Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tránh 'chết yểu', các startup phải tuyệt đối lưu tâm 3 bẫy khởi nghiệp

Trong vài năm gần đây, hoạt động kinh doanh khởi nghiệp tăng hơn 25%. Nhưng báo cáo Business Employment Dynamics do Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ cung cấp cho biết: Chỉ gần 50% trong số công ty khởi nghiệp trụ vững cho đến năm thứ 5. Vậy, tại sao lại có quá nhiều startup thất bại?

Khi lý giải nguyên nhân đằng sau thất bại của mình, các doanh nhân vừa mới bước ra thương trường đều cho rằng “cái chết yểu” của startup thường xuất phát từ những yếu tố như: Thiếu vốn, đánh giá thấp năng lực cạnh tranh của đối thủ hoặc hiểu sai thị trường.

Tuy nhiên, nguyên nhân đằng sau thất bại của startup không phải chỉ đơn thuần đến từ những yếu tố kể trên, mà còn xuất phát từ 3 cái bẫy có phần ít được ngờ tới dưới đây nữa.

Tránh 'chết yểu', các startup phải tuyệt đối lưu tâm 3 bẫy khởi nghiệp - Hình 1

1. Thừa ý tưởng nhưng thiếu chiến lược

Hầu như mọi mô hình kinh doanh phát đạt đều có xuất phát điểm là một ý tưởng tuyệt vời. Tuy nhiên, chỉ sở hữu ý tưởng không thôi là chưa đủ để đưa startup đến với thành công. Cũng theo số liệu từ báo cáo Business Employment Dynamics, một phần ba trong số các công ty khởi nghiệp đã “chết yểu” chỉ trong vòng 2 năm đầu tiên - giai đoạn mà ý tưởng và nhiệt huyết khởi nghiệp của startup đầy tràn, song kế hoạch lâu dài lại chưa được trọn vẹn. Thế nên, việc biến ý tưởng xuất sắc ban đầu trở thành một bản kế hoạch mang tính chiến lược về lâu dài là cực kỳ quan trọng.

Trong bản kế hoạch này, các startup cần thiết phải trả lời một cách chi tiết và rõ ràng những câu hỏi sau: Làm thế nào để sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ, làm thế nào để định giá sản phẩm, ai sẽ là khách hàng của doanh nghiệp và làm thế nào để sản phẩm tiếp cận được với người tiêu dùng.

Đặc biệt, bản kế hoạch lâu dài của startup cần phải trả lời được câu hỏi: Làm thế nào để kinh doanh có lãi? Vấn đề này đóng vai trò cực kỳ quan trọng, vì nó có tác động to lớn đến việc quản lý dòng tiền cũng như việc đặt nguồn sản phẩm với các nhà cung cấp. Bên cạnh đó, startup nên đề ra phương án xử lý hàng bị trả lại cũng như tìm người đảm nhiệm vai trò hỗ trợ và chăm sóc khách hàng khi có sự cố.

Ngoài ra, trong khi lên kế hoạch marketing cũng như cách thức vận hành doanh nghiệp, hãy suy nghĩ trước về vấn đề tài chính của bạn. Trong lúc này, liệu bạn đã sẵn sàng để tập trung toàn lực cho dự án khởi nghiệp chưa, hay vẫn sẽ tiếp tục với công việc hiện tại, ít nhất là cho đến khi kinh doanh có lãi.

Chiến lược kinh doanh được hoạch định một cách kỹ lưỡng và chi tiết bao nhiêu thì sẽ giúp lấp đi những lỗ hổng không đáng có trong quá trình marketing, sản xuất và phân phối bấy nhiêu. Một kế hoạch kinh doanh cụ thể cũng giúp startup phát hiện ra các đối thủ có thể sẽ cạnh tranh với bạn, đồng thời hé lộ nhiều cơ hội bất ngờ.

2. Ôm đồm quá nhiều việc

Một khi đã dám khởi nghiệp, ắt hẳn người doanh nhân trẻ phải có sự hiểu biết kha khá trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, dù có đa tài đến đâu đi chăng nữa, bạn cũng không thể nào thông thạo hết mọi thứ có liên quan đến công việc kinh doanh của mình.

Khởi nghiệp trong thời đại số ngày nay đòi hỏi khả năng giải quyết khá nhiều vấn đề. Có thể kể đến một số như phát triển web, marketing mạng xã hội, phương thức thanh toán, quảng cáo, vận chuyển hay thậm chí là cả chính sách bảo mật và quyền riêng tư của khách hàng. Những doanh nhân thành công nhất thường là những người thành thật nhất với chính mình, nghĩa là, họ có sự nhận thức đúng đắn và dám thừa nhận điểm mạnh cũng như điểm yếu của bản thân.

Điều hành một doanh nghiệp thực sự là công việc bất khả thi đối với những ai chỉ muốn ôm đồm mọi thứ một mình. Thay vì “tham chiến” trên mọi mặt trận, hãy tập trung vào những việc mà bạn thực sự làm tốt và phát huy tối đa điểm mạnh của mình.

