Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

TP. HCM: Bàn phương án cho tách thửa đất - khắc phục kẽ hở… vẫn “hở”

Ngày 8/11, UBND TP. HCM họp với các sở, ngành, quận, huyện bàn phương án cho tách thửa đất ở nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân trên địa bàn TP. HCM.

Cuộc họp nhằm mục đích  khắc phục những “kẻ hở” trong Quyết định 33 mà trước đó TP. HCM đã ban hành. Tuy nhiên, việc quản lý không chặt chẽ của một số quận, huyện và còn một số “kẽ hở” bị “cò đất” trục lợi. Song theo các chuyên gia thì, dự thảo mới này nếu được thông qua thay thế Quyết định 33, vẫn bộc lộ nhiều kẽ hở...

Khắc phục “kẽ hở” bị trục lợi từ Quyết định 33

Chủ trì cuộc họp, ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó chủ tịch UBND TP. HCM nhìn nhận, tách thửa đất ở là nhu cầu thực tế của người dân trên địa bàn TP. Nếu như TP không chủ động tháo gỡ vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tách thửa hợp pháp, thì cũng không tránh được tình trạng một số trường hợp tìm cách để tách, dẫn đến vi phạm quy định pháp luật.

TP. HCM: Bàn phương án cho tách thửa đất - khắc phục kẽ hở… vẫn “hở” - Hình 1

Sẽ xử lý hình sự những trường hợp đầu cơ, trục lợi

Ông Tuyến yêu cầu Sở Tài nguyên Môi trường tiếp tục hoàn chỉnh nội dung dự thảo quyết định sửa đổi Quyết định 33, trình UBND TP xem xét thông qua để áp dụng trong thời gian sớm nhất và tránh tình trạng bị lợi dụng vi phạm quy định pháp luật.

“TP chủ động sửa Quyết định 33 để tạo điều kiện cho người dân có nhu cầu tách thửa đất ở được quyền tách thửa, đảm bảo quyền lợi chính đáng về nhà đất mà mình sở hữu. Nguyên tắc chung là cho tách thửa, nhưng phải kiểm soát chặt theo đúng quy định pháp luật. Việc cấp phép xây dựng cho thửa đất sau khi tách bắt buộc phải dựa trên cơ sở quy hoạch được duyệt, đồng bộ và đảm bảo hạ tầng kỹ thuật”, ông Tuyến nói.

Về nâng cao vai trò quản lý nhà nước, theo ông Tuyến, tinh thần quyết định mới của UBND TP sẽ giao cho Chủ tịch UBND các quận, huyện chịu trách nhiệm chính về tách thửa trên địa bàn, kiểm tra, xử lý hình sự những trường hợp đầu cơ, trục lợi.

Sở Quy hoạch Kiến trúc có trách nhiệm rà soát quy hoạch, quản lý chặt chẽ quy hoạch những khu dân hiện hữu, những khu dân cư còn diện tích đất trống quy mô lớn để kịp thời ngăn chặn những hình thức lợi dụng chính sách để biến tướng tách thửa làm phá vỡ quy hoạch.

Nếu được thông qua, quyết định này sẽ điều chỉnh nhiều điểm trong Quyết định 33, được cho là còn nhiều kẽ hở cho các đối tượng, tổ chức trục lợi từ việc tách thửa. Cụ thể, toàn bộ TP. HCM chỉ còn lại 2 khu vực so với 3 khu vực như trước đây.

Khu vực 1, gồm các quận 1, 3, 4, 5, 8, 10, 11, Gò Vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình và Tân Phú: thửa đất ở hình thành sau khi tách thửa tối thiểu 36 m2 và bề ngang mặt tiền không nhỏ hơn 3 m.

Khu vực 2, gồm các quận 2, 7, 9, 12, Bình Tân, Thủ Đức và thị trấn các huyện: thửa đất ở hình thành sau khi tách thửa tối thiểu 50 m2 và bề ngang mặt tiền không nhỏ hơn 4 m.

Khu vực 3, gồm các huyện Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè và Cần Giờ: thửa đất ở hình thành sau khi tách thửa tối thiểu 80 m2 và bề ngang mặt tiền không nhỏ hơn 5 m.

