Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

TPP 11: Hưởng lợi ít nhưng… cần!

Sau khi Mỹ rút lui, 11 quốc gia đã thống nhất tên gọi mới: Hiệp định Đối tác Tiến bộ và Toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Dù vẫn còn nhiều ý kiến thận trọng liên quan đến triển vọng của một thỏa thuận TPP mà không có sự tham gia của Mỹ, song theo dự báo, Việt Nam vẫn sẽ là quốc gia nhận được nhiều lợi ích khi CPTPP được thực thi.

 

Sẽ không hưởng lợi nhiều

Mỹ là trụ cột chính trong TPP. Không chỉ Việt Nam, hầu hết các nước đều nhằm vào thị trường Mỹ khi tham gia thỏa thuận này. Việc thiếu Mỹ, đương nhiên khiến tính toán của mỗi quốc gia trong TPP thay đổi. Vấn đề này, đã được đề cập nhiều ở thời điểm đầu năm 2017. Điều đáng nói ở đây là TPP không có Mỹ (TPP 11) có phải là con số 0 với các nước còn lại hay không?

Theo đánh giá của TS. Trần Toàn Thắng, Trưởng ban Kinh tế Thế giới (Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội quốc gia - Bộ Kế hoạch và Đầu tư): “Do tác động chuyển hướng thương mại, một quốc gia có thể được lợi hoặc bị thiệt hại ngay cả khi không tham gia một FTA. Tôi cho rằng, các nước đều đã tính đến điều này khi quyết định tham gia các cuộc họp từ đầu tháng 5/2017, liên quan đến tương lai của TPP 11. Nếu không tham gia trong khi các nước khác vẫn tiếp tục tham gia, thương mại, đầu tư và tăng trưởng có thể bị ảnh hưởng tiêu cực. Việt Nam cũng vậy.

Khi TPP còn có Mỹ, các phân tích cho thấy Việt Nam được hưởng lợi rất tích cực, góp thêm 15 - 17% tăng trưởng về XK. Còn khi TPP không có Mỹ, con số này giảm đi rất nhiều. Nhưng điều này không có nghĩa là không nên tham gia”.

Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế xã hội quốc gia phân tích, Việt Nam không được lợi nhiều về mặt con số định lượng khi có TPP 11. Chẳng hạn, với TPP 11, XK tăng thêm 4%, trong khi TPP 12 khoảng 15%. TPP 11 làm tăng NK 3,8%, còn TPP 12 tăng NK 10,5%. Điều đó có nghĩa, so với TPP 12, mức độ hưởng lợi của Việt Nam trong TPP 11 giảm rất nhiều do thiếu lợi ích tăng thêm từ thị trường Mỹ. Điều này, về mặt định tính, chúng ta cũng có thể hình dung được.

TPP 11: Hưởng lợi ít nhưng… cần! - Hình 1

Đàm phán thành công ở Việt Nam mở ra giai đoạn mới cho CPTPP

Nhưng xuất khẩu vẫn tăng

Kể cả khi con số lợi ích mang lại cho kinh tế Việt Nam rất ít, thì việc tham gia TPP 11 cũng là điều đáng cân nhắc. Nếu không tham gia có tiêu cực không? Câu trả lời là có. Khi các nước tập trung buôn bán với nhau trong TPP, sẽ giảm buôn bán với Việt Nam. Đó là việc đương nhiên. Trong khi đó, Việt Nam bị mất cơ hội tận dụng được lợi thế với các quốc gia bên kia Thái Bình dương, gồm Canada, Mexico, Peru - những thị trường, Việt Nam chưa có hiệp định thương mại.

Ông Thắng cho rằng, một số ngành như dệt may, da giày, một số ngành thâm dụng lao động khác, Việt Nam vẫn được lợi, vẫn tăng XK trong khối TPP 11. Chúng ta chỉ không tăng lợi thế trên thị trường Mỹ, chứ không hoàn toàn mất thị trường Mỹ, vì hàng Việt Nam vẫn đang vào Mỹ.

Ngoài ra, phân tích định tính thì có một yếu tố thuộc về cơ hội khi tham gia TPP 11 mà khi không tham gia, chúng ta có thể bị thiệt, đó là các nước thỏa thuận tham gia TPP 11 đều có kỳ vọng, biết đâu một vài năm nữa Mỹ trở lại. Khi đó, lợi ích của hiệp định này lại khá lớn cho Việt Nam.

Việc lo ngại về NK và cạnh tranh trong nước, nếu chỉ nhìn trên góc độ cắt giảm thuế quan, cũng không có ảnh hưởng nhiều nếu chúng ta tham gia. Các thị trường châu Á, đã có cam kết rồi, thuế quan NK sẽ tiếp tục bị cắt giảm, có hay không có TPP 11 thì sức ép cạnh tranh từ hàng NK châu Á vẫn sẽ tăng lên. Các nước bên kia Thái Bình Dương không phải là nguồn NK chính từ Việt Nam, mà lại là Trung Quốc và Hàn quốc.

TPP 12 từng được đánh giá là một hiệp định thế hệ mới, sẽ tác động rất lớn đến thể chế của các nước như Việt Nam. Vậy thì, với TPP 11, tác động này có giảm đi.

