Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tổ chức hội thảo “giải pháp giữ nước cho Đồng bằng sông Cửu Long”

Vào ngày 10/1 tại Cần Thơ, Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Đại sứ quán Hà Lan và Tổ chức Hợp tác phát triển Đức GIZ đã tổ chức Hội thảo “Giải pháp giữ nước cho Đồng bằng sông Cửu Long”. Trong bối cảnh hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn ra gay gắt buộc Đồng bằng sông Cửu Long phải giữ nước để phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh.

THCL Vào ngày 10/1 tại Cần Thơ, Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Đại sứ quán Hà Lan và Tổ chức Hợp tác phát triển Đức GIZ đã tổ chức Hội thảo “Giải pháp giữ nước cho Đồng bằng sông Cửu Long”. Trong bối cảnh hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn ra gay gắt buộc Đồng bằng sông Cửu Long phải giữ nước để phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh. 

Tổ chức hội thảo “giải pháp giữ nước cho Đồng bằng sông Cửu Long” - Hình 1

Tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long

Tại hội thảo, ông Võ Tuấn Nhân, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhấn mạnh, mục đích của hội thảo là nhằm hỗ trợ Chính phủ và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long xây dựng định hướng, chiến lược và các giải pháp cụ thể để giữ nước trên từng tiểu vùng đồng bằng phù hợp với của từng địa phương.

Hội thảo tập trung vào các vấn đề như: thách thức về quản lý tài nguyên nước của vùng, xem xét khả năng xây dựng chiến lược giữ nước cho toàn khu vực, định hướng cho tương lai về quy hoạch kiểm soát lũ, quy trình vận hành hệ thống tưới tiêu cho vùng trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Song song với đó, là đưa ra các giải pháp sinh kế bền vững phù hợp với điều kiện của từng địa phương dựa trên quan điểm của các tỉnh, thành trong việc đề xuất, lựa chọn ra giải pháp giữ nước tối ưu...

Phát biểu tại hội thảo, Đại sứ Hà Lan tại Việt Nam, bà Nienke Trooster cho biết, giữa Việt Nam và Hà Lan đã có mối quan hệ hợp tác chiến lược về thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý nước. Hiện tại, phía Hà Lan cùng các đối tác đang tiến hành nghiên cứu những bước tiếp để hỗ trợ Việt Nam một cách hiệu quả nhất trong việc quản lý nước ở Đồng bằng sông Cửu Long. Hội thảo là cơ hội giúp đạt được sự đồng thuận mang tính chiến lược ở các tỉnh thượng nguồn Đồng bằng sông Cửu Long - công cụ hữu ích giúp thay đổi khu vực này theo hướng tích cực.

Chuyên gia nghiên cứu môi trường, Thạc sỹ Nguyễn Hữu Thiện chia sẻ, từ năm 2001 đến năm 2012, diện tích lúa vụ ba ở Đồng bằng sông Cửu Long đã tăng bảy lần, đạt 470.000 ha. Diện tích sản xuất lúa vụ ba ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện ước đạt khoảng 800.000ha. Việc các quốc gia thượng nguồn xây dựng đập thủy điện, nhất khu vực hạ lưu sông Mekong đã gây nhiều thiệt hại, làm giảm dòng chảy vào mùa kiệt, mất dinh dưỡng trong nước.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu - Đại học Cần Thơ cho rằng, trước đây an ninh lương thực là ưu tiên số một, sản xuất ra lúa gạo càng nhiều càng tốt nhưng lại không thể tăng thêm diện tích nên phải tăng vụ bằng cách xây dựng các ô đê bao khép kín để sản xuất lúa vụ ba. Thế nhưng, trong bối dinh dưỡng đất đai ngày càng kiệt quệ, tác động của biến đổi khí hậu, các hoạt động giữ nước ở thượng nguồn lên dòng chảy của sông Mekong thì cần phải thay đổi tư duy. Thay vì coi lũ là thiên tai nên tìm cách biến nó thành tài nguyên và cần giữ lại để đối phó những lúc có rủi ro của xâm nhập mặn, hạn hán.

Để tiếp cận vấn đề này thì theo ông Tuấn, vai trò của Ủy hội sông Mekong rất quan trọng trong việc dàn xếp chia sẻ nguồn nước. Đồng thời, phải chấm dứt việc mở rộng diện tích đê bao. Tiếp đến, chỗ nào làm lúa không còn hiệu quả, đất đai kiệt quệ, ô nhiễm quá mức thì dần dần bỏ đê bao; giữ lại những chỗ chưa xây đê bao khép kín; những vùng ngập sâu ở khu vực Đồng Tháp Mười thì phải giữ và không thoát lũ nữa. Cùng với đó, cần phải nghĩ đến sinh kế của người dân trong vùng đất bị ngập lụt. ý.

