Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Vụ Su-22 rơi: Tăng thêm người nhái, nỗ lực kiếm tìm

THCL- Cùng với các lực lượng và phương tiện có mặt tìm kiếm từ 3 ngà

THCL Cùng với các lực lượng và phương tiện có mặt tìm kiếm từ 3 ngày qua, ngày 19/4, Quân chủng Hải quân tăng cường thêm 12 người nhái, 3 tàu quân sự gắn thiết bị dò tìm hiện đại bằng sóng siêu âm.


Thiếu tướng Đỗ Minh Tuấn, Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không Không quân hiện đang có mặt tại hiện trường để chỉ đạo công tác công tác tìm kiếm cứu nạn.

Sở chỉ huy được lập ngay trên tàu Kiểm ngư 781 với sự phối hợp cùng của nhiều lực lượng: Biên phòng, hải quân, phòng không không quân, cảnh sát biển, đặc công, bộ đội địa phương và cả thợ lặn là ngư dân Bình Thuận.

Cùng với các lực lượng và phương tiện có mặt tìm kiếm từ 3 ngày qua, ngày 19/4, Quân chủng Hải quân tăng cường thêm 12 người nhái, 3 tàu quân sự gắn thiết bị dò tìm hiện đại bằng sóng siêu âm. 

Để trục vớt vật thể được phát hiện nằm dưới đáy biển nghi là thân máy bay, Cảnh sát biển đã tăng cường thêm 1 tàu có thiết bị có khả năng cẩu trục và chứa vật thể có khối lượng lớn… Hỗ trợ các tàu tìm kiếm còn có 4 trực thăng bay trên bầu trời.

Đến 11h trưa 19/4, từ hiện trường, một số cán bộ có trách nhiệm cho biết, đã 3 ngày trôi qua, nhưng vẫn chưa có thông tin gì về 2 phi công mất tích. Lực lượng tìm kiếm cứu nạn chỉ mới tìm thấy một số bộ phận nhỏ của một trong 2 máy bay Su-22 gặp nạn vào trưa 16/4.



* Ngày 18/4, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và đoàn công tác có mặt tại hiện trường trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo công tác tìm kiếm, cứu nạn vụ 2 máy bay Su-22 rơi trên vùng biển Bình Thuận.

Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ chỉ đạo tập trung tìm kiếm dưới đáy biển, đồng thời yêu cầu các lực lượng tiếp tục đẩy mạnh công tác tìm kiếm với tinh thần khẩn trương, nỗ lực cao nhất, bằng mọi biện pháp để tìm phi công và máy bay.

Trong ngày 18/4, lực lượng hỗn hợp đã huy động 2 máy bay, 6 tàu, nhiều phương tiện máy móc cùng hằng trăm cán bộ, chiến sĩ tham gia công tác tìm kiếm. Riêng Lữ đoàn Đặc công 5 (Binh chủng Đặc công) đã cử 20 chiến đấu viên, chia làm 5 kíp liên tục thay nhau lặn xuống đấy biển dò tìm. Hiện nay, do vùng biển tại khu vực máy bay rơi có mực nước khá sâu, cộng thêm dòng hải lưu chảy xiết nên đã ảnh hưởng khá lớn tới tiến độ và kết quả tìm kiếm của các lực lượng.

Cho đến 16 giờ cùng ngày, các chiến đấu viên đã phát hiện thêm và kéo lên mặt nước được 1 thùng dầu phụ, 1 khung nắp buồng lái của máy bay. Ngoài ra, cán bộ, chiến sĩ của đơn vị cũng đã bắt đầu tiếp cận được 1 vật dự đoán là một bộ phận của thân máy bay đang nằm sâu dưới đáy biển.

