Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Trào lưu tiêu dùng hàng Nhật tại Việt Nam và yếu tố cấu thành lòng tin

Khi các sản phẩm nội địa phần nào chưa đáp ứng được nhu cầu ngày một tăng dần của người Việt, thì hàng nhập ngoại dường như đang dần chiếm lĩnh thị trường mua sắm đầy “béo bở”. Giữa vô vàn lựa chọn, đâu mới là yếu tố nâng cao lòng tin của người tiêu dùng?

Hàng Việt trong cơn bão thị trường

Trong những năm gần đây, nhận thức của người tiêu dùng Việt về chất lượng và giá thành của các sản phẩm tiện ích ngày một nâng cao. Đi kèm với đó, nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng này trong thị trường nội địa ngày càng tăng lên đáng kể. Đứng trước cơ hội và sức ép đó, các sản phẩm Việt không những không giành được thị phần, mà phần nào còn đánh mất vị thế trước các sản phẩm ngoại nhập.

Trào lưu tiêu dùng hàng Nhật tại Việt Nam và yếu tố cấu thành lòng tin - Hình 1

Trào lưu mua sắm và sử dụng hàng ngoại nhập đang trở thành xu thế mới trên thị trường trong nước

Nhu cầu được sử dụng hàng hoá với chất lượng tốt và giá thành vừa phải của người Việt là hoàn toàn có thể thông cảm được. Bởi lẽ, khi những đòi hỏi về tính bền - đẹp - giá tốt được đặt lên hàng đầu, trong khi trên thị trường không có nhiều lựa chọn cho những sản phẩm Việt có đặc điểm nêu trên, thì việc người dân tìm đến yếu tố ngoại nhập ở đây là điều dễ hiểu.

Hàng hoá đến từ các quốc gia Châu Âu có chất lượng rất tốt, nhưng giá thành lại quá đắt đỏ, bởi các cản trở đến từ hàng rào thuế quan và chi phí vận chuyển. Nếu xét trong khu vực Châu Á, thì “chất lượng Nhật Bản” là thứ dễ dàng chinh phục được người tiêu dùng trong nước, với uy tín lâu năm đã được khẳng định.

Trào lưu đưa hàng Nhật Bản nội địa lên ngôi

Kỷ luật lao động của người Nhật Bản đã và đang khiến cho cả thế giới phải trầm trồ và thán phục với các sản phẩm từ đồ gia dụng, đồ điện tử, cho đến cả mặt hàng tiện ích tưởng chừng như không yêu cầu sự cầu kỳ. Chẳng vậy mà người Việt vẫn hay dùng cái tên “xe Honda” như cách gọi khác của từ “xe máy” trong suốt nhiều năm qua và đến nay vẫn được sử dụng.

Nếu như người Đức nổi tiếng ở Châu Âu vì những quy tắc và kỷ luật lao động chặt chẽ và khắt khe, thì người Nhật được cả Châu Á biết đến với tinh thần cầu toàn và đề cao uy tín trong công việc. Các sản phẩm đến từ Nhật luôn được nhà sản xuất lựa chọn những nguyên liệu và công nghệ tốt nhất, từ đó giá thành cũng bị đẩy lên cao. Nhưng “đắt xắt ra miếng”, người Việt đã và đang dần có thói quen chi nhiều hơn để có được sản phẩm xứng đáng với đồng tiền họ bỏ ra.

Trào lưu tiêu dùng hàng Nhật tại Việt Nam và yếu tố cấu thành lòng tin - Hình 2
Với những sản phẩm Nhật, người tiêu dùng Việt thường không mấy khi băn khoăn về chất lượng sản phẩm bởi lòng tin của người tiêu dùng là quá lớn

Hàng Nhật nội địa: Yếu tố cấu thành lòng tin

Trên thị trường Việt Nam hiện nay, hàng tiện ích - gia dụng Nhật thường được nhập về với hai dạng: hàng Nhật nội địa và hàng Nhật xuất khẩu. Sự khác biệt giữa hai chủng loại này, nếu không tìm hiểu kỹ sẽ rất dễ bị nhầm lẫn. Hàng Nhật nội địa được sản xuất tại Nhật hoặc một nước thứ hai (nhằm giảm chi phí), dưới sự giám sát chặt chẽ của người Nhật, đạt chất lượng chuẩn Nhật, và chỉ để phục vụ cho thị trường nội địa mà thôi. Hàng Nhật xuất khẩu thường chỉ đạt chất lượng theo chuẩn khu vực nhập khẩu, giá thành cũng rẻ hơn khá nhiều so với hàng nội địa.

