Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thành phố Hồ chí Minh: Cần thiết tăng cường phân cấp quản lý cho đô thị đặc biệt

THCL- Theo Luật Quy hoạch đô thị, TP. HCM là loại đô thị đặc biệt. Tuy nhiên, đến nay, về mặt cơ chế,

THCL Theo Luật Quy hoạch đô thị, TP. HCM là loại đô thị đặc biệt. Tuy nhiên, đến nay, về mặt cơ chế, chính sách, chưa có nét đặc biệt nào đáng kể đối với địa phương này?

Đã có nhiều nghiên cứu đề xuất tăng cường phân cấp quản lý cho thành phố, nhưng hầu như các giải pháp phân cấp hiện nay không đủ đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương, thậm chí còn “trói chân, trói tay”…

Cạnh tranh để phát triển

Tăng cường phân cấp quản lý hay chuyển qua thực hiện mô hình đặc khu kinh tế - đều phải xuất phát từ một nhu cầu duy nhất của TP. HCM đó là tăng cường năng lực cạnh tranh quốc tế để tiếp tục phát triển. Nhu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh của thành phố bức xúc tới mức, có thể nghĩ tới khẩu hiệu “tăng năng lực cạnh tranh hay là… chết”.

Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, đòi hỏi các DN, các đô thị và cả quốc gia cần phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh. Tăng cường phân cấp quản lý cho chính quyền thành phố hay thực hiện mô hình đặc khu kinh tế - đều phải trên cơ sở thỏa mãn nhu cầu tăng năng lực cạnh tranh đó. Vì vậy, trước hết cần khảo sát thật kỹ nhu cầu này đối với chính quyền đô thị để xác định theo mô hình quản lý nào.

Trong vai trò quản lý phát triển, để tăng khả năng cạnh tranh về kinh tế, TP. HCM, khi chính quyền không còn trực tiếp quản lý ,điều hành sản xuất, kinh doanh như thời bao cấp, thì phải tìm mọi cách phát huy cao nhất vai trò “tạo điều kiện”... Chính quyền có 4 biện pháp tạo điều kiện cơ bản (tiếng Anh gọi tắt là 4L): Infratructure (hạ tầng), Incentives (kích thích), Interdiction (ngăn cấm), Information (thông tin).

Bảo đảm hạ tầng cho đô thị được coi là giải pháp tạo điều kiện cơ bản nhất để nâng cao khả năng cạnh tranh hấp dẫn đầu tư và sản xuất, kinh doanh. Từ đây, có thể thấy cơ chế tài chính, cũng như thủ tục hành chính đầu tư hạ tầng có vai trò quyết định như thế nào đến năng lực cạnh tranh của thành phố. Trong nền kinh tế thị trường, mỗi thành phố hoạt động giống như một DN, mức độ nộp ngân sách cũng giống như mức độ đóng thuế của DN, nếu mức thuế quá cao thì DN khó có khả năng tái đầu tư phát triển, có khi còn bị phá sản…

Ngoài cơ chế tài chính, các thủ tục hành chính của chính quyền để tạo điều kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho các DN, cũng như toàn đô thị. Công việc chủ yếu của chính quyền là ra các quyết định (văn bản pháp luật, quyết định điều hành, giấy phép các loại, thông tin thị trường…). Trong vấn đề này, tính năng động, tốc độ ra quyết định của chính quyền có ý nghĩa to lớn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Chẳng hạn, mặc dù không trực tiếp quản lý, nhưng chính quyền đô thị phải giúp các DN phản ứng nhanh với những biến động của thị trường, việc này đòi hỏi chính quyền phải ra quyết định mau lẹ để gỡ khó (về cơ chế, pháp lý) hay hỗ trợ nguồn lực cho DN. Trên thực tế, nhiều trường hợp do thủ tục hành chính về đất đai, đầu tư xây dựng chậm trễ kéo dài - đã làm mất cơ hội đầu tư sản xuất, kinh doanh của DN.

Còn nhiều lỗ hổng

Nhu cầu cạnh tranh kinh tế đòi hỏi tính linh hoạt cao trong cơ chế, chính sách. Độ linh hoạt này thường bị hạn chế bởi các văn bản quy phạp pháp luật.

Trong bối cảnh hiện nay (đang chuyển từ cơ chế hành chính bao cấp sang cơ chế thị trường), các văn bản pháp luật còn mang nhiều tính chất quá độ, thiếu đồng bộ, thiếu khả thi, chồng chéo… Nghĩa là, còn nhiều lỗ hổng hoặc cứng nhắc, không phù hợp với cơ chế thị trường và hoàn cảnh cụ thể ở địa phương. Nhu cầu tăng cường năng lực cạnh tranh đòi hỏi phải phân cấp cho chính quyền thành phố giải quyết những khúc mắc về pháp lý một cách phù hợp và nhanh chóng. Thông tin về pháp luật, về thủ tục hành chính rõ ràng, minh bạch là một nội dung nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các đô thị và quốc gia.

