Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Trung Quốc tung "chiêu" mới hạ bệ đồng USD

Là nước mua dầu nhiều nhất thế giới, Trung Quốc muốn dùng nhân dân tệ thách thức khuynh đảo đồng USD.

Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu dầu nhiều nhất thế giới tính đến hết tháng 6/2017. Ở vị thế người mua nhưng Bắc Kinh muốn toàn quyền quyết định tiêu chuẩn và loại hình thanh toán bằng đồng nội tệ của mình trên trường quốc tế.

Lợi thế của một quốc gia nhập khẩu dầu nhiều nhất thế giới đã được Trung Quốc tận dụng triệt để.

 Trung Quốc tung

Trung Quốc nhập khẩu dầu nhiều nhất thế giới

 Bắc Kinh đang có tham vọng định hình tiêu chuẩn mới cho dầu thô mà họ lựa chọn mua, đồng thời đẩy đồng tiền nhân dân tệ vào thị trường giao dịch quốc tế thay cho đồng USD.

Tầm quan trọng của năng lượng cũng như quốc gia sở hữu năng lượng lớn nhất thế giới  trong bối cảnh nguồn tài nguyên khai thác có nguy cơ suy giảm nghiêm trọng đã khiến Bắc Kinh xác định rõ ràng mục tiêu của mình. Định giá hàng hóa bằng đồng nhân dân tệ và áp đặt tiêu chuẩn riêng khi đó không còn là ý tưởng quá viển vông.

Nếu đi vào thực hiện, đây sẽ là ưu thế mà Bắc Kinh hoàn toàn có thể có được nhằm biến tờ Nhân dân tệ trong cuộc cạnh tranh với đồng bạc xanh của Mỹ.

Trung Quốc có dễ đạt mục đích?

Top 5 nhà thầu cung cấp dầu thô cho Trung Quốc gồm Nga, Angola, Arập Xê-út, Iraq và Iran.

Trong tháng 6/2017, lượng dầu nhập khẩu từ Nga vào Trung Quốc lên đến 5,221 triệu tấn. Trong khi đó, Angola cũng xuất cho Bắc Kinh  4,111 triệu tấn trong tháng 6/2017.

Sau đó là Arập Xê-út với 3,85 triệu tấn. Hai quốc gia còn lại lần lượt xuất khẩu cho Trung Quốc là 3,43 triệu tấn và 2,12 triệu tấn.

Không những thế, từ tháng 1 đến tháng 5/2017, Trung Quốc đã nhập khẩu từ Mỹ khoảng 1,97 triệu tấn dầu.

Theo các số liệu trên, có thể thấy con số dầu thô kỷ lục mà Nga cung cấp cho Bắc Kinh mỗi tháng 6 lớn hơn nhiều số lượng mà các quốc gia khác xuất khẩu dầu cho Trung Quốc cộng gộp vào.

Trong trường hợp Bắc Kinh quyết định nuôi dưỡng chính sách sử dụng đồng nội tệ trong giao dịch quốc tế, họ sẽ sớm nhận được cái gật đầu của Nga.

Hồi cuối tháng 9, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chỉ đạo đưa đồng rúp của Nga làm đơn vị tiền tệ chính trong các giao dịch tại tất cả các cảng biển của Nga, thay vì đồng USD như hiện nay.

Vào năm tới, đồng rúp trở thành đơn vị tiền tệ chính trong các giao dịch tại tất cả các cảng biển của Nga, theo đề xuất của Tổng thống Putin.

Đề xuất chuyển đổi tiền tệ của Tổng thống Putin được đưa ra từ cách đây 1 năm rưỡi và không áp dụng đối với các công ty vận tải lớn của Nga nhằm duy trì nguồn tiền nước ngoài trong bối cảnh giá trị của đồng rúp có thể sẽ bị dao động.

Quyết định từ hạn chế cho tới thay đổi hoàn toàn giao dịch bằng đồng USD sang đồng rúp nội tệ được cho là nỗ lực giúp Nga giảm sự phụ thuộc vào biến động thị trường đồng USD và các giá trị thương mại bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt của Mỹ.

 

 Trung Quốc tung

Trung Quốc muốn đẩy đồng USD khỏi thị trường dầu

Trong khi đó, các quốc gia còn lại thuộc Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu lửa (OPEC) khó có thể tiếp tục các đơn đặt hàng với Trung Quốc khi họ cũng là các khách hàng của Mỹ. Việc thay đổi tiêu chuẩn dầu thô và chuyển sang giao dịch bằng đồng nhân dân tệ chẳng khác nào tự đuổi mất khách "sộp" ở châu Mỹ.