Thiếu tướng Đỗ Minh Tuấn, Phó Tư lệnh Quân chủng PK-KQ cho biết, trong ngày 19-4, ngoài duy trì lực lượng và phương tiện hiện có, Quân chủng Hải quân sẽ tăng cường thêm 12 người nhái, 3 tàu gắn thiết bị dò tìm dưới đáy biển; lực lượng cảnh sát biển tăng cường 1 tầu có thiết bị kéo và chứa các vật thể nặng; lực lượng Bộ đội Biên phòng tăng cường thêm 1 tàu; các lực lượng khác như PK-KQ, kiểm ngư, đặc công, Bộ CHQS tỉnh Bình Thuận… cũng sẽ tăng cường thêm cán bộ, chiến sĩ, phương tiện tới hiện trường. Giải pháp chính sẽ là ưu tiên sử dụng người nhái, thợ lặn cùng các tàu có thiết bị chuyên dụng để rà soát, mở rộng khu vực tìm kiếm. Ngày 19-4, thủ trưởng Bộ Tổng tham mưu và  các đồng chí trong Bộ Tư lệnh Quân chủng PK-KQ cũng sẽ tiếp tục trực tại Sở chỉ huy phía trước của lực lượng tìm kiếm hỗn hợp để chỉ đạo công tác tìm kiếm, cứu nạn.

Bên cạnh nỗ lực tham gia công tác tìm kiếm, cứu nạn. Những ngày qua, Quân chủng PK-KQ đã thường xuyên động viên, giúp đỡ gia đình 2 phi công gặp nạn. Bên cạnh hoạt động thăm hỏi, động viên của lãnh đạo, chỉ huy và cán bộ, chiến sĩ, Trung đoàn 937 đã cử lực lượng y tế thường xuyên theo dõi, chăm sóc sức khỏe cho người thân của 2 phi công; chuẩn bị chu đáo nơi ăn, ở cho những người thân ở xa, động viên gia đình giữ bình tĩnh, hy vọng vào công tác tìm kiếm, cứu nạn của các lực lượng.

Trao đổi với phóng viên Báo Quân đội nhân dân, lãnh đạo Quân chủng PK-KQ cho biết, hiện nay, chỉ huy đơn vị đã dự kiến và chuẩn bị cho các tình huống có thể xảy ra. Tuy nhiên ưu tiên hàng đầu vẫn là động viên cán bộ, chiến sĩ đơn vị an tâm tư tưởng; tập trung huy động tối đa người và phương tiện, tranh thủ thời gian, tích cực tham gia tìm kiếm, cứu nạn để sớm tìm được phi công và máy bay.

Các tàu tìm kiếm tập trung tại khu vực xác định máy bay rơi (từ phải qua trái: Tàu BP-11-19-01, tàu CSB-2009 và tàu KN-833). Ảnh Thanhnien.com.vn

Sáng nay ngày 18/4, các lực lượng tìm kiếm bắt đầu tìm kiếm trở lại 2 chiếc máy bay Su 22 bị rơi trên vùng biển đảo Phú Quý làm 2 phi công mất tích sau một đêm tạm nghỉ. Đến 8h sáng nay việc tìm kiếm 2 phi công mất tích là trung tá Lê Văn Nghĩa và đại úy Nguyễn Anh Tú vẫn chưa có kết quả.

Hiện nay, tại khu vực tìm kiếm các lực lượng và phương tiện gồm tàu Biên phòng tỉnh Bình Thuận, tàu Cảnh sát biển Vùng 3, tàu Hải quân Vùng 4, lực lượng Đặc công nước Đoàn 5 và 1 số phương tiện của ngư dân, máy bay vẫn đang tiếp tục mở rộng tìm kiếm. 

Dự kiến hôm nay, lực lượng chức năng sẽ tiến hành trục vớt phần máy bay được tìm thấy.

*Chiều 17/4, lực lượng tìm kiếm đã phát hiện được một động cơ máy bay và một cánh máy bay. Đêm nay các thợ lặn và lực lượng đặc công sẽ cùng các lực lượng khác tiếp tục triển khai công việc tìm kiếm hai phi công cùng các máy bay bị mất tích.

Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng cho biết, trong đêm nay, các thợ lặn và lực lượng đặc công sẽ cùng các lực lượng khác tiếp tục triển khai công việc tìm kiếm hai phi công cùng các máy bay bị mất tích.

