Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Vì sao chứng khoán toàn cầu đồng loạt đỏ sàn?

THCL- Trong tuần qua, thị trường chứng khoán toàn cầu đều chói loà sắc

THCL Trong tuần qua, thị trường chứng khoán toàn cầu đều chói loà sắc đỏ. Theo The Financial Times, chỉ trong vài ngày biến động, cổ phiếu trên các sàn giao dịch của toàn cầu đã "ngót" mất 5.000 tỉ USD, lớn hơn cả GDP của Nhật Bản.

Cơn "địa chấn chứng khoán" lần này bắt đầu "rung lắc" từ giữa tháng 6 mà "tâm chấn" là tại Trung Quốc khiến quốc gia này bị "hao" khoảng 3.000 tỉ USD. Còn chỉ trong mấy ngày đầu tuần vừa rồi, "dư chấn" đã lan tới Mỹ khiến chỉ số Dow Jones trong 119 năm hình thành và phát triển đã giảm kỷ lục hơn 1600 điểm. 

Cả Mỹ và Trung Quốc đều đổ lỗi cho nhau xung quanh biến động này. Vậy cơ sự là do đâu? 

Mặt trái của đồng dollar

Từ năm 2011, tiến sỹ Richard Duncan, tác giả cuốn sách Thăng trầm đồng dollar: Nguyên nhân, hậu quả, cách khắc phục (The dollar crisis: causes, consequences, cures) khi nói về khủng hoảng đang rình rập đã nhận định: "Cũng giống như cuộc khủng hoảng những năm 2008-2009, có một nguyên nhân sâu xa đó là các nước mà đặc biệt là Mỹ đã từ bỏ chính sách bản vị vàng", liên tục in tiền giấy và bơm ra thị trường để phát triển nền kinh tế dựa vào tín dụng. Chuyên gia kinh tế Geoffrey Pike cũng có chung nhận định như vậy nhưng ông còn đưa ra con số khá cụ thể, rằng: "lượng USD đang lưu chuyển trên thế giới không lý giải được nguồn gốc cụ thể phải lên tới 200.000 tỉ USD".

Cũng phải thừa nhận rằng sau khi Mỹ tuyên bố từ bỏ chính sách bản vị vàng (năm 1971), thì dường như nền kinh tế và hệ thống tài chính (nhất là đồng bạc xanh) đã "cởi được chiếc áo chật". Tổng lượng vốn giao dịch và chu chuyển trên toàn thế giới đã tăng với tốc độ chóng mặt. Với vị thế là "đồng tiền chung của thế giới" (theo mặc định của IMF, thuật ngữ giỏ ngoại tệ bao hàm 70% là đồng USD, 20% là đồng EUR và 10% còn lại chia đều cho bảng Anh và yen Nhật), đồng USD đã ngày một phình to cả theo nghĩa đen và nghĩa bóng. Các giao dịch buôn bán, hoạt động tài chính tín dụng, đầu tư... không ngừng nở rộ và phát triển. 

Song hành cùng với sự "tự cỏi trói" của đồng USD, từ đầu những năm 1970 đã bắt đầu xuất hiện một khái niệm và hình thái hoạt động tài chính mới đó là "phái sinh" (derivative) và thị trường tài chính phái sinh (derivatives market) là nơi diễn ra các hoạt động mua đi, bán lại các loại sản phẩm tài chính phái sinh như: quyền mua cổ phần, chứng quyền, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi... Và vì thế luôn có một lượng USD sẵn sàng được "bơm" cho các thương vụ nếu thấy có tiềm năng. Theo đánh giá, trong top 5 ngân hàng hàng đầu của nước Mỹ, hiện nay mối tương quan giữa các sản phẩm tài chính phái sinh với giá trị tài sản thực (derivatives/actives) của ngân hàng chênh nhau gấp 30 lần. Cũng theo các chuyên gia, thật khó mà xác định được tổng dung lượng của thị trường tài chính phái sinh. Tuy nhiên, dựa trên số liệu nghiên cứu của Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS), đến cuối năm 2013, con số này vào khoảng 710.000 tỉ USD.

Từ năm 2002, ông trùm về đầu tư tài chính, một trong những người giàu nhất thế giới Warren Buffett đã cảnh báo: Tài chính phái sinh như quả bom nổ chậm và một khi đã phát nổ thì nó trở thành loại vũ khí giết người hàng loạt!

