Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Triệt tiêu vấn nạn hàng giả, hàng nhái: Trách nhiệm không của riêng ai

Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam Lê Thế Bảo chia sẻ: “Đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái, từ lâu được xã hội đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, cho đến nay, kết quả chưa như mong đợi.

THCL Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam Lê Thế Bảo chia sẻ: “Đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái, từ lâu được xã hội đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, cho đến nay, kết quả chưa như mong đợi.

Triệt tiêu vấn nạn hàng giả, hàng nhái: Trách nhiệm không của riêng ai - Hình 1

Ông Lê Thế Bảo - Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam 

Thực trạng hàng giả, hàng nhái tại Việt Nam, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa vẫn đang là thách thức lớn đối với xã hội?

Hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ ở Việt Nam vẫn diễn biến nghiêm trọng. Đây chắc chắn không phải ý kiến của riêng tôi. Ở các vùng nông thôn, biên giới, hàng vi phạm nhiều đến mức có không ít người bảo với tôi rằng: Nếu ở vùng sâu, vùng xa bỏ hết hàng giả, hàng nhái đi thì sẽ chẳng còn bao nhiêu hàng hóa - sự thật đến mức trầm trọng như thế.

Đặc biệt, các mặt hàng chiến lược phục vụ  ngành nông nghiệp như thuốc thú y, thủy sản, thuốc bảo vệ thực vật…, hàng giả rất nhiều. Trong khi đó, nông nghiệp chiếm thị phần rất quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam nên đây là vấn đề vô cùng quan ngại.

Chính phủ đã quán triệt: Đối với người đứng đầu các địa bàn, nếu để xảy ra tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại kéo dài hoặc nghiêm trọng, sẽ phải chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, cho đến nay, điều dư luận băn khoăn đó là tình trạng hàng giả, hàng nhái diễn ra nghiêm trọng, song dường như chưa thấy chính quyền sở tại phải chịu trách nhiệm?

Mặc dù chỉ đạo quyết liệt, nhưng Chính phủ cũng như các tỉnh, công việc đầy ắp, có lẽ không thể nào quán xuyến hết được. Vì thế, cơ quan thực thi phải có trách nhiệm rất cao thì mới thể hiện được sự quyết liệt trong đấu tranh nhằm ngăn chặn thực trạng này. Tiếp đến là biện pháp giải quyết, phải làm như thế nào? Đây là một câu hỏi không đơn giản! Bởi lẽ, đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái, vi phạm sở hữu trí tuệ, khi nói, nghe thì tưởng đơn giản, nhưng thực chất vào cuộc thì phải “chống chọi” với hàng trăm thủ đoạn tinh vi, hàng đống tài liệu, quy định dày cộp về mặt hàng giả, nhãn mác giả, vi phạm sở hữu trí tuệ… thì mới thấu hiểu sự gian nan như thế nào. Rõ ràng, giải quyết vấn đề này còn khó khăn về mặt luật pháp.

Ở nước ta, cả hệ thống tổ chức, từ lâu đã có sẵn bộ này, bộ kia, nhưng các bộ xử lý không khớp nhau, thậm chí, nhiều trường hợp làm chưa đúng. Hệ thống tổ chức quá rườm rà, chồng chéo và cuối cùng tính ra có ai chịu trách nhiệm đâu? Ngay như mặt hàng thực phẩm, lực lượng quản lý thị trường có chức năng kiểm tra, nhưng trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm lại thuộc thẩm quyền Bộ Y tế. Quản lý mặt hàng phân bón, cả 2 bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông và Công thương quản lý, nhưng phân bón giả, kém chất lượng vẫn tràn lan… Các bộ đều “dính” vào, song dường như không ai chịu trách nhiệm cuối cùng.

Nghĩa là, còn quá nhiều bất cập và hạn chế trong công tác này?

Trong cuộc đấu tranh này, về mặt luật pháp, về mặt tổ chức xã hội có vấn đề, về tổ chức thực hiện, các cơ quan thực thi đều có vấn đề; rồi đến các DN trong khi thực hiện cũng có vấn đề. Bởi trên thực tế, nhiều DN rất ngại nói hàng của mình bị làm giả hay có những giám đốc giật nẩy mình khi nghe báo, đài nói hàng của DN mình bị làm giả… Lo ngại của DN là thông tin ảnh hưởng đến doanh số bán hàng một phần, nhưng điều trăn trở hơn đó là liệu các cơ quan thực thi có giải quyết được cho họ hay sự việc cứ thế trôi đi và DN vẫn phải chịu thiệt hại?

Vậy theo ông, cách nào để khắc phục những tồn tại, nhanh chóng đẩy lùi hàng giả, hàng nhái, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội?

Theo tôi, bên cạnh việc khắc phục những hạn chế về mặt luật pháp, tổ chức xã hội, tổ chức thực hiện…, phải có sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa lực lượng thực thi và DN.

Tôi đã nhiều lần nói rằng, DN cần sự hỗ trợ của các lực lượng thực thi về nhiều mặt như thông tin, chỉ ra chỗ nào buôn lậu, chỗ nào làm hàng giả… Tuy nhiên, khi các lực lượng thực thi có thông tin rồi, làm được hay không cũng phải nói cho DN biết. Điều quan trọng, phải có sự phối hợp chặt chẽ, tạo được lòng tin giữa DN với các lực lượng thực thi mới có thể giải quyết thực trạng hàng giả, hàng nhái, hàng lậu trong xã hội.

Sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ rất quyết liệt. Tuy nhiên, để thực hiện nghiêm sự chỉ đạo đó, để thành công trong đấu tranh đẩy lùi vấn nạn này, phải là sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống, các bộ, ban, ngành hữu quan bằng sự thống nhất và quyết tâm cao.

Trân trọng cảm ơn ông!

 Thanh Hà (Thực hiện)

Bài liên quan

Tin mới

Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII
Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Tạp chí Thanh niên phối hợp cùng Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VII.

5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?
5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?

Việt Nam có mạng lưới sông suối dày đặc, trong đó có nhiều con sông lớn, là nguồn tài nguyên quan trọng...

Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu
Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Theo thông tin từ Cục QLTT tỉnh Thái Bình, Đội quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 23.5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu.

Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024
Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024

Vừa qua, UBND TP. Hải Phòng vừa ban hành quyết định số 1325/QĐ-UBND quyết định về việc kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm đợt “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”.

Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố
Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố

Địa phương nào để xảy ra cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật do buông lỏng quản lý, chủ quan, thiếu trách nhiệm thì Chủ tịch UBND quận, huyện nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố….

Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.