Một nhu cầu khác, việc ra quyết định của chính quyền cần phải sát thực tế. Chính quyền đô thị là cấp có điều kiện ra quyết định sát thực tế đô thị nhất. bởi vì đô thị lớn hay nhỏ, nó vẫn là một “tế bào”. Chính quyền đô thị có điều kiện sâu sát, nắm vững nhất các mối quan hệ trong nội tại “tế bào”. Chính quyền đô thị nắm bắt nhanh nhất nhu cầu của người dân và của thị trường trong đô thị của mình, nắm vững các mối quan hệ thị trường khu vực và quốc tế, tạo khả năng ra quyết định phù hợp thực tế nhất.

Xu hướng dân chủ và xây dựng nhà nước pháp quyền là phát huy vai trò làm chủ và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật của mọi công dân. Trao quyền cho cấp dưới, trao quyền cho nhân viên, phát triển dịch vụ hành chính công - đang là xu hướng phổ biến nhằm tăng năng suất lao động, giảm biên chế, giảm chi phí của bộ máy hành chính công.

Ví dụ, hiện nay, tại TP. HCM đã cho phép thực hiện công chứng tư, thừa phát lại, dịch vụ tư vấn hành chính công. Đó là việc chuyển quyền trách nhiệm hành chính từ Nhà nước cho tư nhân (chịu trách nhiệm trước pháp luật). Xu hướng này cũng làm tăng tính linh hoạt, phản ứng nhanh trong cơ chế thị trường. Do đó, trao quyền cho chính quyền đô thị, trách nhiệm cá nhân - sẽ giúp tăng năng lực cạnh tranh.

Mặc dù cạnh tranh kinh tế là vấn đề then chốt, song năng lực cạnh tranh của một đô thị như TP. HCM, không chỉ giới hạn trong năng lực cạnh tranh kinh tế. Môi trường văn hóa - xã hội, môi trường sinh thái luôn là những yếu tố tạo nền tảng cho năng lực cạnh tranh kinh tế. Các mục tiêu về văn hóa - xã hội và môi trường sinh thái sẽ tạo nên sự khác nhau cơ bản giữa mô hình đô thị đặc biệt với mô hình đặc khu kinh tế.

Nguyên Phó giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc TP. HCM, TS. Võ Kim Cương

Tin mới

Brand Finance: Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng trưởng 102%, đạt 498,13 tỷ USD
Brand Finance: Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng trưởng 102%, đạt 498,13 tỷ USD

Theo đánh giá của Tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới - Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% trong giai đoạn 2019-2023.

Tiếp tục phát hiện một số tiệm bán vàng trang sức không rõ nguồn gốc tại TP. Hồ Chí Minh
Tiếp tục phát hiện một số tiệm bán vàng trang sức không rõ nguồn gốc tại TP. Hồ Chí Minh

Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh tiếp tục tăng cường kiểm tra một số doanh nghiệp tư nhân kinh doanh vàng, phát hiện số lượng trang sức bằng kim loại màu vàng được bày bán kinh doanh không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiện giả mạo nhãn hiệu.

Giá heo hơi hôm nay 20/4: Toàn quốc đồng loạt tăng 1.000 đồng/kg
Giá heo hơi hôm nay 20/4: Toàn quốc đồng loạt tăng 1.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay tăng 1.000 đồng/kg trên toàn quốc. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 59.000 - 63.000 đồng/kg.

Xây dựng thương hiệu Supe Lâm Thao: Con Người là trung tâm
Xây dựng thương hiệu Supe Lâm Thao: Con Người là trung tâm

Ông Trần Đại Nghĩa - Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (Supe Lâm Thao) cho biết: Qua gần 62 năm xây dựng, bảo vệ và phát triển, từ các thế hệ tiền nhiệm cho đến hiện tại đều nhất quán chọn yếu tố văn hóa truyền thống là Con Người cho chiến lược xây dựng thương hiệu của mình.

Giá tiêu hôm nay 20/4: Tăng mạnh, chạm mốc 97.000 đồng/kg
Giá tiêu hôm nay 20/4: Tăng mạnh, chạm mốc 97.000 đồng/kg

Thị trường hồ tiêu trong nước hôm nay vẫn tiếp đà tăng giá chưa dừng lại. Đây là lần tăng phiên thứ 5 liên tiếp trong tuần, đưa giá tiêu trở lại mốc 97.000 đồng/kg.

Gói 120.000 tỷ đồng giải ngân chậm vì kéo dài đến năm 2030?
Gói 120.000 tỷ đồng giải ngân chậm vì kéo dài đến năm 2030?

Gói 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư hiện nay tỉ lệ giải ngân khá thấp. Theo Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú thì đối tượng ở gói vay này do Bộ Xây dựng là cơ quan chủ trì quy định, còn Ngân hàng Nhà nước chỉ thực hiện cho cho vay. Chương trình này có thể kéo dài đến năm 2030.