Riêng các máy bay tham gia tìm kiếm dự kiến tạm dừng công việc lúc 16 giờ 30 phút do tầm quan sát vào ban đêm bị hạn chế, ảnh hưởng đến công tác tìm kiếm.

Chiều 17/4, Thiếu tướng Đỗ Minh Tuấn, Phó tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân cho biết, vào lúc 16 giờ chiều cùng ngày, lực lượng tìm kiếm đã phát hiện được phần đuôi của một chiếc máy bay Su-22 nằm sâu dưới mặt biển khoảng 32m tại khu vực có tọa độ: 10 độ 36 phút 30 và 108 độ 51 phút 15, cách đảo Phú Quý (Bình Thuận) khoảng 15km. 

Dự kiến vào sáng mai các lực lượng sẽ tiến hành trục vớt phần đuôi của chiếc máy bay này.

Trong suốt ngày 17/4, công tác cứu hộ đã được các lực lượng triển khai khẩn trương, tích cực. Quân chủng Phòng không-Không quân đã sử dụng 2 máy trực thăng liên tục tìm kiếm trên vùng nghi vấn.

Đồng thời điều động 2 tàu, dự kiến vào sáng mai sẽ điều thêm một tàu dò tìm tới vị trí máy bay rơi, lực lượng bộ đội biên phòng sử dụng một tàu, cảnh sát biển sử dụng một tàu cùng hàng trăm tàu cá của ngư dân đang hoạt động trong vùng biển có máy bay rơi tham gia công tác dò tìm, cứu nạn.

Chiều cùng ngày, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã giao Bộ Tổng tham mưu trực tiếp chủ trì, chỉ đạo, huy động tối đa các lực lượng không quân, hải quân, cảnh sát biển, bộ đội biên phòng, kiểm ngư, đặc công nước và tàu thuyền của ngư dân tham gia dò tìm. 

“Do vị trí của máy bay rơi đã được xác định, vì vậy trong ngày mai sẽ tăng cường các lực lượng trên mặt biển tham gia tìm kiếm”, Thiếu tướng Đỗ Minh Tuấn cho biết.

* Yêu cầu cao nhất và nhiệm vụ ưu tiên số 1 hiện nay là tìm kiếm 2 phi công mất tích. Trong ngày, các tàu chuyên dụng quét đa tia dò kim loại dưới mặt biển, lực lượng thợ lặn đặc công nước cũng đã đến hiện trường tham gia nhiệm vụ tìm kiếm cứu hộ cứu nạn. 

Trong ngày hôm nay, các lực lượng gồm: Cảnh Sát biển, Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Thuận, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Thuận, Quân chủng Hải quân, Lữ đoàn 918 và Sư đoàn 370 của (Quân chủng Phòng không Không quân), Lữ đoàn 5 Đặc công (Bộ Tư lệnh Đặc công), ngư dân Bình Thuận cùng 6 thợ lặn chuyên nghiệp đã được huy động tham gia tìm kiếm hai chiếc máy bay Su 22 của Trung đoàn 937, Sư đoàn Không quân 370 (Quân chủng Phòng không - Không quân) bị nạn. 

Các đơn vị tìm kiếm cứu nạn đã thành lập hai sở chỉ huy. Sở chỉ huy thứ nhất đóng tại sân bay Phan Rang do Quân chủng Phòng không - Không quân tổ chức dưới sự chỉ huy của Thiếu tướng Đỗ Minh Tuấn, Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân. 

Sở chỉ huy thứ hai đóng tại đảo Phú Quý do Sư đoàn Không quân 370 tổ chức dưới sự chỉ huy của Đại tá Trần Văn Lâm, Phó Sư đoàn trưởng Quân huấn Sư đoàn 370. Đến 16.02 phút, các lực lượng tìm kiếm đã phát hiện được một động cơ máy bay và một cánh máy bay. 

* Đến 14h chiều nay (17/7), lực lượng tìm kiếm xác định vị trí 2 máy bay rơi sát nhau, phía nam Hòn Trứng, Phú Quý. 