Việc liên kết vùng, chia sẻ nguồn nước phải trên tinh thần chia sẻ cả rủi ro và lợi ích; trước tiên thực hiện ở vùng Đồng Tháp, Long An và Tiền Giang rồi sau đó mới mở ra toàn vùng, chứ không nên làm ồ ạt theo phong trào vì sợ không đủ nguồn lực đầu tư.

Tổ chức hội thảo “giải pháp giữ nước cho Đồng bằng sông Cửu Long” - Hình 2

Giáo sư, Tiến sĩ Võ Tòng Xuân phát biểu tại hội thảo

Giáo sư, Tiến sĩ Võ Tòng Xuân cho rằng, do ngăn lũ làm lúa vụ ba nên đất đai Đồng bằng sông Cửu Long đang nghèo đi và nông dân đang sử dụng phân bón ngày càng nhiều hơn. Chính việc làm quá nhiều lúa, bón quá nhiều phân mà sâu bệnh gây hại xuất hiện ngày càng nhiều. Và, khiến chất lượng gạo xuất khẩu bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Vị giáo sư này cũng cho rằng, việc giữ và điều tiết nước cho Đồng bằng sông Cửu Long không nên chỉ phụ thuộc và Biển Hồ và các vấn đề sử dụng chung nguồn nước sông Meekong. Cần có những giải pháp để giữ và điều tiết nước ở Đồng Tháp Mười. Hiện tại, khu vực này hiện vẫn còn một số diện tích rừng tràm tự nhiên ở Tiền Giang, Long An nhưng diện tích đang bị thu hẹp dần do làm lúa vụ ba nên chưa đáp ứng yêu cầu giữ và điều tiết nước cho Đồng bằng sông Cửu Long.

LÊ ĐẠI

Bài liên quan

Tin mới

Hải Phòng xếp thứ hai cả nước về Chỉ số cải cách hành chính PAR INDEX
Hải Phòng xếp thứ hai cả nước về Chỉ số cải cách hành chính PAR INDEX

Theo xếp hạng mới được công bố tại Hội nghị công bố Chỉ số cải cách hành chính PAR INDEX, chỉ số hài lòng của người dân với sự phục vụ của cơ quan hành chính (SIPAS) năm 2023, TP. Hải Phòng xếp hạng hai cả nước về chỉ số này. Đây là thành quả từ những nỗ lực cải cách hành chính, chuyển đổi số của thành phố trong năm qua.

Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam - Bài 7: HDBank – góp sức cùng nông sản Việt
Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam - Bài 7: HDBank – góp sức cùng nông sản Việt

Tại Hà Nội, Công ty CP Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp với Báo điện tử VietNamNet, tổ chức Lễ công bố Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam (PROFIT500). TH&CL giới thiệu đôi nét từng đơn vị trong danh sách này.

Thúc đẩy quan hệ hợp tác, đầu tư với Đặc khu kinh tế Thâm Quyến (Trung Quốc)
Thúc đẩy quan hệ hợp tác, đầu tư với Đặc khu kinh tế Thâm Quyến (Trung Quốc)

Vừa qua, đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hải Phòng chủ trì tiếp Đoàn công tác Trung tâm Nghiên cứu Đặc khu Kinh tế Trung Quốc (Đại học Thâm Quyến) và một số doanh nghiệp do Giám đốc Trung tâm Đào Nhất Đào làm Trưởng đoàn. 

Mối nguy hiểm hiện hữu: WHO phát hiện chủng cúm gia cầm AH5N1 ở bò và dê
Mối nguy hiểm hiện hữu: WHO phát hiện chủng cúm gia cầm AH5N1 ở bò và dê

Ngày 18/4, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo về tình trạng ngày càng nhiều loài mới, trong đó có cả con người, bị lây nhiễm virus cúm gia cầm H5N1 và có thể phải đối mặt với tỷ lệ tử vong cao bất thường.

Chuyên gia trao đổi các giải pháp sống chung với hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long
Chuyên gia trao đổi các giải pháp sống chung với hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long

Về lâu dài, cần tăng cường công tác quản lý, sử dụng tài nguyên nước. Có hệ thống công trình thủy lợi chống mặn; Phát triển hệ thống hồ chứa nước ngọt, cung cấp nước sạch liên vùng; Thay đổi cơ cấu mùa vụ hợp lý, phát triển các giống cây trồng chống chịu với hạn hán và xâm nhập mặn.

Những chuyện kể đầy xúc cảm về phi công Đoàn Bay 919
Những chuyện kể đầy xúc cảm về phi công Đoàn Bay 919

Không quân vận tải 919 (Cục Không quân, Bộ Quốc phòng), Đoàn Bay 919 là đơn vị bay vận tải quân sự - hàng không dân dụng đầu tiên của đất nước.