Cũng chính vì sự gia tăng mạnh mẽ của tài chính phái sinh mà năm 2008 đã nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính. 

Từ cuối thế kỷ XX đến nay, nền kinh tế thị trường đã thâm nhập vào mọi ngõ ngách trên toàn cầu. Đặc biệt là sự xuất hiện của Internet đã khiến cho thế giới  trở nên vừa chật chội lại vừa rất bao la. Và thông tin về các doanh nghiệp cũng vừa rất cụ thể nhưng cũng hết sức mông lung. Nhiều công ty chỉ trong một thời gian ngắn sau khi lên sàn đã có giá trị vốn hoá hàng tỉ, thậm chí hàng chục tỉ USD. Chưa bao giờ nền kinh tế toàn cầu vừa vô cùng nhiều tiền lại vừa trở nên khát vốn đến thế.

Sau khủng hoảng tài chính 2008, để phục hồi kinh tế và kích thích tiêu dùng, tại Mỹ và một loạt các nước công nghiệp phát triển đã áp dụng chính sách "lãi suất bằng 0%", vì thế đã có hàng nghìn tỉ USD được "bơm" thêm ra thị trường. Hậu quả là nợ nần (trong đó có nợ công, nợ để đầu tư và nợ để mua sắm…) ngày càng phình to. Theo thống kê tại Mỹ, nợ do vay để "chơi" chứng khoán đã vượt ngưỡng 500 tỉ USD. Năm 2009, khi nhậm chức Tổng thống Mỹ, ông B.Obama đã chỉ trích ông G.Bush vì để mức nợ công khổng lồ: 4.000 tỉ USD. Tuy nhiên, sau 6 năm ông B.Obama nắm quyền, con số nợ công của nước này đã lên tới hơn 18.000 tỉ USD (khoảng 110% GDP). Còn nếu tính cả tổng khối lượng nợ mà nền kinh tế Mỹ đang phải gánh đã là 40.000 tỉ USD.

Tiền càng được bơm ra nhiều bao nhiêu thì mức nợ của các nền kinh tế càng lớn bấy nhiêu. Nợ công của cả EU đã là 12.000 tỉ euro, còn của Nhật Bản đã bằng 240% GDP. 

Những bong bóng của nền kinh tế Trung Quốc

Sự phát triển mạnh mẽ trong cả một quá trình dài đã giúp kinh tế Trung Quốc trở thành một thế lực cạnh tranh với kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, do phát triển quá nóng nên đằng sau vẻ hào nhoáng ấy luôn ẩn chưa những bóng đen.

Nhờ xuất khẩu mà Trung Quốc có được một lượng dự trữ ngoại tệ khổng lồ, hơn 3.000 tỉ USD. Và cũng do hấp lực của sự tăng trưởng nên những dòng tiền đầu tư liên tục đổ về đây.

Vấn đề lớn nhất đối với kinh tế Trung Quốc là lượng tiền đổ vào cơ sở hạ tầng và bất động sản. Với mục tiêu đẩy mạnh sản xuất công nghiệp và "đón bắt" nhu cầu về nhà cửa mà đường sá và các công trình xây dựng tại nước này đã được triển khai quá nhiều. Hậu quả là một lượng tiền khổng lồ đã được rót cho các lĩnh vực này, quá nhiều nguyên liệu và vật tư (xăng dầu, sắt thép…) được nhập khẩu và cuối cùng là một lượng lớn nhà cửa ế thừa không tiêu thụ được.

Chính vì sự đầu tư thái quá này mà chỉ trong vòng 7 năm, nợ công của Trung Quốc đã tăng gấp 4 lần, từ mức 7.000 tỉ USD, đến cuối năm ngoái đã tăng lên 28.000 tỉ USD. 

Vì nền kinh tế dựa vào xuất khẩu trong khi sức tiêu dùng ở trong nước vẫn còn thấp hơn nhiều so với tại Mỹ (70% chi tiêu của người dân Mỹ là cho tiêu dùng) nên khi xuất khẩu chững lại cũng là lúc những bất cập bắt đầu bộc lộ. Xuất khẩu giảm kéo theo nhập khẩu cũng giảm. Hàng hoá ế thừa kéo theo tình trạng giá hàng hoá bị "đóng băng".

Những vấn đề nêu trên tất yếu sẽ dẫn tới những biến động trên thị trường chứng khoán. 