Dẫu vậy, theo ông, Rachel Ziemba - Giám đốc các thị trường mới nổi tại Roubini Global Economics cho biết ban đầu, loại dầu tiêu chuẩn niêm yết bằng NDT này có thể không được đón nhận nhưng: “Tuy nhiên, sản phẩm này có thể phát triển theo thời gian, đặc biệt nếu nó làm nảy sinh các công cụ phòng trừ rủi ro khác”.

Còn ông Juerg Kiener - Giám đốc điều hành Swiss Asia Capital thì lạc quan: “Iraq, Nga và Indonesia đều đã gia nhập nhóm thương mại phi USD. Kế hoạch của Trung Quốc đã được chuẩn bị khá bài bản. Họ là nước nhập khẩu, nên sẽ biết cách thúc đẩy việc này”.

Trung Quốc phải chờ đợi nhiều hơn?

Giới chuyên gia phân tích, tham vọng của Trung Quốc khó có thể thành hiện thực trước hết là bởi thói quen sử đụng dồng USD trong thanh toán hợp đồng dầu mỏ.

Dầu thô đã được niêm yết bằng USD suốt 4 thập kỷ qua. Nên việc thu hút các thị trường châu Âu, Mỹ và Trung Đông vốn đã quen thuộc với USD sẽ là một thách thức rất lớn.

Jeff Brown - Giám đốc hãng tư vấn năng lượng quốc tế - FGE đánh giá: “Rất nhiều hợp đồng tương lai đã ra mắt, vì chúng cũng khá hợp lý theo quan điểm thị trường. Chúng cũng rất được chú ý nữa. Tuy nhiên, chúng sau đó đều thất bại, vì chìa khóa là thanh khoản”.

Thế giới thực sự chỉ có vài hợp đồng dầu có thể làm tiêu chuẩn mà thôi, Brown cho biết: “Điều này cực kỳ khó thay đổi”.

Trung Quốc tung  

Trung Quốc có khả năng thay đổi vị thế đồng USD trên thị trường dầu thô 

Ngoài ra, chính bản thân đồng Nhân dân tệ của Bắc Kinh cũng chưa đủ ổn định để chuyển đổi khả năng thanh toán, tỷ giá ấn định mỗi ngày.

Đồng nhân dân tệ chưa có khả năng chuyển đổi hoàn toàn, tỷ giá được ấn định mỗi ngày, có thể bị Chính phủ can thiệp hoặc chịu ảnh hưởng tùy theo chính sách kiểm soát vốn.

Vì cơ chế kiểm soát tiền tệ chặt chẽ này, giới quan sát cho rằng loại dầu tiêu chuẩn mới định giá bằng NDT cũng sẽ được Bắc Kinh giám sát chặt.

John Driscoll - Giám đốc JTD Energy Services bày tỏ lo ngại rằng, cách chơi mới của Trung Quốc khó tạo được sân chơi công bằng ví dụ như so với các công ty Trung Quốc.

“Thách thức lớn nhất trên thị trường dầu mỏ toàn cầu là phải đảm bảo không tổ chức nào, hoặc quốc gia nào có lợi thế thống trị” - ông Driscoll nói.

Điều đó là minh chứng rõ nhất về thách thức từ trong ý tưởng của Bắc Kinh khi muốn thử thực hiện hình thức thanh toán mới mẻ này.

Ngọc Dương - Baodatviet

Bài liên quan

Tin mới

Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố
Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố

Địa phương nào để xảy ra cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật do buông lỏng quản lý, chủ quan, thiếu trách nhiệm thì Chủ tịch UBND quận, huyện nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố….

Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.

Ceo Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông
Ceo Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Tàu du lịch không được đón khách xem Carnaval Hạ Long 2024 trên biển
Tàu du lịch không được đón khách xem Carnaval Hạ Long 2024 trên biển

Sở Giao thông vận tải Quảng Ninh vừa ban hành công văn đề nghị UBND thành phố Hạ Long không cấp phép cho các tàu du lịch được huy động tham gia diễn diễu trên biển đón khách du lịch để xem chương trình Carnaval Hạ Long 2024 từ phía biển, vì lý do an toàn cho người và phương tiện.

Những tỉnh, thành nào loại trừ được bệnh sốt rét?
Những tỉnh, thành nào loại trừ được bệnh sốt rét?

Đến hết năm 2023, Việt Nam đã có 46 tỉnh, thành phố được công nhận đã loại trừ bệnh sốt rét, còn 17 tỉnh, thành phố chưa loại trừ sốt rét, vẫn còn lây truyền tại chỗ. Tuy nhiên, số thôn, bản có lây truyền tại chỗ ngày càng được thu hẹp. Việt Nam quyết tâm loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030.