Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Ván cờ Syria: Nga tưởng thắng nhưng sắp thành bại tướng?

Việc tạm thời lôi kéo được

THCL Việc tạm thời lôi kéo được Thổ Nhĩ Kỳ và lập sân bay quân sự ở Iran chẳng có ý nghĩa gì nếu Nga để Mỹ chia cắt đất nước Syria.

Chúng ta đã biết rằng, Mỹ đã triển khai không quân ở căn cứ Rimelan. Điều này cho thấy, Mỹ không chỉ đơn thuần là tìm cách thay thế sân bay Incirlik ở Thổ Nhĩ Kỳ mà đã bắt đầu tung con bài cuối cùng và triển khai “Kế hoạch B” của mình ở Syria.

Mỹ tung con bài cuối cùng là người Kurd?

Bắt đầu từ hồi tháng 4 năm nay, lực lượng Cảnh sát người Kurd (Asayish) và lực lượng vũ trang địa phương Syria (NDF) của tỉnh al-Hasakah - lực lượng ủng hộ chính quyền Assad, đã giao chiến kịch liệt với nhau ở khu vực thành phố Qamishli, thủ phủ của tỉnh này.

Sau đó, chính phủ Syria và PYD (Chính quyền tự trị người Kurd) đã nhiều lần đạt được thỏa thuận ngừng bắn, nhưng chúng không tồn tại được quá vài ngày và xung đột vẫn tiếp diễn cho đến nay, bất chấp những cố gắng nhiều lần của PYD và chính phủ Syria.

Điểm đặc biệt đáng chú ý là Qamishli nằm đối diện với thành phố Nusaybin, thuộc tỉnh Mardin, ở đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, được Nga và Syria đặc biệt coi trọng trong chiến lược trấn thủ đông bắc, chống lại sự xâm nhập của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ (trước đây) và lực lượng IS từ Iraq sang.

Ngoài ra, việc Nga chú ý đặc biệt tới thành phố này và quân đội Syria tiếp tục đồn trú ở đây cũng nhằm mục đích ngăn chặn phạm vi chiếm giữ và ảnh hưởng quá lớn của người Kurd, đồng thời làm đối trọng với lực lượng Mỹ đang tràn vào các khu tự trị của PYD.

Hồi giữa tháng 1 vừa qua, có tin cho biết, Nga đã điều chuyên gia và lính công trình không quân đến tu sửa sân bay Qamishli, nhằm biến nó trở thành căn cứ không quân, khống chế không phận đông bắc Syria và ngã 3 biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq.

Một mục đích khác của Nga khi nhắm đến căn cứ này là nhằm đối phó với việc Mỹ đã triển khai quân đến sân bay quân sự Rimelan, cách Qamishli khoảng 70km (địa điểm mà Mỹ đã biến thành căn cứ không quân và vừa đưa máy bay chiến đấu đến đó, chính thức hiện diện quân sự ở Syria).

Do đó, không có gì lạ khi trong thời gian qua, lực lượng vũ trang người Kurd liên tục gây sự với quân chính phủ Syria, nhằm tạo cớ gây xung đột quy mô lớn, với ý đồ trục xuất lực lượng trung thành với Assad ra khỏi al-Hasakah.


Sân bay Rmeilan Mỹ đang đồn trú cách sân bay Qamishli chưa đầy 70km

Chính quyền Syria đã liên tiếp phải nhượng bộ, nhằm giữ nguyên hiện trạng để tập trung tấn công các lực lượng của phe đối lập. Tuy nhiên, tình trạng nhùng nhằng này không thể giữ được lâu bởi tình hình chiến sự Syria và khu vực biến chuyển quá nhanh.

Việc lực lượng đối lập bị vây hãm ở Aleppo và đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt, cùng với việc bị Thổ Nhĩ Kỳ phong tỏa căn cứ Incirlik, đồng thời quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ và Nga-Iran bước lên tầm cao mới đã buộc Mỹ phải tung ra con bài cuối cùng là người Kurd.

Assad-người Kurd: Cùng mục tiêu nhưng đối lập về mục đích

Những cuộc đụng độ giữa lực lượng ủng hộ chính phủ Syria và lực lượng vũ trang người Kurd trong thời gian vừa qua đã cho thấy, mối quan hệ giữa hai bên đơn thuần là sự cộng tác giữa 2 đối thủ chống một kẻ địch chung mạnh hơn là các tổ chức khủng bố IS và al-Nusra.

Mặc dù vẫn hợp tác với Syria để đánh IS và al-Nusra, nhưng cả người Kurd và chính quyền Assad cũng chỉ nhằm phục vụ lợi ích của chính mình, còn thực sự chưa bao giờ họ coi nhau là đồng minh hay bạn bè và mối quan hệ lỏng lẻo này có thể bị phá vỡ bất cứ lúc nào.