Mặc dù những dấu hiệu tiêu cực (bất động sản ế ẩm, tốc độ tăng trưởng chững lại, hàng hoá ế thừa…) đã xuất hiện từ hơn 1 năm qua, nhưng giá cổ phiếu cho đến tận những ngày cuối năm 2014 vẫn liên tục tăng càng cho thấy thị trường Trung Quốc trở nên thiếu thực chất. Thời gian qua mới chỉ có "bong bóng" cổ phiểu phát nổ mà giá trị vốn hoá trên thị trường chứng khoán Trung Quốc đã bay hơi hơn 3.000 tỉ USD. Nếu "bong bóng" bất động sản bục ra nữa thì chưa biết hậu quả sẽ lớn tới chừng nào.

Và những nghịch lý

Do chính sách "lãi suất 0%" của Mỹ và các nước EU đã dẫn tới thực trạng lạm phát luôn ở mức quá thấp (thậm chí là âm) và hàng nghìn tỉ USD (hoặc euro) do phát hành trái phiếu chỉ để "cho không".

Sau khủng hoảng năm 2008, các "đầu tàu" kinh tế của thế giới đều trở nên quá ì ạch, tốc độ phát triển không như kỳ vọng và vì thế đã làm cho giá các mặt hàng nguyên, nhiên liệu tụt giảm, Index Composite hôm thứ 2 (24/8) xuống thấp nhất kể từ năm 1999. Cũng chính vì lý do này mà "cuộc chiến dầu mỏ" giữa Vương quốc dầu Saudia Arabia và dầu khí đá phiến của Mỹ thêm phần khốc liệt đã dẫn tới sự nản lòng của các nhà đầu tư và nhiều khoản tín dụng vào dầu đá phiến rất có khả năng mất vốn.

Việc kinh tế Trung Quốc bị "ốm" đã làm cho các nền kinh tế dựa vào xuất khẩu nguyên liệu cũng lao đao theo.

Thị trường tài chính phái sinh đã làm cho khác biệt giữa vốn hoá với giá trị tài sản thật trở nên quá lớn. Vì thế đã tạo ra sự ảo tưởng và hậu quả là "tiêu trước, đôi khi ăn cả vào vốn".

Khi tăng trưởng kinh tế bị chậm lại và thị trường chứng khoán lao dốc, ngân hàng trung ương Trung Quốc đã phá giá đồng nhân dân tệ. Ngay lập tức hầu hết các nước đang phát triển và các nước có tỉ trọng buôn bán đáng kể với Trung Quốc đã phải "lao" theo. Hệ quả là một cuộc chiến tiền tệ đang có nguy cơ nổ ra.

Nếu tới đây Fed thay đổi chính sách thì đồng USD sẽ lên giá và các dòng vốn sẽ dồn về Mỹ. Tuy nhiên, các khoản vay sẽ trở nên đắt hơn và sức cạnh tranh của sản xuất sẽ trở nên yếu ớt hơn.

Nhận định sau đây của The Wall Street Journal và các chuyên gia của HSBC sẽ thay cho lời kết: "Chính sách tiền tệ nới lỏng và ưu đãi thuế khoá của các quốc gia đang đẩy nền kinh tế thế giới lâm vào tình trạng nợ công gia tăng và thâm hụt ngân sách ngày càng thêm trầm trọng" và "kinh tế toàn cầu hiện nay giống như một con tàu đang chòng chành giữa sóng gió của đại dương mà lại không mang theo phao cứu sinh".

Theo Chinhphu.vn

Tin mới

Nam Định tổ chức Hội nghị giao ban báo chí tháng Ba
Nam Định tổ chức Hội nghị giao ban báo chí tháng Ba

Chiều 29/3, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nam Định và Sở Thông tin và Truyền thông Nam Định chủ trì tổ chức Hội nghị giao ban báo chí tháng 3/2024.

Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024
Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024

Chiều ngày 29/3, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định tổ chức Lễ phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024 nhân kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam (1/4/1959 - 1/4/2024).

Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"
Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"

Thời gian qua, nhiều khách hàng của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) phản ánh việc tài khoản tiết kiệm của họ bỗng dưng "mất tiền". Gần nhất là vụ 8 khách hàng gửi tiền bị chiếm đoạt hơn 300 tỷ đồng.

Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX
Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX

Sáng 29/3, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX tổ chức Hội nghị lần thứ 20. Các đồng chí: Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Quốc Chung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Hương Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

Ngày 29/3/2024, Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh năm 2023 (kiểm toán), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.

Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh

Sáng 29/3, tại Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.