Sau khi định vị được vị trí, nơi này đã bị phong tỏa hoàn toàn, cấm các tàu qua lại để cơ quan chức năng tiến hành tìm kiếm, cứu hộ, Vov.vn đưa tin. 

Hiện tại, các lực lượng tìm kiếm cứu nạn, bao gồm Không quân, Hải quân, Cảnh sát biển, lực lượng Đặc công biển, Biên phòng Bình Thuận, cùng hơn 200 tàu cá của ngư dân hoạt động ở khu vực lân cận đảo Phú Quý vẫn đang tiếp tục tìm kiếm 2 máy bay Su-22 mất tích và tung tích của 2 phi công.

Lực lượng Biên phòng Bình Thuận đã thông báo cho các tàu cá đang hoạt động xung quanh khu vực máy bay Su-22 mất liên lạc (bước đầu xác định là cách đảo Phú Quý – Bình Thuận khoảng 10 – 15km), tham gia tìm kiếm 2 chiếc máy bay này.

* Dẫn nguồn tin từ Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Thuận Vov.vn cho biết, tại hiện trường lúc này có 1 tàu Cảnh sát biển, 2 tàu của Hải quân vùng 4, 1 máy bay của sư đoàn 370, 1 tàu Biên phòng và lực lượng đặc công nước của Bộ tư lệnh đặc công phối hợp tìm kiếm.


Ngoài ra, cơ quan chức năng của tỉnh Bình Thuận còn thông tin về tọa độ 2 máy bay Su-22 rơi đến các ngư dân đang đánh bắt hải sản quanh khu vực.

Ông Nguyễn Hùng Tân – Chánh Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống Thiên tai và Tìm kiếm cứu hộ cứu nạn tỉnh Bình Thuận cho biết: “Hiện nay qua thông tin liên lạc, các đồn biên phòng đã thông báo khoảng 215 phương tiện của ngư dân đang hành nghề trên biển biết khu vực tọa độ đó để tổ chức tìm kiếm cứu nạn.”

Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Thuận cũng cho biết khoảng 8 giờ sáng nay (17/4), Tàu Biên phòng 11.19.01 của đơn vị cùng các chiến sĩ đã xuất phát từ đảo Phú Quý phối hợp cùng các lực lượng của Bộ Quốc phòng tiếp tục công tác tìm kiếm cứu hộ cứu nạn. Đến 11 giờ trưa nay vẫn chưa có thông tin gì thêm.

Đại tá Võ Đình Tịnh - Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Thuận nói: “Ngoài việc hôm qua vớt được 3 thùng được xác định khả năng là thùng nhiên liệu phụ, đã bàn giao cho Quân chủng Phòng không Không quân rồi. Sáng nay cùng đi phối hợp với 5 thuyền của ngư dân đi giã cào, thả giã cào độ sâu 50 mét với 20 mét tìm kiếm xung quanh tọa độ máy bay rơi".

* Hiện tại Bộ Quốc phòng đang chỉ đạo các đơn vị thuộc Quân chủng Phòng không-Không quân, Hải quân, Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng, Quân khu 7, khẩn trương điều động lực lượng, phương tiện đang hoạt động ở khu vực biển miền Trung và Bình Thuận phối hợp với ngư dân trên biển tìm kiếm, cứu nạn 2 phi công và xác định khu vực máy bay rơi.

Các lực lượng tìm kiếm, cứu nạn đang tích cực hoạt động tại hiện trường. 

Tuy nhiên, lực lượng chức năng chưa tìm thấy phi công và vị trí cụ thể nơi máy bay rơi. 

Quân chủng Phòng không-Không quân tiếp tục điều tra, xác minh làm rõ vụ việc mất an toàn bay nêu trên.

* Bộ Quốc phòng cho biết, lúc 11 giờ 45 phút ngày 16/4, hai máy bay Su-22 của Trung đoàn 937, thuộc Sư đoàn 370 (Quân chủng Phòng không - Không quân) bay huấn luyện, bài bay công kích, bổ nhào, cơ động phức tạp, đường bay Phan Rang - Mũi Rinh, Phú Quý, Bình Thuận đã bị mất liên lạc với Sở Chỉ huy.

