội, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh): Bị… bán đứng?

Đó là tiếng kêu của hơn 400 tiểu

Đó là tiếng kêu của hơn 400 tiểu thương chợ Hội, thị trấn Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh). Điều khiến bà con hoang mang, lo lắng là hoàn toàn có cơ sở. Bởi sự trung thực, thật thà của người dân đã bị lợi dụng cho việc xây dựng Trung tâm Thương mại Chợ Hội Cẩm Xuyên thay thế chợ Hội cũ.

 

Các tiểu thương phản ứng gay gắt trước việc làm của chủ đầu tư

Công trình ngổn ngang

Chợ Hội cũ ra đời từ năm 1994. Suốt mấy chục năm qua, người dân Cẩm Xuyên dường như đã rất đỗi thân quen với nếp sinh hoạt của một ngôi chợ quê yên bình, dẫu không sầm uất nhưng cũng đủ đảm bảo ổn định cuộc sống cho một bộ phận dân cư.

Theo chủ trương mới, tháng 7/2009, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ra quyết định cấp Giấy chứng nhận đầu tư, theo đó cho phép Công ty CP Trung tâm Thương mại miền Trung thực hiện Dự án đầu tư xây dựng chợ, khách sạn trung tâm thương mại dịch vụ tổng hợp Cẩm Xuyên (thay thế chợ Hội cũ).

Tại Dự án, khu nhà chợ chính được thiết kế 2 tầng (gồm 13 hạng mục), tổng mức đầu tư 140 tỷ đồng, sau đó lại được điều chỉnh lên tới 251 tỷ đồng; dự kiến, thời gian thi công từ quý IV/2009 và hoàn thành đưa vào hoạt động quý III/2011. Song, nay đã là tháng 9/2013, công trình này vẫn còn ngổn ngang trăm mối.

Trực tiếp chứng kiến, cũng như qua tiếp xúc, trao đổi với các tiểu thương, chúng tôi nhận thấy một điều hết sức phi lý và nực cười. Phần lớn hạng mục công trình đều dang dở, có những hạng mục còn chưa hình thành. Trung tâm Thương mại được thiết kế 2 tầng, nhưng hiện tại tầng 1 vẫn chưa xong! Riêng tầng 2, còn trống hơ trống hoác với ngổn ngang sắt thép, đá, vữa… Toàn bộ khu chợ, tường bao chưa có, cửa đóng chưa có, cổng vào vẫn chưa được lắp hoàn chỉnh!

Tại thiết kế ban đầu (được ghi rõ trong Dự án và trong Hợp đồng), mỗi ki-ốt có diện tích từ 9 – 12 m2/ki-ốt; nhưng trên thực tế đã bị rút xuống, chỉ còn 4 – 5 m2/ki-ốt. Dù vậy, hàng trăm ki-ốt được dựng theo kiểu “đá gà đá vịt”, số hoàn thiện, đã ghi tên chủ quầy chỉ đếm trên đầu ngón tay…

Tuy nhiên, cổng chính của Trung tâm Thương mại Chợ Hội Cẩm Xuyên thì đã được dựng rất hoành tráng, trang trí bắt mắt… chờ ngày khai trương; rồi những băng rôn, cờ phướn quảng cáo về ngày khai mạc Hội chợ tại đây (bắt đầu từ 31/8/2013)?

Thiếu trung thực?

Trong đơn thư trình bày của bà con tiểu thương chợ Hội Cẩm Xuyên gửi về Thương hiệu & Công luận, có đoạn “… Tại các chợ đầu mối ở TP. Hà Tĩnh, mức giá là 70 triệu đồng/ki-ốt/15 năm; nhưng ở chợ Hội mới Cẩm Xuyên, buôn bán nhỏ lẻ, lại có giá (ký) 85 triệu đồng/ki-ốt/5 năm! Sự chênh lệch này là hết sức vô lý…”.

Cũng theo đơn thư thì, thời điểm chuẩn bị xây dựng, phía nhà đầu tư hứa rằng, giá mỗi m2 ban đầu sẽ được tính theo thiết kế 70.000 – 90.000 đồng/m2. Nhưng trên thực tế, các tiểu thương đã bị ép với mức giá cắt cổ 190.000 - 200.000 đồng/m2, tăng gấp 3 lần so với thời điểm ban đầu mà họ đã hứa?