Về bản chất, mối quan hệ giữa chính quyền Syria và người Kurd là “cùng mục tiêu nhưng đối lập về mục đích”. Cả 2 bên đều muốn thực hiện mục tiêu truy quét các tổ chức khủng bố ở phía bắc nhưng mục đích của Assad là giải phóng đất nước khỏi tay các tổ chức khủng bố, còn với người Kurd là chiếm đoạt lãnh thổ để lập khu tự riêng.

Sự đồng nhất về mục tiêu có thể khiến 2 bên tạm thời hòa hoãn để đạt được mục tiêu trước mắt nhưng sự đối lập về mục đích trước sau cũng khiến 2 bên trở mặt thành thù. Bước ngoặt này có thể đến nhanh hay chậm tùy thuộc vào điều kiện chiến trường Syria và ý định của những “người đỡ đầu” của cả 2 bên (tức Nga và Mỹ).

Về bản chất, cả Nga lẫn Mỹ đều hợp tác và trợ giúp người Kurd Syria trong cuộc chiến chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS, nhưng Moscow chưa bao giờ điều khiển được người Kurd, mà “ông chủ” thực sự của YPG chính là Washington.

Sự hợp tác với người Kurd trong chiến dịch quân sự chống khủng bố IS là điều bất đắc dĩ bởi lực lượng quân sự của Syria quá mỏng. Đây là con dao hai lưỡi mà nếu Damascus và Mosscow không kiểm soát được thì chắc chắn họ sẽ nhận lấy phần lưỡi và trao cán dao cho Washington.

Người Kurd Syria là công cụ để thực hiện các mục tiêu của Washington để đạt được mục đích lật đổ chính quyền Assad, do đó, trước sau gì Mỹ cũng sẽ sử dụng con bài người Kurd để đập lại Assad, nhằm lật ngược tình thế ở Syria và Trung Đông.

Đặc biệt là khi Mỹ chính thức đưa máy bay đến căn cứ không quân Rimelan và quyết định đưa ra “vùng cấm bay” không chính thức ở al-Hasakah, giới chức lãnh đạo Lầu Năm Góc đã sử dụng đến con bài người Kurd, chính thức khởi động “Kế hoạch B” của mình là chia cắt Syria.

Mỹ khởi động “Kế hoạch B”, Nga thất thế trong ván cờ Syria

Nhìn sự việc ở Qamishli và Rmeilan dưới góc độ khác, sự nguy hiểm còn lớn hơn. Nếu xung đột bùng phát trên quy mô lớn, quân đội Syria và lực lượng ủng hộ vốn chỉ chiếm cứ được một khu vực nhỏ của al-Hasakah, sẽ dễ dàng bị quét sạch khỏi khu tự trị người Kurd.

Trong 3 vùng thuộc Khu tự trị mà người Kurd tuyên bố, bao gồm Jazira Canton (tỉnh al-Hasakah) và Afrin Canton, Kobane Canton (2 thị trấn thuộc tỉnh Aleppo), Mỹ đã xây dựng sân bay ở al-Hasakah và điều quân vào khu vực đập nước Tishrin ở gần Kobani (Kobane).

Mỹ sẽ xây dựng các sân bay, công trình quân sự biến khu vực tự trị người Kurd thành các điểm tập kết binh lực, dự trữ vũ khí trang bị. Ngoài ra, Washington có thể mở các căn cứ huấn luyện cho binh lính người Kurd và những ai nữa thì có trời mới biết.

Thông qua con bài người Kurd, Washington thực chất đã xây dựng được một “tiểu vương quốc”, đường hoàng hiện diện bên trong lãnh thổ Syria mà chính quyền Damascus không thể làm gì được. Sau này, đó sẽ là mối họa lớn khiến Syria không lúc nào yên.


Mỹ đã sử dụng con bài cuối cùng của mình là người Kurd và triển khai “Kế hoạch B” ở Syria

Nếu người Kurd chiếm giữ toàn bộ phần đất của các tỉnh Aleppo, al-Raqqa, al-Hasakah thì họ sẽ kiểm soát toàn bộ các tỉnh phía bắc Syria, giáp với Thổ Nhĩ Kỳ và có thể thành lập khu tự trị rộng lớn hơn so với tuyên bố ban đầu, chạy dọc biên giới Syria, sang đến khu tự trị Kurd ở Iraq.

