Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

TP. Hồ Chí Minh cần kiểm soát đất “vàng”- Kỳ 3: Hàng loạt sai phạm nghiêm trọng cần được xử lý

Trước những gì đang diễn ra với các khu đất “vàng” thì một vấn đề đặt ra là: Những khu đất “vàng” đang nằm trong tay ai hay ai đã “thâu tóm” những khu đất “vàng” tại TP Hồ Chí Minh?. Thực tế, đã có không ít những sai phạm xảy ra trong quá trình thực hiện cổ phần hóa, chuyển nhượng vốn điều lệ ở các doanh nghiệp làm chủ đầu tư dự án đất “vàng” và đến nay chính quyền TP Hồ Chí Minh vẫn đang phải loay hoay tìm phướng án để giải quyết hậu quả.

Kỳ 1: Đất “vàng” bỏ hoang

Kỳ 2: Ai được hưởng lợi từ đất “vàng”?

 Sai phạm ngay từ khi lập công ty cổ phần

Sau khi Tập đoàn Kinh Đô và bà Cao Thị Ngọc Dung rút khỏi Công ty CP Sài Gòn Kim Cương thì cổ phiếu của Công ty này tiếp tục được các cổ đông mới thay đổi và chuyển nhượng đến ba lần nữa. Trong đó, đã xuất hiện những cái tên được mệnh danh “trùm” đất “vàng” tại TP Hồ Chí Minh như Công ty CP đầu tư Vạn Thịnh Phát (Tập đoàn Vạn Thịnh Phát), Công ty CP Tập đoàn phát triển hạ tầng và Bất động sản Việt Nam… Đến thời điểm đầu năm 2016, tỷ lệ vốn góp của các cổ đông sau nhiều lần chuyển đổi tại Công ty CP Sài Gòn Kim Cương là Công ty SJC sở hữu 23.446.950 cổ phần, trị giá gần 234,5 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 40% vốn điều lệ; Công ty CP Tập đoàn phát triển hạ tầng và Bất động sản Việt Nam sở hữu 10.551.128 cổ phần, trị giá hơn 105,5 tỷ đồng, chiến tỷ lệ 18% vốn điều lệ; Công ty CP Đầu tư phát triển hạ tầng và Bất động sản Sài Gòn Srtar sở hữu 24.619.297 cổ phần, giá trị gần 246,2 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 42% vốn điều lệ. Theo dư luận đã từng phản ánh thì Công ty CP Tập đoàn phát triển hạ tầng và Bất động sản Việt Nam và Công ty CP Đầu tư phát triển hạ tầng và Bất động sản Sài Gòn Srtar đều có quan hệ mật thiết với Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và dư luận từng đặt câu hỏi: Liệu số cổ phần do tư nhân đang lắm giữ tại Công ty CP Sài Gòn Kim Cương đã bị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát thâu tóm?. Trong khi đó, cuối năm 2015, UBND TP Hồ Chí Minh đã có quyết định chuyển giao toàn bộ phần vốn góp của Công ty SJC tại Công ty CP Sài Gòn Kim Cương về Công ty Đầu tư Tài chính nhà nước Thành phố.

TP. Hồ Chí Minh cần kiểm soát đất “vàng”- Kỳ 3: Hàng loạt sai phạm nghiêm trọng cần được xử lý - Hình 1

Ba cổ đông sáng lập đã ôm trọn 669 tỷ đồng tiền lãi cao chạy, xa bay và để lại rất nhiều rắc rối cho Dự án Tháp SJC

Trước những diễn biến phức tạp trong chuyển đổi vốn, cổ đông tại Công ty CP Sài Gòn Kim Cương, UBND TP Hồ Chí Minh đã chỉ đạo cơ quan chức năng vào cuộc thanh kiểm tra và đã phát hiện ra nhiều sai phạm nghiêm trọng ngày từ khi góp vốn thành lập công ty cổ phần. Cụ thể như Thường trực UBND Thành phố chưa chấp thuận chủ trương thành lập pháp nhân mới và cơ cấu góp vốn như đề xuất của Công ty SJC, nhưng bốn Công ty đã tự cùng nhau nộp hồ sơ đến Sở Kế hoạch và Đầu tư đề nghị được cấp Giấy chứng nhận đăng ký để thành lập Công ty CP Sài Gòn Kim Cương. Thực tế, UBND TP Hồ Chí Minh cho phép Công ty SJC được phép bàn bạc, trao đổi với các đối tác trong và ngoài nước về hợp tác đầu tư xây dựng dự án này, báo cáo Thường trực UBND Thành phố xem xét, quyết định và không có chủ trương chấp thuận thành lập pháp nhân mới để thực hiện dự án Tháp SJC.

TP. Hồ Chí Minh cần kiểm soát đất “vàng”- Kỳ 3: Hàng loạt sai phạm nghiêm trọng cần được xử lý - Hình 2