Ngay sau khi mất liên lạc, Sư đoàn Không quân 370 đã điều máy bay Mi-171 của Trung đoàn 917 tìm kiếm cứu nạn. Lúc 14 giờ 50 phút ngày 16/4/2015, máy bay tìm kiếm đã phát hiện tại vùng biển có tọa độ 10 độ, 36 phút, 36 giây vĩ Bắc; 108 độ, 51 phút, 30 giây kinh Đông có 4 bình dầu phụ trôi nổi và vết dầu loang trên biển. 

Hiện máy bay Mi-171 đã trở về tiếp dầu để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ bay tìm kiếm cứu nạn.

Hai phi công gặp nạn gồm: Lê Văn Nghĩa (phi công cấp 1), lái máy bay Su-22, số hiệu 5857, cấp bậc Trung tá, chức vụ Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn 937, Sư đoàn 370 và Phi công Nguyễn Anh Tú (phi công cấp 3) điều khiển máy bay Su-22, số hiệu 5863, cấp bậc Đại úy, Phi đội phó Phi đội 1, Trung đoàn 937, Sư đoàn 370.

Hiện nay các cơ quan chức năng của Quân chủng Phòng không - Không quân đang tiếp tục tổ chức lực lượng tìm kiếm và xác định nguyên nhân tai nạn.

Theo Chinhphu.vn

Tin mới

Chiến dịch Điện Biên Phủ, ta tăng cường bắn tỉa, đoạt dù tiếp tế của địch
Chiến dịch Điện Biên Phủ, ta tăng cường bắn tỉa, đoạt dù tiếp tế của địch

Đại đoàn 308, Đại đoàn 312 quyết tâm đào hào chia cắt sân bay địch xong trước kế hoạch; đồng thời tiến hành đẩy mạnh các hoạt động nhỏ, tăng cường bắn tỉa, đoạt dù tiếp tế của địch.

Ưu tiên nguồn lực giám sát các hệ thống thông tin dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
Ưu tiên nguồn lực giám sát các hệ thống thông tin dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long ký văn bản đôn đốc, đảm bảo an toàn thông tin mạng dịp lễ 30/4 - 1/5 và 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ gửi tới các bộ, ngành, địa phương; các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet, nền tảng số cùng những tổ chức tài chính, ngân hàng thương mại trên toàn quốc.

Giá vé máy bay nội địa dịp lễ 30/4 - 1/5 cao ngất ngưởng, nhiều hãng tăng thời gian hoạt động
Giá vé máy bay nội địa dịp lễ 30/4 - 1/5 cao ngất ngưởng, nhiều hãng tăng thời gian hoạt động

Nhằm đối phó với tình trạng thiếu máy bay trong khi nhu cầu đi lại trong dịp lễ 30/4 - 1/5 và mùa hè này tăng mạnh, các hãng hàng không đã xoay xở bằng cách tăng thời gian hoạt động của máy bay, rút ngắn thời gian quay đầu... Tuy nhiên, giá vé bay vẫn cao.

Khi nào được sử dụng căn cước công dân thay hộ chiếu đi du lịch nước ngoài?
Khi nào được sử dụng căn cước công dân thay hộ chiếu đi du lịch nước ngoài?

Việc sử dụng căn cước công dân thay hộ chiếu đi du lịch nước ngoài chỉ được thực hiện khi Việt Nam và nước ngoài ký kết thỏa thuận quốc tế cho phép người dân.

Thời tiết ngày 20/4: Nền nhiệt cả nước tăng
Thời tiết ngày 20/4: Nền nhiệt cả nước tăng

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, ngày 20/4 Bắc Bộ đêm mưa dông, ngày nắng nóng. Khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng gay gắt.

Brand Finance: Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng trưởng 102%, đạt 498,13 tỷ USD
Brand Finance: Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng trưởng 102%, đạt 498,13 tỷ USD

Theo đánh giá của Tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới - Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% trong giai đoạn 2019-2023.