Kể cả khi người Kurd vẫn giữ nguyên quy chế tự trị, không tuyên bố tách ra thành lập quốc gia riêng thì sự hiện diện của quân Mỹ ở đây cũng sẽ khiến Damascus không bao giờ còn kiểm soát được các khu vực này nữa. Người Kurd và đằng sau là Mỹ mới là các “ông chủ” thực sự của khu vực phía bắc Syria.

Việc Nga triển khai máy bay ở sân bay Hamadan của Iran hay tiềm tàng khả năng hiện diện ở sân bay Incirlik ở Thổ Nhĩ Kỳ thời gian qua được giới truyền thông thế giới tung hô là thắng lợi tuyệt đối của Moscow trước Washington hay Nga đang xoay chuyển cục diện Trung Đông… nhưng thực tế cục diện Syria cho thấy Nga đang ở thế bất lợi.

Dù Nga có làm được bất cứ điều gì ở Iran hay Thổ Nhĩ Kỳ nhưng nếu đất nước Syria bị chia cắt, chính quyền Assad mất đi một phần khá lớn lãnh thổ phía bắc thì đó sẽ là thất bại tồi tệ nhất của Nga và cá nhân ông Putin, mà những hệ quả sau nó cũng sẽ rất lớn.

Thổ Nhĩ Kỳ vốn rất lo lắng về vấn đề người Kurd, qua phút dỗi hờn ban đầu có lẽ cũng sẽ phải quay về với Mỹ để nhờ cậy giải quyết vấn đề người Kurd ở Syria và Iraq. Mối quan hệ đồng minh đang tràn đầy hy vọng giữa Moscow và Ankara may ra chỉ giữ được ở mức trước khi Nga can thiệp vào Syria.

Trong ván cờ Syria, Nga tưởng đang ở trên thế thắng nhưng thực tế là đang thất thế. Vậy cụ thể Kế hoạch B của Mỹ ở Syria là gì? Và Nga có thể làm gì để cứu vãn cục diện? Điều này chúng ta sẽ tìm hiểu sau.

Theo Báo Đất Việt

Tin mới

Gần 500 cán bộ, đảng viên, người lao động Khối Doanh nghiệp tham gia Ngày hội hiến máu tình nguyện
Gần 500 cán bộ, đảng viên, người lao động Khối Doanh nghiệp tham gia Ngày hội hiến máu tình nguyện

Ngày 20/4, Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện TP. Hải Phòng phối hợp với Đảng ủy Khối Doanh nghiệp thành phố tổ chức Ngày hội hiến máu tình nguyện của cán bộ, đảng viên, người lao động Khối Doanh nghiệp thành phố.

Hội Nhãn khoa TP. Hải Phòng tổ chức Đại hội lần thứ Nhất, nhiệm kỳ 2024 – 2029
Hội Nhãn khoa TP. Hải Phòng tổ chức Đại hội lần thứ Nhất, nhiệm kỳ 2024 – 2029

Ngày 20/4, tại Bệnh viện Mắt Hải Phòng, Hội Nhãn khoa thành phố tổ chức Đại hội lần thứ Nhất, nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Tesla đề nghị với nhân viên bị sa thải khoản trợ cấp thôi việc tương đương hai tháng lương
Tesla đề nghị với nhân viên bị sa thải khoản trợ cấp thôi việc tương đương hai tháng lương

Sa thải lúc nửa đêm, nhân viên checkin mới biết đã 'bay màu' khỏi hệ thống, Tesla đền bù trợ cấp thôi việc tương đương với hai tháng lương.

Bắt đối tượng vận chuyển động vật quý hiếm trái phép
Bắt đối tượng vận chuyển động vật quý hiếm trái phép

Ngày 20/4, Trạm Cảnh sát Giao thông (CSGT) Diễn Châu thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Nghệ An cho biết, vừa bắt 2 đối tượng về hành vi vận chuyển động vật nguy cấp, quý hiếm, thu giữ 3 cá thể tê tê.

Lỗi vượt đèn đỏ, đèn vàng với ô tô, xe máy sẽ bị phạt bao nhiêu?
Lỗi vượt đèn đỏ, đèn vàng với ô tô, xe máy sẽ bị phạt bao nhiêu?

Đối với ô tô, xe máy khi tham giam giao thông mà vượt đèn đỏ, đèn vàng sẽ bị xử phạt ra sao? Sau đây là chi tiết mức phạt các lỗi trên với các tài xế vi phạm.

Tổng Giám đốc Tổng công ty Khánh Việt, đột ngột qua đời ở tuổi 53 vì tai nạn
Tổng Giám đốc Tổng công ty Khánh Việt, đột ngột qua đời ở tuổi 53 vì tai nạn

Tổng Giám đốc Tổng công ty Khánh Việt đột ngột qua đời vì tai nạn