Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Triệt tiêu vấn nạn hàng lậu, hàng giả: Trách nhiệm không của riêng ai

Nhân dịp Kỷ niệm 10 năm Ngày phòng chống hàng giả, hàng nhái (29/11/2007 - 29/11/2017), PV có cuộc trao đổi với Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) Lê Thế Bảo, xung quanh vấn đề “thực trạng và công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng nhái hiện nay”.

Triệt tiêu vấn nạn hàng lậu, hàng giả: Trách nhiệm không của riêng ai - Hình 1

Chủ tịch Hiệp hội VATAP Lê Thế Bảo tại Lễ Kỷ niệm 5 năm báo Thương hiệu & Công luận xuất bản số báo đầu tiên

Ông nhìn nhận ra sao về thực trạng hàng giả, hàng nhái hiện nay?

Tình hình sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái, xâm phạm sở hữu trí tuệ đang diễn ra khá phổ biến, ngày càng tinh vi - trở thành một vấn nạn hiện nay.

Các loại hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống của người dân và sản xuất như mỹ phẩm, rượu bia, dược phẩm, nước giải khát, bánh kẹo, điện tử, điện lạnh, sắt thép, tôn lợp, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc nuôi trồng thủy sản phân bón,... đều bị làm giả, làm nhái, vi phạm sở hữu trí tuệ. Có thể kể đến những vụ việc nổi cộm như vụ dược phẩm của Công ty CP VN Pharma (TP. HCM), khăn lụa Khaisilk của Tập đoàn Khaisilk (Hà Nội)…

Kết quả, ngân sách nhà nước bị thất thu, DN bị thiệt hại, niềm tin của người tiêu dùng bị ảnh hưởng, môi trường kinh doanh và xã hội không an toàn - là trở ngại, thách thức lớn đối với Nhà nước và cộng đồng. Đây là tệ nạn đáng báo động!

Công cuộc đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm chú trọng, có nhiều giải pháp chỉ đạo sát sao đối với các cơ quan thực thi.

Hiệp hội đã có nhiều kiến nghị với các bộ, ngành và cơ quan thực thi về các giải pháp tuyên truyền, đấu tranh, ngăn chặn tình trạng này. Nhưng đây là cuộc chiến lâu dài, đòi hỏi cần phải có sự chung tay của toàn xã hội, cộng đồng thì mới đạt kết quả cao.

Vậy chúng ta cần có những giải pháp nào để đấu tranh có hiệu quả trước thực trạng này, thưa Chủ tịch?

Bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, BCĐ 389/QG, các bộ, ngành, địa phương, lực lượng chức năng đã triển khai nhiều kế hoạch, giải pháp đồng bộ đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, qua đó thu được nhiều kết quả quan trọng, triệt phá nhiều đường dây, ổ nhóm buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, tạo sự chuyển biến tích cực; kiểm soát, ổn định thị trường, mang lại niềm tin cho DN và người dân.

Sau khi có sự chỉ đạo của Chính phủ, các bộ, ngành và lời kêu gọi của các hiệp hội thì tình hình đã có chuyển biến tích cực, người dân đã có ý thức cao hơn về tác hại của hàng giả.

Tuy nhiên, đây là vấn đề nóng, ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội, tình hình an ninh trật tự. Vì vậy, theo tôi, để đấu tranh có hiệu quả trong công tác này, cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm dưới đây.

Thứ nhất: Các lực lượng chức năng thực thi nhiệm vụ, phải vào cuộc đấu tranh thường xuyên, liên tục; tham mưu và tổ chức thực hiện có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, BCĐ 389/QG, các bộ, ngành, địa phương về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Thứ hai: Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị, tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng.

Thực hiện kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống xã hội.

Thứ ba: Đẩy mạnh hoạt động thông tin tuyên truyền chủ trương của Chính phủ về công tác này; tuyên truyền cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh chấp hành các quy định của pháp luật, ký cam kết không kinh doanh hàng giả, hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng. Đặc biệt, coi trọng vai trò của DN và người mua hàng, vì một số vụ hàng giả quy mô lớn vừa được phát hiện, đều có dấu ấn của người mua hàng và DN (họ mới là người biết rõ về hàng giả, hàng nhái).

Đề cao vai trò, gắn trách nhiệm người đứng đầu quản lý, phụ trách địa bàn, đơn vị, địa phương.

Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp phối hợp, trao đổi cung cấp và xử lý thông tin giữa các lực lượng thực thi; hướng dẫn thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để nâng cao hơn nữa hiệu quả phối hợp trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả…

Với vai trò là Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam, ông có kiến nghị gì để công tác này đạt được hiệu quả cao hơn trong thời gian tới?