Đối với đất nông nghiệp, Sở Tài nguyên Môi trường đề xuất trường hợp thửa đất thuộc khu vực quy hoạch để sản xuất nông nghiệp được phép tách thửa, thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại phải đảm bảo diện tích tối thiểu 500 m2 đối với đất trồng cây hàng năm, đất nông nghiệp khác; và 1.000 m2 đối với đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối.

Khắc phục vẫn còn… “kẽ hở”

Tuy nhiên, trong dự thảo lần này vẫn còn “phân biệt” đất trống và đất có nhà ở hiện hữu. Vì thế, các chuyên gia cho rằng, đây chính là kẽ hở cho đầu nậu vin vào để trục lợi.

Giải thích rõ hơn về hiện tượng này, TS. Nguyễn Hồng Quang, giảng viên Trường Đại học Tài nguyên & Môi trường TP. HCM nêu: “Thực tế cho thấy, các căn nhà “hộp diêm” mọc lên như nấm, các đầu nậu, chủ đất vẫn hợp thức hóa và chuyển nhượng bình thường”.

“Ví như, nếu đất trống là 80 m² nhưng đối với đất có nhà ở chỉ cần 50 m², giảm được gần một nửa. Vì vậy, tôi cho rằng, không nên quy định đất có nhà hay không. Còn nếu chi tiết thì nên quy định rõ, nhà như thế nào, chứ không thể có những ngôi nhà “hộp diêm” hay nhà tạm mà trong đó không hề có bất cứ hoạt động sinh sống nào”, TS. Quang khuyến nghị.

TP. HCM: Bàn phương án cho tách thửa đất - khắc phục kẽ hở… vẫn “hở” - Hình 2

Liệu *quy định mới có ngăn được những căn nhà "hộp diêm" tràn lan?

Ông Nguyễn Thanh Toàn, Phó giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc TP. HCM cho rằng: “Khống chế thửa có diện tích trên 2.000 m² thì đầu nậu lách được hết. Cho nên, vấn đề đặt ra là phải kiểm soát được hạ tầng giao thông để đảm bảo được hạ tầng đô thị”.

Luật sư Nguyễn Văn Lập, (Đoàn Luật sư TP. HCM) lại cho rằng: “Việc cá nhân mua bán đất liên tục cho nhiều người, về bản chất là kinh doanh bất động sản, nhưng không kê khai nộp thuế doanh nghiệp, không đăng ký kinh doanh là vi phạm pháp luật.

Hơn nữa, các giao dịch hiện nay đều được ký hợp đồng khống, hợp đồng “ma” với số tiền giao dịch cực thấp, chỉ bằng 30 - 70% giá trị thật của những giao dịch đó. Mục đích của họ là để giảm tiền thuế thu nhập cá nhân. Đây là những kẽ hở và rất cần sự quyết liệt không chỉ ở những người thực hiện chính sách, mà còn ở cán bộ công quyền khi thực thi công vụ”.

Bên cạnh đó, việc quy định thửa đất trên 2.000 m² phải lập dự án, nhiều ý kiến cho rằng không khả thi. Thay vào đó, cần phải có yêu cầu tối thiểu về hạ tầng giao thông, diện tích công cộng...

Quyết định 33/2014/QĐ-UBND của UBND TP. HCM quy định khá chặt chẽ về các trường hợp tách thửa, phân lô đất... Thế nhưng, thời gian qua, tình trạng phân lô bán nền, tách thửa diễn ra tràn lan, bất chấp các quy định về tách thửa đất theo Quyết định 33. Hậu quả của việc lách luật, phân lô hộ lẻ tràn lan là nhiều khu dân cư nhếch nhác, hạ tầng không đồng bộ, nhiều ngôi nhà "ma"... hình thành.

Cao Diên – Hải Dương

Bài liên quan

Tin mới

Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu
Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Theo thông tin từ Cục QLTT tỉnh Thái Bình, Đội quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 23.5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu.

Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024
Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024

Vừa qua, UBND TP. Hải Phòng vừa ban hành quyết định số 1325/QĐ-UBND quyết định về việc kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm đợt “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”.

Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố
Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố

Địa phương nào để xảy ra cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật do buông lỏng quản lý, chủ quan, thiếu trách nhiệm thì Chủ tịch UBND quận, huyện nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố….

Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.

Ceo Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông
Ceo Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.