Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

TP. Hà Nội chỉ đạo tháo gỡ những vướng mắc trong CPH tại Hacinco

Mới đây, UBND TP. Hà Nội đã có công văn gửi Thanh tra Chính phủ tham gia ý kiến dự thảo báo cáo Thủ tướng Chính phủ về xử lý sau thanh tra CPH tại Hà Nội. Theo đó, nhiều vướng mắc trong vụ việc CPH tại Hacinco được TP. Hà Nội đề nghị Thanh tra Chính phủ và Bộ Tài chính xem xét, hướng dẫn.

Đề nghị hướng dẫn cụ thể nhiều nội dung

UBND TP. Hà Nội đã có Công văn số 5080/UBND-KT - do ông Nguyễn Doãn Toản, Phó chủ tịch ký gửi Thanh tra Chính phủ ngày 16/10/2017.

TP. Hà Nội chỉ đạo tháo gỡ những vướng mắc trong CPH tại Hacinco - Hình 1

Công văn tham gia ý kiến dự thảo báo cáo Thủ tướng về xử lý sau thanh tra CPH tại Hà Nội

Liên quan đến vụ CPH tai tiếng tại Công ty HACINCO, UBND TP. Hà Nội cho biết đã chỉ đạo Sở Tài chính tích cực phối hợp với các sở, ngành và doanh nghiệp thực hiện theo chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội tại Thông báo số 514-TB/TU ngày 30/12/2016 và chỉ đạo của UBND Thành phố tại Công văn số 440/UBND-KT ngày 08/02/2017 về việc triển khai thực hiện chuyển Công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội (thuộc Tổng công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội) thành công ty cổ phần theo phương án xử lý tại Kết luận thanh tra số 2125/KL-TTCP ngày 01/9/2009 của Thanh tra Chính phủ.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, UBND TP. Hà Nội tiếp tục nhận được các công văn kiến nghị của nhà đầu tư - Công ty cổ phần Đầu tư về việc giải quyết dứt điểm tồn tại, vướng mắc khi CPH Công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội, trong đó không thống nhất với nội dung Kết luận thanh tra số 2125/KL-TTCP.

Để giải quyết triệt để các kiến nghị của các nhà đầu tư, tạo điều kiện để UBND Thành phố sớm hoàn thành chuyển công ty Đầu tư xây dưng số 2 Hà nội thành công ty cổ phần, UBND TP. Hà Nội đã đề nghị Thanh tra Chính phủ xem xét, đề nghị Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể đối với các nội dung:

Thứ nhất, về cơ chế trả lãi cho nhà đầu tư, cũng như thu nộp lại cổ tức, lãi phát sinh từ năm 1998 đến nay ,khi đã giảm trừ 397.100.000 đồng từ cơ cấu vốn cổ đông mua ưu đãi sang vốn cổ đông mua đấu giá với số lượng cổ phần ưu đãi đã bán cho 169 cán bộ, công nhân viên khi cổ phần Khách sạn Hancinco năm 1998.

Thứ hai, việc xử lý tài chính giai đoạn hậu cổ phần, xác định vốn nhà nước tại thời điểm bàn giao. Do thời điểm xác đinh giá trị doanh nghiệp là 31/12/2004, nhưng do có tồn tại, vướng mắc nên chưa quyết định chuyển sang công ty cổ phần (chưa có giấy chứng nhận đăng ký công ty cổ phần), đến nay đã trên 12 năm, vượt thời gian so với quy định của chế độ chính sách trước đây cũng như hiện tại, tình hình tài chính, tài sản của doanh nghiệp có nhiều thay đổi so với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

Thứ ba, về phương án xử lý đề nghị mua cổ phần của người lao động làm việc từ 2005 đến nay.