3. Sợ rủi ro và ngại thay đổi

Con số hơn 50% startup không thể sống sót cho đến năm thứ 5 là điều không thể chối cãi. Tuy nhiên, các doanh nhân trẻ có thể góp phần giảm thiểu tỷ lệ này nếu biết chú ý quan sát và sẵn sàng chấp nhận thay đổi khi phát hiện ra cơ hội mới. Cơ hội này có thể là những sản phẩm bạn chưa bao giờ nghĩ tới hoặc một phân khúc thị trường mà bạn chưa từng nhắm đến.

Trên thực tế, hành trình kinh doanh của các doanh nghiệp thành công thường trải qua những sự kiện như vậy - thất bại thuở ban đầu và tiếp nhận sự thay đổi lớn. Ví dụ, trước khi đưa Macy's trở thành một trong những nhà bán lẻ hàng đầu tại Mỹ, nhà sáng lập của nó - Rowland Hussey Macy - đã từng có thời gian cố gắng mở 4 cửa hàng bán thực phẩm khô trong hơn 10 năm nhưng cuối cùng vẫn thất bại.

Một ví dụ khác nữa là Sony. Trong những ngày đầu mới thành lập, sản phẩm của công ty này rất khác so với ngày nay. Khi đó, Sony chuyên sản xuất các bộ phận phát sóng ngắn radio cũng như cung cấp dịch vụ sửa chữa và thiết lập lại mạng lưới thông tin liên lạc trong bối cảnh hậu Thế chiến thứ II tại Nhật Bản.

Sau đó, Sony hy vọng sẽ thành công lớn với sản phẩm tiếp theo, vốn không mấy liên quan đến cái trước, là… nồi cơm điện. Song, sản phẩm tiếp theo này đã thất bại hoàn toàn khi cơm vừa không ngon mà nồi lại vừa khó chùi rửa.

Tuy nhiên, điều quan trọng là Sony đã không vì thế mà e sợ thất bại cũng như ngại thay đổi. Và, bằng chứng thiết thực nhất cho điều này chính là sự đa dạng trong kinh doanh cũng như sự thành công của tập đoàn này cho đến ngày hôm nay.

Vậy làm sao để tránh thất bại?

Một ý tưởng tuyệt vời không phải là tất cả những gì bạn cần cho sự khởi đầu thành công. Có rất nhiều thứ có thể dẫn đến thất bại của startup. Bạn có thể làm gì để tránh mắc phải những sai lầm này?

a. Nghiên cứu kỹ thị trường

Nghiên cứu kỹ thị trường trước khi ra mắt sản phẩm, hoặc thậm chí có một kế hoạch ra mắt, là một bước quan trọng có thể giúp bạn tránh được nhiều sai lầm.

Dành thời gian nghiên cứu, nhìn vào các sản phẩm cạnh tranh, và phân tích sự tăng trưởng của thị trường. Một khách hàng trung bình sẵn sàng chi trả bao nhiêu? Bạn có thể xây dựng phễu bán hàng bằng cách cung cấp miễn phí một số tính năng, và đưa ra một tùy chọn để nâng cấp tài khoản của họ sau này?

Đây cũng là cách duy nhất bạn có thể tránh tham gia thị trường mà ở đó không có, hoặc ít, tiềm năng tăng trưởng. Đối với những người sáng lập đã gặp phải vấn đề này trong nghiên cứu thị trường, điều tốt nhất nên làm là đánh giá lại sản phẩm, và tiếp cận lại cho một thị trường khác.

b. Xác định rõ mục tiêu

Mục tiêu cho startup của bạn là gì? Nó sẽ ở đâu trong 5 năm? 10 năm? Những cải tiến trong tương lai bạn có thể nhìn thấy?

Bạn cần một tầm nhìn rõ ràng về việc startup của bạn sẽ đi tới đâu, bởi vì bạn sẽ cần nó để thuyết phục:

Các nhà đầu tư ra quyết định đầu tư

Các thành viên của nhóm thực sự cam kết

Khách hàng quyết định mua

c. Tìm kiếm những người có đam mê

Một đội ngũ nhiệt tình với công việc sẽ luôn luôn cung cấp cho bạn 100% sức lực của họ. Không có cách nào tốt hơn để đảm bảo rằng đội ngũ của bạn đang tiếp tục bán hàng, làm marketing, và thậm chí là phát triển sản phẩm. Hãy thuê một số thành viên ban đầu của bạn dựa trên niềm đam mê của họ đối với sản phẩm (trong khi vẫn giữ chuyên môn và tính cách phù hợp với phần còn lại của đội nhóm) là một cách tuyệt vời để đảm bảo rằng nhóm của bạn sẽ có một khởi đầu tốt.

d. Tập trung vào sản phẩm và khách hàng

Một đội ngũ nhiệt tình sẽ cảm thấy rất dễ để có sự tập trung vào hai yếu tố cốt lõi: sản phẩm và khách hàng. Nhưng với tư cách là người sáng lập, bạn phải sẵn sàng làm gương với thái độ của mình. Nhóm của bạn sẽ nhìn theo bạn và nếu bạn không say mê sản phẩm hoặc không mong muốn để giúp khách hàng của mình, bạn sẽ sớm nhận thấy sự thiếu nhiệt tình trong nhóm của bạn.