Trào lưu tiêu dùng hàng Nhật tại Việt Nam và yếu tố cấu thành lòng tin - Hình 3

Hệ thống Sakuko Japanese Store với 14 siêu thị tại Hà Nội chuyên kinh doanh hàng Nhật nội địa chính thức tròn 7 tuổi 

Để có thể chọn mua được những sản phẩm hàng Nhật nội địa với chất lượng đảm bảo, người tiêu dùng nên tìm tới những thương hiệu đã kinh doanh mặt hàng này lâu năm. Ngoài ra, giá thành của hàng Nhật nội địa bao giờ cũng đắt hơn so với hàng xuất khẩu - đây vừa là một sự thật khá lạ thường, nhưng càng khẳng định được “đẳng cấp” của hàng nội địa. Người mua hàng không nên ham rẻ mà tìm tới những địa chỉ thiếu uy tín, mập mờ về nguồn gốc, xuất xứ.

Trao đổi với báo chí, ông Vũ Ngọc Tú - Giám đốc Điều hành Sakuko Bán lẻ (đơn vị chủ quản của Sakuko Japanese Store) cho biết: “Có một vài “bí kíp” để người tiêu dùng phân biệt và lựa chọn đúng hàng Nhật nội địa. Thông thường bao bì các sản phẩm này 100% tiếng Nhật, ngoại trừ cụm từ Made in Japan. Ngoài ra, đa phần các dòng mỹ phẩm nội địa Nhật, chúng ta sẽ không tìm thấy phần ghi hạn sử dụng, bởi mặt hàng nào còn đang được bán trên thị trường thì vẫn sẽ được bảo đảm thời hạn sử dụng khoảng 3 năm kể từ ngày mở nắp.”

Trào lưu tiêu dùng hàng Nhật tại Việt Nam và yếu tố cấu thành lòng tin - Hình 4
Để mua được những sản phẩm nội địa Nhật chất lượng, “đúng chuẩn” cũng phải cần tới những “bí kíp”

Với những thông tin trên, hi vọng rằng người tiêu dùng Việt có thể an tâm hơn khi mua sắm hàng nội địa Nhật. Điều quan trọng là, “các thượng đế” nên tìm đến những thương hiệu uy tín và kiểm tra thật kỹ càng tem mác, thông tin sản phẩm để có thể lựa chọn được những sản phẩm ưng ý.

Bảo Anh

Bài liên quan

Tin mới

Lọc hóa dầu Nghi Sơn vượt mốc 15 triệu giờ công an toàn
Lọc hóa dầu Nghi Sơn vượt mốc 15 triệu giờ công an toàn

Thông tin từ Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP), đến ngày 28/3/2024, dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã đạt thành tựu vượt mốc 15 triệu giờ công an toàn, không xảy ra tai nạn lao động.

Bình luận của Việt Nam về một số vấn đề tại Biển Đông gần đây
Bình luận của Việt Nam về một số vấn đề tại Biển Đông gần đây

Chiều 28/3, tại họp báo thường kỳ, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Đức Thắng đã bình luận về một số vấn đề tại Biển Đông gần đây.

Bắt Giám đốc Ngân hàng MSB Thanh Xuân vì lừa đảo chiếm đoạt tiền khách hàng
Bắt Giám đốc Ngân hàng MSB Thanh Xuân vì lừa đảo chiếm đoạt tiền khách hàng

Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP. Hà Nội đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam bà Bùi Thị Hoài Anh Giám đốc Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) chi nhánh Thanh Xuân về hành vi hành vi lừa đảo chiếm đoạt của 8 bị hại. Tổng số tiền lên tới 338 tỷ đồng.

Thanh Hóa tập huấn kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH cho cán bộ, chiến sỹ Công an
Thanh Hóa tập huấn kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH cho cán bộ, chiến sỹ Công an

Thực hiện Chỉ thị số 01 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) trong tình hình mới, ngày 28/3, Công an tỉnh Thanh Hóa tổ chức 2 lớp tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng về PCCC và cứu nạn cứu hộ (CNCH) cho hơn 800 đồng chí là lãnh đạo, chỉ huy, CBCS đang công tác tại các phòng nghiệp vụ Công an tỉnh.

Bình Định – Canada hợp tác, đẩy mạnh hoạt động thương mại
Bình Định – Canada hợp tác, đẩy mạnh hoạt động thương mại

Ngày 28/03, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, số 01 Nguyễn Tất Thành, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra Hội nghị Xúc tiến Thương mại Bình Định - Canada năm 2024. Hội nghị là cầu nối quan trọng trong việc kết nối giao thương, xúc tiến thương mại giữa các doanh nghiệp Bình Định và Canada…

Bắc Ninh tăng cường thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp
Bắc Ninh tăng cường thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp

Văn phòng UBND tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành văn bản số 920/UBND-KGVX thông báo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tăng cường thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.