Trong khi đó, việc thành lập Công ty CP Đầu tư Lavenue để thực hiện dự án đầu tư xây dựng khách sạn cao cấp, thương mại, dịch vụ, căn hộ cho thuê số 8-12 Lê Duẩn, Quận 1 đã được Thanh tra Chính phủ vào cuộc và chỉ ra bảy sai phạm và trách nhiệm của chính quyền TP Hồ Chí Minh. Cụ thể nư: Công tác đấu thầu, chọn nhà đầu tư và đấu giá; xác định đối tượng giao và thuê đất; không xin ý kiến Thường trực UBND và báo cáo Hội đồng nhân dân; Giao dự án cho doanh nghiệp không đủ năng lực tài chính; Chấp thuận Công ty TNHH MTV Hoa Tháng Năm hợp tác đầu tư; Công tác qui hoạch kiến trúc và xây dựng; Không tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn. Ở đây, ngay từ ban đầu việc giao cho Công ty TNHH MTV và kinh doanh nhà Thành phố và bốn công ty của Bộ Công thương lúc đó tham gia dự án vượt quá khả năng tài chính của mình là vi phạm khoản 3, Điều 12 Quy chế quản lý tài chính công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác ban hành theo Nghị định số 09/2009/NĐ-CP ngày 05-02-2009 của Chính phủ. Đồng thời việc chấp thuận đề nghị của Công ty TNHH MTV Quản lý kinh doanh nhà Thành phố, cho Công ty TNHH Hoa Tháng Năm được tham gia hợp tác đầu tư 30% vốn góp trong tỷ lệ vốn góp 50% của Công ty TNHH MTV Quản lý kinh doanh nhà Thành phố là không có căn cứ pháp lý.

 Nhiều hệ lụy

Với hàng loạt những sai phạm tại dự án đầu tư xây dựng khách sạn cao cấp, thương mại, dịch vụ, căn hộ cho thuê số 8-12 Lê Duẩn, Thanh tra Chính phủ đã cho rằng: Nhằm khôi phục lại trật tự kỷ cương trong việc sắp xếp và xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước, trong đầu tư, giao và thuê đất đối với các dự án tại các khu đất có vị trí trung tâm sinh lời cao, tạo sự minh bạch trong thực thi pháp luật; tránh được dư luận xấu cho rằng có khuất tất trong việc chỉ định nhà đầu tư tham dự án gây ảnh hưởng không tốt đến uy tín của chính quyền TP Hồ Chí Minh. Đồng thời, căn cứ và áp dụng theo Điều 6 và khoản 1 Điều 7 Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg ngày 19-01-2007, đã được bổ sung tại Quyết định số 140/2008/QĐ-TTg ngày 21-10-2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước; Khoản 3, Điều 2 Luật Quản lý tài sản nhà nước năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ; Điểm C Khoản 1, Điều 64 Luật Đất đai 2013 (tương tự Khoản 5, Điều 38 Luật Đất đai 2003) thu hồi lại toàn bộ khu đất số 8-12 đường Lê Duẩn để thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định nhằm giữ nguyên kỷ cương pháp luật và tăng thu cho ngân sách nhà nước.

Liên quan đến những sai phạm trong việc lập công ty cổ phần và chuyển nhượng cổ phần tại Công ty CP Sài Gòn Kim Cương, cơ quan chức năng tại TP Hồ Chí Minh cho rằng: Là đã thực hiện trái quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 Nghị định số 199/2004/NĐ-CP ngày 03-12-2004 của Chính phủ ban hành Quy chế nhà nước quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác “Thẩm quyền quyết định dự án đầu tư ra ngoài công ty nhà nước: Nếu công ty cổ phần đó hoạt động ngoài lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn được phép thành lập mới công ty nhà nước thì người quyết định thành lập công ty nhà nước là người quyết định phê duyệt dự án góp vốn thành lập mới các doanh nghiệp này”. Thế nhưng, một trong những hệ lụy lớn nhất tại Công ty CP Sài Gòn Kim Cương đang thiếu kiểm soát về việc ai là người thực sự nắm giữ cổ phần và đến thời điểm cuối năm 2016 qua gần 10 dự án nằm bất động đã làm cho công ty bị thua lỗ lũy kế khoảng 203,7 tỷ đồng.   

Nhóm PV  

Bài liên quan

Tin mới

Thanh Hóa thành lập Cụm Công nghiệp Thuần Lộc
Thanh Hóa thành lập Cụm Công nghiệp Thuần Lộc

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Quyết định số 1528/QĐ-UBND, về việc thành lập Cụm Công nghiệp Thuần Lộc, huyện Hậu Lộc.

Tập huấn nghiệp vụ công tác công đoàn năm 2024
Tập huấn nghiệp vụ công tác công đoàn năm 2024

Thực hiện Đề án “Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021-2025”, trong 2 ngày 19 và 20/4, Liên đoàn Lao động huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác công đoàn năm 2024 cho đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp.

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa kiểm tra tiến độ và động viên cán bộ, công nhân thi công dự án đường dây 500kV mạch 3
Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa kiểm tra tiến độ và động viên cán bộ, công nhân thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Sáng 20/4, ông Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa đã đi kiểm tra tiến độ và động viên cán bộ, công nhân thi công dự án đường dây 500kV mạch 3 tại 2 huyện: Nga Sơn và Hậu Lộc.

Tiêu hủy gần 7 tấn chân gà đông lạnh
Tiêu hủy gần 7 tấn chân gà đông lạnh

Ngày 20/4, Cơ quan chức năng tỉnh Yên Bái vừa tổ chức tiêu hủy gần 7 tấn chân gà đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo an toàn thực phẩm.

Tạm giữ lượng lớn kim loại vàng không rõ nguồn gốc xuất xứ
Tạm giữ lượng lớn kim loại vàng không rõ nguồn gốc xuất xứ

Cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục tăng cường kiểm tra một số doanh nghiệp tư nhân kinh doanh vàng, phát hiện số lượng trang sức bằng kim loại màu vàng được bày bán kinh doanh không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiện giả mạo nhãn hiệu.

Nhiều đường bay nội địa có tỷ lệ đặt chỗ cao và kín chỗ trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
Nhiều đường bay nội địa có tỷ lệ đặt chỗ cao và kín chỗ trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Các chuyến bay từ hai thành phố trung tâm ở hai đầu đất nước là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đến các địa phương có tỷ lệ đặt chỗ cao trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5.