Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Độc đáo lễ hội Cấp sắc của người Dao Văn Chấn

Từ xa xưa, Đồng bào Dao quan niệm rằng người con trai phải t

Từ xa xưa, Đồng bào Dao quan niệm rằng người con trai phải trải qua lễ cấp sắc mới được coi là trưởng thành, mới có tâm có đức, biết phân biệt phải trái. Trải qua cấp sắc  mới được công nhận là con cháu của Bàn Vương tổ tiên của người Dao.

Lễ thụ đèn

Ở huyện Văn Chấn, Tỉnh Yên Bái, người Dao chiếm khoảng 8% dân số, sinh sống chủ yếu ở xã Nậm Lành, Nậm Mười, Minh An… Những nét văn hóa truyền thống, mang đậm bản sắc của dân tộc như: tiếng nói, trang phục và các lễ hội luôn được cộng đồng người Dao gìn giữ trong năm, trong đó có nghi lễ quan trọng đặc biệt đối với mỗi người đàn ông là Lễ cấp sắc.

Lễ cấp sắc của người Dao có 3 bậc: 3 đèn, 7 đèn và 12 đèn. Thông thường người Dao tổ chức lễ cấp sắc vào dịp mùa xuân, khi mọi công việc đồng áng, nương rẫy đã hoàn tất. Đấy là  lúc mọi thành viên trong gia đình tập trung dọn dẹp nhà cửa, chọn ngày tốt, ngày phù hợp với gia chủ để tổ chức lễ cấp sắc.

Ông Lý Kim Kinh,  bí thư đảng ủy xã Nậm Lành huyện Văn Chấn cho biết: “Ngày nay tuy Lễ cấp sắc của người Dao Nậm Lành đã được rút ngắn rất nhiều, nhưng vẫn đảm bảo các nghi thức truyền thống của tổ tiên. Trước nghi lễ, người được cấp sắc phải ngoan ngoãn, không nói tục, không cãi chửi nhau, không vào rừng chặt cây, không sát sinh… Lễ cấp sắc hoàn thành cũng là lúc người đàn ông tự nhận thấy trưởng thành hơn, sống có trách nhiệm hơn, làm việc thiện, có ích cho gia đình và xã hội, tránh mọi thói hư tật xấu”.

Để nghi lễ diễn ra trang trọng, tiết kiệm, gần đây các gia đình cùng một dòng họ cùng tổ chức một lần, ngày, giờ chọn sao cho phù hợp với tuổi của người anh cả. Lễ phẩm chuẩn bị gồm có: thịt lợn, gà, gạo, rượu và các vật phẩm khác. Khi đã có đủ điều kiện về thời gian và vật chất, gia chủ tiến hành mời thầy Cả - là thầy Mo cao tay, có uy tín trong làng đến đến làm lễ. Số lượng khách mời được gia chủ tính toán kỹ lưỡng, ngoài ra còn mời các thanh niên trẻ trong bản đến hát múa cho buổi lễ long trọng bởi theo quan niệm của người Dao: trong buổi lễ cấp sắc càng có nhiều người đến chứng kiến, chung vui thì gia chủ càng may mắn.

Ông Lý Kim Kinh – bí thư đảng ủy xã Nậm Lành huyện Văn Chấn cho biết:  Lễ cấp sắc phải trải qua 2 bước gồm lễ thụ đèn và lễ cúng Bàn Vương. Trước khi vào làm lễ cả thầy và trò đều phải được tẩy uế, thanh tịnh. Đồ cúng gồm có thịt lợn sống, rượu, giấy bản (tiền âm phủ). Ông thầy cả mở tranh thờ trước bàn thờ rồi cúng, đánh trống mời Bàn Vương, tổ tiên, báo cáo về việc tổ chức lễ cấp sắc của gia chủ. Nghi thức quan trọng nhất trong lễ cấp sắc của người Dao đó là lễ thụ đèn, đây là thời điểm các thầy thụ lễ cho các trò.

Người Dao cho rằng: một người trưởng thành nhất thiết phải có 3 người dạy dỗ, thứ nhất là bố mẹ sinh ra mình, dạy cho biết đi, biết nói, biết cách làm ăn, biết tôn trọng ông, bà, cha, mẹ; Người thầy thứ 2 là thầy giáo dạy chữ, dạy cho biết đọc, biết viết, biết giao tiếp xã hội (người Dao còn có tục dạy chữ cho con cháu vào những ngày Tết); người thầy thứ 3 chính là thầy Mo cấp sắc cho các trò để các trò trưởng thành. Lúc này người được cấp sắc ăn mặc chỉnh tề, hai tay cầm đoạn nứa, hoặc đoạn vầu bằng cổ tay, cao bằng vai và ngồi trên chiếu để thầy đốt đèn. Đèn được đặt trên đầu và ngang 2 vai người thụ lễ, các thầy đi vòng quanh các trò, vừa đi vừa cúng để truyền thụ cho các trò. Bài cúng ý nghĩa nhất là 10 điều cấm kỵ, 10 điều phải làm tập trung vào các chuẩn mực đạo đức như: không đánh chửi nhau, không trộm cắp, không bỏ vợ, không bất trung bất hiếu, sống tu nhân tích đức…

Anh Triệu Phúc Á là người con của của dòng họ Triệu ở thôn Nậm Kịp xã Nậm Lành huyện Văn Chấn. Anh là người mới được cấp sắc cùng với những anh, em trong dòng họ, anh cho biết: “Trước đây khi đến tuổi mà chưa được cấp sắc thì anh cảm thấy rất thiệt thòi, những công việc lớn trong gia đình, dòng họ ít được tham gia. Từ khi được cấp sắc thấy mình trưởng thành hơn, làm nhiều việc có ích cho gia đình, dòng họ và cho xã hội. Mình thấy mình đã thực sự trở thành người lớn”

Lễ cấp sắc của người Dao (Văn Chấn) là nét văn hóa độc đáo của dân tộc, một tập tục, một hình thức rèn luyện, giáo dục nhân cách cho mọi thành viên trong cộng đồng, góp phần xây dựng nếp sống tốt đẹp. Để bảo tồn và duy trì bản sắc văn hóa của ngưởi Dao, hiện nay tỉnh Yên Bái đã có chủ trương bảo tồn và duy trì, đồng thời lập hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền công nhận lễ cấp sắc là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại./.

Nguyễn Nhật Thanh

Đài Truyền Thanh – Truyền Hình Thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Tin mới

Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII
Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Tạp chí Thanh niên phối hợp cùng Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VII.

5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?
5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?

Việt Nam có mạng lưới sông suối dày đặc, trong đó có nhiều con sông lớn, là nguồn tài nguyên quan trọng...

Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu
Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Theo thông tin từ Cục QLTT tỉnh Thái Bình, Đội quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 23.5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu.

Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024
Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024

Vừa qua, UBND TP. Hải Phòng vừa ban hành quyết định số 1325/QĐ-UBND quyết định về việc kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm đợt “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”.

Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố
Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố

Địa phương nào để xảy ra cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật do buông lỏng quản lý, chủ quan, thiếu trách nhiệm thì Chủ tịch UBND quận, huyện nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố….

Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.