Bạn cũng nên ghi nhớ điều này trong khi nghiên cứu thị trường. Nếu bạn thực sự say mê giải quyết một vấn đề về phát triển, bạn sẽ làm tốt việc lắng nghe những gì khách hàng - hay khách hàng tiềm năng của bạn - nói về cách đẻ giải quyết vấn đề. Hãy thử sử dụng hình thức A / B tesing với nhóm phát triển sản phẩm của bạn. Dành ra thời gian để trả lời và hỗ trợ khách hàng. Cả hai điều này sẽ giúp bạn kết nối tốt hơn với trọng tâm cốt lõi của bạn.

e. Tìm kiếm những Men tor tốt cho mình

Một người mentor tốt sẽ có thể hướng dẫn bạn qua những phần khó khăn nhất của việc bắt đầu một công ty mới: gây quỹ và tìm kiếm đội ngũ phù hợp. Đừng nghĩ rằng bạn có thể đi một mình và bắt đầu tìm kiếm những người trong cùng ngành sẵn sàng cho bạn lời khuyên khi bạn làm kinh doanh.

f. Thuyết phục đúng nhà đầu tư

Các nhà đầu tư muốn hình dung ra sự thành công và mức tăng trưởng. Họ muốn xem các biểu đồ cho thấy họ sẽ nhận được lợi nhuận lớn từ khoản đầu tư của họ. Hãy sẵn sàng để cho họ thấy điều này. Giúp họ hình dung sản phẩm theo cách mà bạn thấy. Học cách truyền niềm đam mê của bạn đối với sản phẩm cho họ càng sớm và bạn sẽ không gặp khó khăn khi gây quỹ.

Thuyết phục được các nhà đầu tư tham gia đầu tư trong một cuộc họp ngắn là một nghệ thuật, và mặc dù các nhà sáng lập đã làm những điều tốt hơn, họ cần phải có được một vài điều quan trọng:

Hãy đưa những điều sau vào bản thuyết trình của bạn khi trình bày cho các nhà đầu tư tiềm năng:

- Sản phẩm

- Nhu cầu cho sản phẩm

- Tăng trưởng trong kinh doanh

- Những mục tiêu

- Lợi nhuận

- Hoạt động bán hàng

- Chi phí

Hãy chuẩn bị cho sự thay đổi trong công ty của bạn khi nó phát triển. Khi công ty của bạn mở rộng, nhân viên của bạn phải được chuẩn bị để thay đổi mục tiêu ban đầu, kế hoạch, chi phí, nhiệm vụ và nghĩa vụ trong việc tham gia vào định hướng mới của công ty. Điều này cũng đúng đối với bạn - bạn không thể xây dựng doanh nghiệp và mong muốn nhân viên hoặc đối tác của mình sẽ điều hành công ty cho bạn.

Là một doanh nhân, bạn không thể lật một đồng xu và hy vọng rằng may mắn là ở bên bạn. Bạn phải tự tạo ra may mắn cho mình.

Hải Đăng

Tin mới

Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX
Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX

Sáng 29/3, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX tổ chức Hội nghị lần thứ 20. Các đồng chí: Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Quốc Chung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Hương Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

Ngày 29/3/2024, Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh năm 2023 (kiểm toán), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.

Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh

Sáng 29/3, tại Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.

Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo
Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo

Việc nghiên cứu, đề xuất phương thức quản lý hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa, tài sản ảo, tiền ảo là một nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi nguồn nhân lực, thời gian.

Thế Giới Di Động cắt giảm gần 10.000 nhân viên
Thế Giới Di Động cắt giảm gần 10.000 nhân viên

Năm qua được xem là năm khó khăn nhất của ngành bán lẻ hàng điện máy, hàng công nghệ. Do đó, các hệ thống bán lẻ đều gặp khó khăn, phải tinh gọn bộ máy và Thế Giới Di Động cũng không ngoại lệ khi cắt giảm gần 10.000 nhân viên.

Làm cách nào để có năng lực kinh tế tốt hơn?
Làm cách nào để có năng lực kinh tế tốt hơn?

Khoảng 75% ý kiến cho rằng bắt đầu công việc kinh doanh riêng hoặc làm công việc tự do là cách để có năng lực kinh tế tốt hơn. Hơn 8 trên 10 người tham gia khảo sát tại Việt Nam (82%) hiện đang thực hiện các bước để có “năng lực kinh tế cao hơn”.