Xuất phát từ tình hình thực tế về vấn nạn hàng giả, hàng nhái… nêu trên, Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam đưa ra một số kiến nghị như sau.

Đối với các cơ quan quản lý nhà nước: Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách, nhằm kịp thời khắc phục những kẽ hở, những bất cập về việc sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái và gian lận thương mại; tạo điều kiện cho sản xuất, kinh doanh phát triển, tăng cường chế tài - có biện pháp xử lý mạnh đối với các hành vi vi phạm làm hàng giả, hàng nhái.

Nhà nước nên cho phép những chi phí của DN trong lĩnh vực bảo vệ thương hiệu và chống hàng giả được hạch toán vào chi phí hợp lý của đơn vị.

Tạo điều kiện cho các lực lượng thực thi có kinh phí hoạt động - nên trích 50%/tổng thu, xử lý các vụ vi phạm để tiêu hủy hàng giả, biểu dương tổ chức, cá nhân có thành tích và đầu tư trang thiết bị.

Hỗ trợ các lực lượng thực thi về việc giám định hàng hóa (thật - giả) bằng biện pháp cho phép các lực lượng này lập hội đồng tư vấn trong các vụ việc và quyết định của họ sẽ là cơ sở để xử lý.

Bổ sung Công ty CP Tập đoàn Vinacontrol tham gia lực lượng giám định - đơn vị giám định có uy tín của Việt Nam.

Đối với các cấp ủy, chính quyền địa phương: Cần quán triệt và xác định rõ trách nhiệm của mình trong công tác này. Nơi nào để xảy ra tình trạng hàng giả, gian lận thương mại, thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm, theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Phải kiên quyết khắc phục các tình trạng bảo kê, tiếp tay, gây khó khăn cho DN khi thi hành công vụ. Điều tra và xử lý kịp thời, đúng pháp luật, tạo lòng tin đối với DN và cộng đồng xã hội. Biểu dương kịp thời những tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác này.

Cơ quan báo chí: Cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh truyền hình đã có nhiều đóng góp trong mặt trận này, tuy vậy cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền về phòng chống gian lận thương mại và hàng giả, cả về nội dung, hình thức và thời lượng tuyên truyền, nhằm nâng cao hơn nữa ý thức của cộng đồng, tạo sức mạnh cả hệ thống chính trị, góp phần vào cuộc đấu tranh chống vấn nạn này…

Triệt tiêu vấn nạn hàng lậu, hàng giả: Trách nhiệm không của riêng ai - Hình 2

Khăn lụa Khaisilk khiến NTD mất niềm tin

Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam cũng kêu gọi các DN cần chủ động thông tin cho các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý nhà nước, phối hợp với các lực lượng thực thi trong việc điều tra, xử lý các vi phạm; hỗ trợ tích cực, mạnh dạn hơn nữa cho các lực lượng thực thi trong việc phát hiện hàng giả, hàng nhái đối với sản phẩm của mình. Hãy đặt niềm tin vào các lực lượng thực thi!

Thực hiện đầy đủ việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, nguồn gốc xuất xứ; thông tin rộng rãi để người tiêu dùng nắm bắt hàng giả, hàng nhái đối với sản phẩm của đơn vị mình (nếu có); cung cấp thông tin chính xác kịp thời qua đường dây nóng của BCĐ 389/QG và các cơ quan chỉ đạo của Chính phủ; tổ chức, quản lý chặt chẽ hệ thống phân phối các sản phẩm sản xuất, kinh doanh của mình.

Người tiêu dùng cần mua hàng tại những địa chỉ tin cậy, đúng nguồn gốc xuất xứ…

Có như vậy, tình trạng hàng giả, hàng nhái mới từng bước được đẩy lùi, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo đảm quyền lợi chính đáng cho người dân.

Trân trọng cảm ơn Chủ tịch!

Nguyễn Kiên (Thực hiện)

Bài liên quan

Tin mới

Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII
Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Tạp chí Thanh niên phối hợp cùng Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VII.

5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?
5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?

Việt Nam có mạng lưới sông suối dày đặc, trong đó có nhiều con sông lớn, là nguồn tài nguyên quan trọng...

Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu
Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Theo thông tin từ Cục QLTT tỉnh Thái Bình, Đội quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 23.5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu.

Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024
Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024

Vừa qua, UBND TP. Hải Phòng vừa ban hành quyết định số 1325/QĐ-UBND quyết định về việc kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm đợt “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”.

Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố
Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố

Địa phương nào để xảy ra cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật do buông lỏng quản lý, chủ quan, thiếu trách nhiệm thì Chủ tịch UBND quận, huyện nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố….

Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.