Chưa hết, nội dung trong Hợp đồng nói rõ “ki-ốt sẽ có diện tích từ 9 - 12 m2 với mức giá thuê hợp lý”. Trớ trêu thay, nay ki-ốt hạ xuống chỉ còn 4 - 5 m2. Hãy thử hình dung, một ki-ốt diện tích như thế, bé bằng cái chuồng chim, chỉ đặt cái bàn còn khó rồi ngồi lên đó mà bán, nói gì đến việc di chuyển, sinh hoạt?…

Ông Nguyễn Ngọc Mậu, chủ một ki-ốt bán bánh kẹo gay gắt: “Nếu vào đó buôn bán thì bét nhất tôi phải mua lại 4 - 5 ki-ốt mới có thể đáp ứng được điều kiện buôn bán giống như khu chợ  cũ. Chúng tôi không tán thành cách làm việc của họ vì chẳng khác gì “đem con bỏ chợ”, chẳng khác nào lừa dối bà con”.

Diện tích bị thu hẹp đã là trái với cam kết ban đầu. Tuy nhiên, giá thuê lại cao vọt. Trường hợp của chị Nguyễn Thị Hà (buôn bán hoa quả), ki-ốt tại chợ cũ, diện tích 7 m2, giá thuê 840.000 đồng/năm; giờ chuyển sang ki-ốt mới, rộng có 4 m2, nhưng giá lên tới 8,4 triệu đồng/năm (tăng 10 lần). Ki-ốt của chị Phan Thị Nhung, kinh doanh hàng nhôm nhựa ở chợ cũ, rộng 13 m2, giá thuê 1,2 triệu đồng/năm; chuyển sang chợ mới, diện tích rút xuống còn 5 m2, giá là 12 triệu đồng/năm (tăng 10 lần)…

Gặp gỡ, trao đổi với lãnh đạo địa phương, khi thắc mắc việc giá thuê trong chợ bị đội lên cao quá sức tưởng tượng, chúng tôi được ông Bùi Quang Mai, Phó chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên phân trần: “Phí ở chợ cũ chỉ 15.000 đồng/m2; khi chuyển sang chợ mới, giá trung bình khoảng 130.000 đồng/m2 nên bà con phản ứng, cũng là điều dễ hiểu”.

Ông Mai lí giải, trước đây, khi lập dự án, phía nhà đầu tư đưa ra mức giá trung bình khoảng 70.000 đồng/m2, nhưng đến tháng 6/2013, họ đưa ra mức giá mới là từ 170.000 – 250.000 đồng/m2. Khi thấy giá mới quá cao so với thu thập thực tế của bà con, UBND huyện đã đề nghị Sở Tài chính thẩm định lại giá, sau đó Sở ra quy định khống chế giá cao nhất không vượt quá 220.000 đồng/m2. Thấy như thế vẫn còn cao, UBND huyện đề xuất nhà đầu tư hạ giá thấp hơn nữa và họ chấp nhận giảm tiếp 10%… “Nếu đúng như cam kết ban đầu thì phía Công ty CP Trung tâm Thương mại miền Trung phải hoàn thiện dự án rồi mới được đưa chợ vào hoạt động. Tuy nhiên, việc này đã được UBND tỉnh cho phép (?!)”, ông Mai nói.

Trong khi đó, Tổng giám đốc Công ty CP Trung tâm Thương mại miền Trung, ông Phạm Anh Tuấn giải thích: “Năm 2009, chúng tôi đưa ra mức giá trung bình là 74.000 đồng/m2. Nay do trượt giá nên phải xin tăng lên?”.

