Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tự chủ đại học: Đẩy mạnh theo hướng nào?

Phát biểu tại phiên thảo luận về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học chiều nay 12/6, đa số ý kiến ĐBQH cho rằng, cần thiết phải đẩy mạnh tự chủ đại học, gắn với trách nhiệm giải trình.

Tự chủ đại học: Đẩy mạnh theo hướng nào? - Hình 1

Đại biểu Trần Văn Mão. (Ảnh:quochoi.vn)

Tự chủ nhưng không tràn lan

Theo ĐB Nguyễn Thị Lan (TP. Hà Nội), cần quy hoạch lại mạng lưới các trường đại học sao cho hiệu quả nhất, tiết kiệm nhất để các trường có thể phát huy cao nhất lợi thế so sánh. Tránh trường hợp mở ra quá nhiều trường đại học trong một khu vực hoặc cùng đào tạo một ngành nghề dẫn đến đào tạo dư thừa, gây lãng phí nguồn lực cho xã hội. 

Trong luật cũng cần quy định rõ các điều kiện tối thiểu để một trường đại học có thể thành lập mới tại một địa phương, tại một vùng địa lý kinh tế cụ thể. Trước khi Chính phủ quyết định thành lập một trường đại học mới cần xem xét kỹ lưỡng các yếu tố, điều kiện, vị trí địa lý, tính đặc thù, sự khác biệt về ngành nghề đào tạo, dự báo nhu cầu nguồn nhân lực và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội để đảm bảo các trường mới thành lập sẽ phát triển tốt và không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của các trường đại học đã có từ trước trong khu vực và họ đang thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo phục vụ xã hội về ngành nghề ấy.

Về vấn đề tài chính và đầu tư cho đại học,  ĐB Lan nêu ý kiến: “Trong dự thảo luật đã có các Điều 64, 65, 66 về cơ chế tài chính để phù hợp với tự chủ đại học nhưng tôi vẫn muốn nhấn mạnh thêm về quan điểm tự chủ tài chính và đầu tư cho đại học. Luật phải cụ thể hóa được chủ trương giáo dục là quốc sách hàng đầu, trường đại học là trung tâm của đổi mới sáng tạo để ưu tiên đầu tư nguồn lực cho đúng hướng. Luật cần phải thể hiện được quan điểm tự chủ không có nghĩa là để các trường đại học tự lo, tự bơi. Không phải Nhà nước cắt kinh phí đầu tư mà chỉ thay đổi cách đầu tư cho hiệu quả hơn”.

ĐB Trần Văn Mão (Nghệ An) phân tích, hiện nay, nói cơ chế thị trường giao quyền tự chủ cho các trường đại học là đúng, nhưng không thể giao theo cách trường nào cũng mở mã ngành và mở bao nhiêu mã ngành cũng được.

Thực tế cho thấy rất nhiều trường mở nhưng không có cơ sở vật chất, thiếu đội ngũ giáo viên cơ hữu. Mặt khác, có sự chênh lệch về năng lực giữa trường đào tạo đa ngành với trường đào tạo chuyên ngành. Mặc dù cạnh tranh mở mã ngành tuyển học sinh không sai, nhưng mở ra chất lượng đào tạo kém, không đủ sinh viên học gây lãng phí lớn về chất lượng đào tạo thấp. Luật cần phải cân nhắc về quy định được mở mã ngành và cần phải cân đối về nhu cầu của thị trường lao động tập trung đầu tư cho cơ sở vật chất vào một chỗ, tránh dàn trải sẽ không có chất lượng cao.

Đi đôi với trách nhiệm giải trình

ĐB Triệu Thế Hùng (Lâm Đồng) cho rằng, cần thiết phải đẩy mạnh tự chủ đại học. Đây là một trọng điểm, trọng tâm then chốt phải cần được giải quyết triệt để và khả thi ở lần sửa đổi Luật Giáo dục đại học lần này. 

Dự thảo đã thể hiện được một bước rõ rệt trong quy định trách nhiệm giải trình của nhà trường cũng như đã thể hiện được rõ ràng về vai trò của Hội đồng trường như một thiết chế nhằm thực hiện quyền tự chủ và cơ quan quyền lực cao nhất của cơ sở giáo dục đại học đúng theo tinh thần của Nghị quyết 19. Dự thảo đã đẩy mạnh hơn về vấn đề tự chủ về nhân sự cũng như tự chủ về tài chính.

“Việc thực hiện quyền tự chủ của các trường đại học trong thực tiễn hiện nay còn bị hạn chế bởi rất nhiều những luật khác, như luật về viên chức, về ngân sách, về đầu tư công. Bởi vậy, bài toán về tự chủ giáo dục đại học không thể chỉ giải quyết ở trong một đạo luật này mà còn được điều chỉnh bởi cả một hệ thống pháp luật liên quan đến giáo dục đại học. Rất mong Quốc hội ủng hộ để có một hệ thống pháp luật đồng bộ, để tự chủ đại học được thực chất và đi và cuộc sống”, ĐB Hùng nêu quan điểm

Còn theo ĐB Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp), tự chủ giáo dục đại học phải đi đôi với trách nhiệm giải trình và chịu trách nhiệm độc lập trước pháp luật. Việc trao quyền tự chủ cho trường đại học là một quá trình, trong đó năng lực giải trình của cơ sở giáo dục phải gắn với những điều kiện cụ thể và chỉ khi nào cơ sở giáo dục đại học bảo đảm các điều kiện nhất định thì mới được trao quyền tự chủ.

“Đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu thể hiện lại khái niệm trong khoản 6 Điều 4 và thiết kế các quy định tại Điều 32 theo hướng làm rõ cơ chế tự chủ đại học bao gồm cả tự chủ học thuật, tự chủ tài chính, tự chủ về nhân sự, làm rõ các điều kiện bảo đảm để thực hiện quyền tự chủ, làm rõ các yêu cầu, nội dung và phương thức thực hiện trách nhiệm giải trình, đồng thời nghiên cứu, đề xuất một số quy định trong hệ thống pháp luật liên quan để có được một sự đồng bộ giữa Luật Giáo dục đại học với các luật liên quan”, ĐB Hoa nói.

 T.Nguyên

Bài liên quan

Tin mới

Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII
Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Tạp chí Thanh niên phối hợp cùng Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VII.

5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?
5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?

Việt Nam có mạng lưới sông suối dày đặc, trong đó có nhiều con sông lớn, là nguồn tài nguyên quan trọng...

Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu
Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Theo thông tin từ Cục QLTT tỉnh Thái Bình, Đội quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 23.5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu.

Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024
Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024

Vừa qua, UBND TP. Hải Phòng vừa ban hành quyết định số 1325/QĐ-UBND quyết định về việc kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm đợt “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”.

Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố
Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố

Địa phương nào để xảy ra cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật do buông lỏng quản lý, chủ quan, thiếu trách nhiệm thì Chủ tịch UBND quận, huyện nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố….

Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.