UBND TP. Hà Nội cho biết: Trong quá trình thực hiện chuyển Công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội thành công ty cổ phần theo Kết luận thanh tra số 2125/KL-TTCP ngày 01/9/2009 của Thanh tra Chính Phủ nếu có khó khăn, vướng mắc, UBND TP. Hà Nội sẽ tiếp tục báo cáo Thủ tướng Chính Phủ để xem xét, chỉ đạo, báo cáo Thanh tra Chính phủ và các bộ, ngành lên quan để xem xét, hướng dẫn giải quyết.

Quan điểm của Bộ Tài chính về CPH tại Hacinco

Vụ CPH  tại Công ty HACINCO đã kéo dài hơn một thập kỷ với những sai phạm đã được nhiều bộ, ngành và cơ quan công an kết luận. Trước sự việc UBND TP. Hà Nội đề nghị Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể nhiều nội dung phải thực hiện, Bộ Tài chính đã đưa ra nhiều quan điểm liên quan đến đến vụ việc.

TP. Hà Nội chỉ đạo tháo gỡ những vướng mắc trong CPH tại Hacinco - Hình 2

Bộ Tài chính đã đưa ra nhiều quan điểm liên quan đến đến vụ việc

Cụ thể, ngày 11/9/2006, Bộ Tài chính đã có Công văn số 11083/BTC-TCDN gửi Sở Tài chính về việc triển khai CPH Công ty đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội. Bộ Tài Chính đưa ra quan điểm chính thức, cho rằng:

Thứ nhất, việc một số nhà đầu tư thực hiện chuyển nợ thành vốn góp khi thanh toán tiền mua cổ phần theo kết quả đấu giá tại Công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội theo báo cáo của Sở Tài chính Hà Nội là không đúng chế độ nhà nước đã quy định. Do đó, việc tiến hành Đại hội cổ đông tại doanh nghiệp này chưa đảm bảo đúng theo quy định pháp luật.

Tuy nhiên, do việc chuyển nợ thành vốn góp có sự thỏa thuận có doanh nghiệp, mặt khác đến nay các nhà đầu tư cũng đã nộp tiền mua cổ phần cho doanh nghiệp, vì vậy, để tạo điều kiện cho công ty sớm hoàn thành công tác chuyển đổi đúng quy định pháp luật, đề nghị Sở Tài chính báo cáo UBND TP. Hà Nội chỉ đạo:

Kiểm điểm, xử lý nghiêm đối với những người có liên quan đến việc thỏa thuận chuyển nợ thành vốn góp chưa đúng chế độ nhà nước quy định.

Ban chỉ đạo CPH, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp yêu cầu triệu tập đại hội cổ đông để cho ý kiến về tính hợp pháp của quyền bỏ phiếu của các cổ đông sở hữu cổ phần chuyển nợ nói trên, hoặc phải tiến hành lại đại hội đồng cổ đông như đề nghị của Sở Tài chính Hà Nội.

Thứ hai, theo quy định tại điểm 5.1 mục B phần V Thông tư số 126/2004/TT-BTC ngày 24/12/2004 của Bộ Tài chính thì, trong phạm vi 15 ngày làm việc kể từ ngày công bố kết quả đấu giá, cơ quan thực hiện đấu giá và nhà đầu tư có trách nhiệm hoàn tất việc mua bán cổ phần và chuyển tiền mua bán cổ phần về tài khoản của doanh nghiệp CPH. Do đó, việc quy định phải nộp tiền thu từ bán cổ phần lần đầu vào tài khoản phong tỏa của doanh nghiệp tại Kho bạc Hà Nội là không đúng với quy định này.

Công an TP chỉ ra 5 sai phạm chính trong CPH tại Hacinco

Ngày 16/1/2007, Công an Hà Nội đã có Báo cáo số 07/CV/CAHN (PC15), theo đó chỉ rõ 5 sai phạm trong quả trình CPH tại Công ty HACINCO.