Nỗ lực để cạnh tranh

TS. Trần Toàn Thắng nhận định: “TPP 12 từng được đánh giá là một hiệp định thế hệ mới, sẽ tác động rất lớn đến thể chế của các nước như Việt Nam, về cơ bản, các cam kết tại TPP 12 chuyển sang TPP 11 đều được giữ nguyên. Các nước chỉ đưa ra danh sách bảo lưu chưa thực hiện ngay một số cam kết, cũng như có một số điều khoản sẽ được thỏa thuận lại. Về mặt nguyên tắc, tôi cho rằng sẽ chủ yếu là bảo lưu những cam kết có liên quan tới thị trường Mỹ, áp lực cải cách từ các thỏa thuận với Mỹ.

Như vậy, TPP 11 vẫn tạo sức ép cải cách thể chế mạnh mẽ lên Việt Nam. Vì tác động của cải cách thể chế không chỉ là trực tiếp từ các cam kết, mà còn là gián tiếp. TPP 11 có những điều khoản trực tiếp yêu cầu Việt Nam phải thay đổi luật lệ, quy tắc. Tuy nhiên, tôi cho rằng những cam kết trực tiếp đó không nhiều, cũng như trường hợp của hiệp định với EU.

Tác động gián tiếp sẽ lớn hơn. Nói cách khác, muốn tận dụng được lợi ích và hạn chế tác động tiêu cực, Việt Nam cần phải nâng cao năng lực canh tranh lên ngay cả khi TPP 11 không bắt buộc chúng ta phải làm như vậy”.

Ông Võ Trí Thành, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng: TPP 11 mang lại lợi ích cho Việt Nam về thương mại, đầu tư, tăng trưởng như nhiều hiệp định thương mại tự do khác, tuy nhiên cũng đòi hỏi mức độ cạnh tranh lớn hơn, do mức độ mở cửa cao hơn. Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam còn nhiều “vấn đề”, do thể chế kinh tế thị trường chưa hoàn thiện. Theo đó, để tận dụng được cơ hội, đòi hỏi Chính phủ và các DN cần phải nỗ lực rất lớn. Trong đó, Chính phủ nỗ lực hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và khu vực, DN cần nỗ lực nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đầu tư cho khoa học - công nghệ…

Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh: TPP 11 không chỉ đơn thuần là sự khác biệt về số thành viên mà các Bộ trưởng đã thống nhất cao quan điểm duy trì TPP 11 với chất lượng cao, mang tính toàn diện và có tiêu chuẩn cao trên cơ sở cân bằng lợi ích các nước thành viên, có tính đến trình độ phát triển của các nước.

Bùi Quyền

Bài liên quan

Tin mới

Đề nghị xử lý người tạo trend ‘ra khơi tìm kho báu’
Đề nghị xử lý người tạo trend ‘ra khơi tìm kho báu’

Luật sư Giang Hồng Thanh (Văn phòng luật sư Giang Thanh), người bào chữa cho bà Trương Mỹ Lan vừa có đơn đề nghị xử lý hành vi vi phạm Luật An ninh mạng liên quan đến người tạo trend ‘ra khơi tìm kho báu’.

Cần đầu tư công viên, vườn dạo tại quận Liên Chiểu và huyện Hòa Vang
Cần đầu tư công viên, vườn dạo tại quận Liên Chiểu và huyện Hòa Vang

Các địa phương kiến nghị UBND TP. Đà Nẵng cần có chủ trương về liên doanh, liên kết hoặc xã hội hóa trong hoạt động quản lý, duy trì, bảo dưỡng công viên, vườn dạo. Đồng thời, Thành phố hỗ trợ đầu tư nâng cấp, bổ sung thêm cơ sở vật chất, đặc biệt là thiết bị, dụng cụ thể dục - thể thao để phục vụ nhu cầu người dân.

TP. Hồ Chí Minh triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả lớn
TP. Hồ Chí Minh triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả lớn

Cơ quan Công an quận 10, TP. Hồ Chí Minh vừa triệt phá thành công đường dây “sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh”, thu giữ hàng 100.000 sản phẩm thuốc giả.

Giữa tháng 4/2024, xuất khẩu tăng thêm 15 tỷ USD
Giữa tháng 4/2024, xuất khẩu tăng thêm 15 tỷ USD

Tính từ đầu năm đến 15/4, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt xấp xỉ 209 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu cả nước tăng thêm 15 tỷ USD.

Cà Mau tăng cường thực hiện phòng, chống gian lận, trục lợi quỹ bảo hiểm y tế
Cà Mau tăng cường thực hiện phòng, chống gian lận, trục lợi quỹ bảo hiểm y tế

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã có công văn chỉ đạo Sở Y tế; Bảo hiểm xã hội tỉnh tăng cường thực hiện phòng, chống gian lận, trục lợi quỹ bảo hiểm y tế.

Long An triển khai Đề án Thí điểm hỗ trợ đầu tư đường giao thông trục ấp, liên ấp
Long An triển khai Đề án Thí điểm hỗ trợ đầu tư đường giao thông trục ấp, liên ấp

UBND tỉnh Long An đã ký quyết định ban hành Đề án Thí điểm hỗ trợ đầu tư đường giao thông trục ấp, liên ấp trên địa bàn tỉnh trong năm 2024 và 2025.