Về việc chợ chưa xây xong đã đưa vào hoạt động, ông Tuấn nói, do huy động vốn gặp nhiều khó khăn, buộc phải đưa tầng 1 vào hoạt động trước, còn các hạng mục khác sẽ tiếp tục thực hiện…

Thiết nghĩ, những việc làm trên là đi ngược lại những cam kết ban đầu mà chủ đầu tư (Công ty CP Trung tâm Thương mại miền Trung) đã ký kết, thỏa thuận với bà con tiểu thương, gây thất vọng, gây hoang mang, lo lắng không chỉ đối với riêng bộ phận nhân dân làm ăn, buôn bán tại chợ Hội Cẩm Xuyên mà còn gây bức xúc trong dư luận. Đề nghị các cấp lãnh đạo, các cơ quan chức năng sớm vào cuộc nhằm giải quyết thỏa đáng những thắc mắc của bà con, sao cho hợp tình hợp lý và thực sự công minh, tránh sự xáo trộn, để lại tiền lệ xấu trong dự luận.

Theo phản ảnh của bà con thì: Tại Trung tâm Thương mại Chợ Hội Cẩm Xuyên, có dấu hiệu rút diện tích ki-ốt từ 9 – 12 m2 xuống còn 4 – 5 m2 nhằm tăng thêm số lượng ki-ốt cho thuê. Điều này, trái ngược hoàn toàn với cam kết ban đầu giữa chủ đầu tư và các tiểu thương chợ Hội.

Lưu Hà

Tin mới

Kinh tế thế giới hy vọng gì vào Hội nghị mùa Xuân?
Kinh tế thế giới hy vọng gì vào Hội nghị mùa Xuân?

Kỳ họp mùa Xuân năm nay được đánh giá là gọn gàng và tập trung hơn so với các cuộc họp trước đây.

U23 Việt Nam và U23 Malaysia hôm nay: Chiến binh Sao Vàng cần làm gì để chiến thắng?
U23 Việt Nam và U23 Malaysia hôm nay: Chiến binh Sao Vàng cần làm gì để chiến thắng?

U23 Việt Nam sẽ gặp U23 Malaysia tối nay, 20/4. Huấn luyện viên Hoàng Anh Tuấn phải điều chỉnh một vài vấn đề cho U23 Việt Nam để có thể thắng U23 Malaysia ở lượt trận thứ hai, lấy vé tứ kết U23 Châu Á.

Chiến dịch Điện Biên Phủ, ta tăng cường bắn tỉa, đoạt dù tiếp tế của địch
Chiến dịch Điện Biên Phủ, ta tăng cường bắn tỉa, đoạt dù tiếp tế của địch

Đại đoàn 308, Đại đoàn 312 quyết tâm đào hào chia cắt sân bay địch xong trước kế hoạch; đồng thời tiến hành đẩy mạnh các hoạt động nhỏ, tăng cường bắn tỉa, đoạt dù tiếp tế của địch.

Ưu tiên nguồn lực giám sát các hệ thống thông tin dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
Ưu tiên nguồn lực giám sát các hệ thống thông tin dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long ký văn bản đôn đốc, đảm bảo an toàn thông tin mạng dịp lễ 30/4 - 1/5 và 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ gửi tới các bộ, ngành, địa phương; các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet, nền tảng số cùng những tổ chức tài chính, ngân hàng thương mại trên toàn quốc.

Giá vé máy bay nội địa dịp lễ 30/4 - 1/5 cao ngất ngưởng, nhiều hãng tăng thời gian hoạt động
Giá vé máy bay nội địa dịp lễ 30/4 - 1/5 cao ngất ngưởng, nhiều hãng tăng thời gian hoạt động

Nhằm đối phó với tình trạng thiếu máy bay trong khi nhu cầu đi lại trong dịp lễ 30/4 - 1/5 và mùa hè này tăng mạnh, các hãng hàng không đã xoay xở bằng cách tăng thời gian hoạt động của máy bay, rút ngắn thời gian quay đầu... Tuy nhiên, giá vé bay vẫn cao.

Khi nào được sử dụng căn cước công dân thay hộ chiếu đi du lịch nước ngoài?
Khi nào được sử dụng căn cước công dân thay hộ chiếu đi du lịch nước ngoài?

Việc sử dụng căn cước công dân thay hộ chiếu đi du lịch nước ngoài chỉ được thực hiện khi Việt Nam và nước ngoài ký kết thỏa thuận quốc tế cho phép người dân.