TP. Hà Nội chỉ đạo tháo gỡ những vướng mắc trong CPH tại Hacinco - Hình 3Công an Hà Nội chỉ ra 5 sai phạm chính trong CPH tại Hacinco

Thứ nhất, thực hiện chế độ bán cổ phần ưu đãi: Theo Văn bản số 2443/LĐTBXH-LĐVL ngày 19/7/2006 của Bộ LĐ-TB&XH và Văn bản số 133/LĐTBXH-CSLĐVL ngày 5/5/2006 của Sở LĐ-TB&XHHà Nội, trong thực hiện chế độ cổ phần ưu đãi, Công ty Đầu tư xây dựng số 2 đã thực hiện 2 lần với 498 CBCNV, vì vậy với tổng số 3.281 năm = 328.100 cổ phần ưu đãi bán không đúng chính sách chế độ.

Ngay sau khi xác định cổ phần ưu đãi, đã xuất hiện tình trạng một số cán bộ chủ chốt mua gom cổ phần ưu đãi của CBCNV. Cụ thể: Bà Nguyễn Thị Phúc, Phó giám đốc Công ty, mua gom 92.300 cổ phần của 40 CBCNV; ông Nguyễn Đình Chiến (anh ruột ông Nguyễn Chí Sỹ - Giám đốc Công ty) mua gom 71.810 cổ phần của 41 CBCNV; bà Nguyễn Thị Vinh, Giám đốc Khách sạn Thể thao (em ruột ông Sỹ) mua gom 22.000 cổ phần của 15 CBCNV.

Công an Hà Nội khẳng định: Việc làm trên, vi phạm quy định tại Nghị định số 187/2004/NĐ-CP, có dấu hiệu của việc lợi dụng chức vụ và ảnh hưởng của người có chức vụ để trục lợi.

Thứ hai, thực hiện chuyển nợ thành vốn góp sai quy định:  Thực hiện chuyển nợ thành vốn góp khi thanh toán kết quả đấu giá trái quy định tại Điều 12 Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ và Thông tư 126/2004/TT-BTC ngày 24/12/2004 với số tiền 7.571.500.000 đồng (phần chuyển nợ thành vốn góp không có trong phương án CPH của Công ty Đầu tư xây dựng số 2).

Trong đó, có 3 người là người nhà ông Sỹ - Giám đốc, điển hình trường hợp góp vốn khống, như: Ông Lê Đình Hưng, Số 4 Lý Thái Tổ (Hoàn Kiếm, Hà Nội), danh sách góp vốn 2 tỷ, nhưng thực tế góp có 1 tỷ đồng; Công ty TNHH Phú Quang - 56 Thuốc Bắc (Hà Nội), danh sách góp vốn 1,8 tỷ đồng, nhưng thực tế không có khế ước vay nợ.

Công an Hà Nội khẳng định: Vì việc chuyển nợ thành vốn góp không đúng nên đã có 21 nhà đầu tư không đủ tư cách tham gia đại hội cổ đông.

Thứ ba, việc tổ chức Đại hội cổ đông: Ngày 1 và 2 tháng 12/2005, tổ chức Đại hội cổ đông vi phạm Điều 72 và Điều 74 Luật Doanh nghiệp. Cụ thể: Không báo cáo danh sách nhà đầu tư với cơ quan cấp trên; một số nhà đầu tư không đủ tư cách tham gia Đại hội cổ đông (vi phạm được nêu ở mục 1 và 2); giấy triệu tập cuộc họp theo quy định phải đưa trước 7 ngày, nhưng thực tế đưa giấy triệu tập trước 1 ngày là trái quy định.

Thứ tư, sai phạm của các cơ quan chức năng: Công ty CP Chứng khoán Bảo Việt và Trung tâm Chứng khoán Hà Nội không kiểm tra phát hiện và hướng dẫn kịp thời các hồ sơ chuyển nợ không đủ điều kiện thực hiện cổ phần ưu đãi 2 lần với 498 CBCNV, cũng như trách nhiệm trong việc tư vấn Đại hội cổ đông của Công ty Đầu tư xây dựng số 2 dẫn đến việc thực hiện chuyển nợ sai quy định, Đại hội cổ đông không đúng quy định.

Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà Hà Nội chưa thực hiện tốt việc chỉ đạo, giám sát quá trình CPH tại Công ty Đầu tư xây dựng số 2, chưa phát hiện kịp thời các sai sót của công ty để báo cáo UBND TP xem xét xử lý.

Đặc biệt, Công an Hà Nội đã kết luận vi phạm của cá nhân ông Nguyễn Chí Sỹ - Giám đốc Công ty Đầu tư xây dựng số 2 như sau: Doanh nghiệp liên tục lỗ cụ thể năm 2004 lỗ 1,9 tỷ, năm 2005 lỗ 7,4 tỷ đồng, đây là trách nhiệm của Giám đốc công ty.

Đối với những sai phạm trong tổ chức CPH Công ty Đầu tư xây dựng số 2, trách nhiệm thuộc Giám đốc công ty. Một số người nhà thân quen của Giám đốc công ty mua gom cổ phiếu ưu đãi và góp vốn khống, gây bức xúc trong dư luận với các nhà đầu tư.

Việc chi trả lãi suất tiền vay cho CBCNV và người nhà ông Sỹ không thực hiện đúng quy định, trong đó có cá nhân ông Sỹ. Danh sách bước đầu cho thấy với 8 người cho công ty vay vốn đã trả lãi suất không đúng, gây thiệt hại 110 triệu đồng. Trong đó, cá nhân ông Sỹ được hưởng 49 triệu đồng.

Thương hiệu & Công luận sẽ tiếp tục thông tin vụ việc.

Đức Thế

Bài liên quan

Tin mới

Bắc Giang tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động
Bắc Giang tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang vừa ban hành Công văn số 2993 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 31 ngày 19/3/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong tình hình mới.

Dông lốc, mưa lớn tại Bắc Kạn làm sập gần 600 ngôi nhà
Dông lốc, mưa lớn tại Bắc Kạn làm sập gần 600 ngôi nhà

Đến 17h ngày 18/4, tỉnh Bắc Kạn ghi nhận 576 nhà bị tốc mái và sập, ước tổng thiệt hại đến thời điểm hiện tại khoảng 5 tỷ đồng.

Liên Hợp quốc thảo luận cấp cao về phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng
Liên Hợp quốc thảo luận cấp cao về phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng

Tại Phiên họp, Đại sứ Đặng Hoàng Giang đề xuất cần tăng cường hợp tác và đoàn kết quốc tế, thông qua hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật để thu hẹp khoảng cách về phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là với các nước đang phát triển.

Phát hiện công ty TNHH MTV Thương Nhung vi phạm quy định về an toàn thực phẩm
Phát hiện công ty TNHH MTV Thương Nhung vi phạm quy định về an toàn thực phẩm

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1 phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Giang kiểm tra đột xuất Công ty TNHH MTV Thương Nhung, tổ dân phố Minh Phượng, thị trấn Nham Biền, huyện Yên Dũng và phát hiện một số vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.

Liên bang Nga: Việt Nam là đối tác truyền thống trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Liên bang Nga: Việt Nam là đối tác truyền thống trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Giáo dục Đại học Liên bang Nga Konstantin Mogilevsky cho biết: Việt Nam là đối tác truyền thống trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Mỗi năm, Chính phủ Nga dành 1.000 suất học bổng cho sinh viên Việt Nam. Hiện tại, có khoảng 3.000 sinh viên Việt Nam đang học tập tại Nga, 70% trong số này đi theo diện học bổng của chính phủ 2 nước.

Có tiêu chuẩn kỹ thuật riêng đối với ô tô chở học sinh hay không?
Có tiêu chuẩn kỹ thuật riêng đối với ô tô chở học sinh hay không?

Theo Bộ Giao thông vận tải, tiêu chuẩn quốc gia phương tiện giao thông đường bộ - ô tô quy định việc phân loại ô tô theo mục đích sử dụng đối với ô tô chở người, ô tô chở hàng, ô tô chuyên dùng, ô tô kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo và ô tô chưa hoàn thiện.