Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Vai trò nội lực kinh tế tư nhân

Văn kiện Đại hội Đảng 12 đã xác định kinh tế tư nhân (KTTN) là động lực quan trọng của nền kinh tế. Nghị quyết 10 Hội nghị Trung ương 5 khóa XII một lần nữa nhấn mạnh vai trò của KTTN.

Vai trò nội lực kinh tế tư nhân - Hình 1

Vai trò nội lực kinh tế tư nhân

Đó là kết quả quan trọng của cả một quá trình đổi mới và phát triển nhận thức của Đảng về thành phần kinh tế này.

Tháo gỡ rào cản, phát huy thế mạnh

Những năm qua, để thúc đẩy vai trò của KTTN trong phát triển kinh tế đất nước, Chính phủ, các bộ, ngành đã không ngừng cải cách và mạnh dạn loại bỏ những chính sách không còn phù hợp với thực tế. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn quá nhiều hạn chế, thách thức cho sự phát triển KTTN.

Trước tiên là rào cản về chính sách liên quan tới thu hút đầu tư tư nhân, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho tư nhân đến nay vẫn chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ và chưa gắn kết thực tiễn, với mục tiêu phát triển kinh tế - chính trị - xã hội nước ta.

Đặc biệt các chính sách liên quan tới thương mại và thị trường đang vắng bóng, hoặc chưa thật sự tuân thủ quy luật thị trường, đã khiến các chính sách khác bị hạn chế theo. Hoạt động của khu vực tư nhân liên quan đa ngành, đa cấp, nhưng tổ chức bộ máy, quy trình, nguồn lực hỗ trợ còn quá nhiều hạn chế từ cấp trung ương đến địa phương.

Công tác quản lý nhà nước còn nhiều bất cập và chưa đạt hiệu quả cao, như sự phối hợp giữa các bộ, các cấp còn yếu; thực thi chính sách và quy định pháp luật còn khoảng cách khá xa so với nỗ lực cải cách của Chính phủ.

Rào cản lớn nữa là trình độ công nghệ của khu vực doanh nghiệp tư nhân (DNTN) còn rất hạn chế, năng lực quản lý kém, phần lớn thiết bị, công nghệ đều nhập của nước ngoài; thiếu trầm trọng hệ thống nghiên cứu và đào tạo các chuyên ngành; thiếu các tiêu chuẩn/quy chuẩn cho các ngành và chưa có cơ chế khuyến khích hữu hiệu phát triển sản xuất để tăng năng lực tự chủ trong nước. Năng lực tài chính khu vực tư nhân yếu đã cản trở ý định đầu tư, trong khi lại khó tiếp cận các nguồn vốn vay.

Để gỡ bỏ các rào cản nói trên, cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa vai trò, sứ mệnh của KTTN. Đó là nhận thức, ý thức và sự nhạy bén trong kinh doanh. DNTN là khu vực có nhận thức sắc sảo, năng động nhất và luôn sẵn sàng tham gia một cách chủ động, tích cực và có trách nhiệm vào phát triển kinh tế, đẩy mạnh hiệu quả sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh sự phát triển của nền kinh tế đất nước và gia tăng lợi nhuận cho DN.

Song về năng lực, trình độ chưa đồng đều, phần lớn chưa có tầm nhìn dài hạn và chiến lược. Nhưng ngược lại khu vực tư nhân lại có thế mạnh riêng, có thể bù đắp hạn chế bằng sự sáng tạo, năng động và ý chí, nỗ lực mạnh mẽ, trên cơ sở những cơ chế khuyến khích, thúc đẩy từ phía Nhà nước.

Rà soát cơ chế, chính sách

Xuất phát điểm của các lãnh đạo DN còn hạn chế về hiểu biết luật pháp, năng lực quản lý vĩ mô, năng lực quản trị DN, năng lực đánh giá, phân tích và xây dựng chiến lược và phát triển thị trường… dẫn đến việc khi DN phát triển nhanh dễ bị thất bại.

Cùng với đó, tính tôn trọng cộng đồng và niềm tin vào đối tác còn rất hạn chế, thể hiện qua năng lực kết nối của DNTN còn kém, các xu thế tạo chuỗi, kết nối chuỗi được đề cập nhiều nhưng hầu hết DN đều loay hoay chưa biết nên bắt đầu từ đâu, hoặc chưa thật sự hiểu về giá trị của sự liên kết. Vì thế, quá trình kinh doanh phát sinh khá nhiều sự cạnh tranh thiếu lành mạnh ngay trong chính cộng đồng DN Việt.

Để DNTN tận dụng được các cơ hội của quá trình hội nhập, phát triển bứt phá và bền vững, tôi cho rằng rất cần vai trò của Chính phủ trong việc nhận diện và tháo gỡ các rào cản của chính sách về thị trường, tạo ra sân chơi lành mạnh, tạo động lực thật sự cho DNTN. Thí dụ, cho phép sự tham gia chủ động của DNTN với các khâu tìm kiếm thị trường, mở rộng, xác định thị trường (ngoài nước), còn Nhà nước hỗ trợ cơ chế chính sách đi kèm.

Bên cạnh đó, cần có sự quy hoạch lại và thắt chặt trách nhiệm của các bên, trong đó có DNTN trong các vấn đề đảm bảo và quản lý chất lượng, sản xuất hàng hóa, bằng việc DN phải tự công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, minh bạch hóa quy trình sản xuất dưới sự giám sát của Nhà nước, thay vì cổ súy các giấy phép chồng chất, các hoạt động kiểm tra chuyên ngành quá nhiều, quá chồng chéo nhưng rất ít phát hiện sai phạm.

Phải mạnh mẽ cải cách thủ tục hành chính để tạo điều kiện tối đa cho KTTN phát triển, đặc biệt là chính sách tài chính và dòng vốn cho vay trung, dài hạn để KTTN có cơ hội ổn định trong đầu tư và tìm kiếm thị trường. Nhà nước cần có giải pháp hỗ trợ DN hiểu và nâng cao nhận thức về trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm cộng đồng; khuyến khích tiếng nói DNTN, tiếp tục tinh thần đối thoại cởi mở, thẳng thắn để tư nhân tăng niềm tin với Chính phủ và tăng sự đồng hành trong các nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế đất nước.

Về phía DNTN, lãnh đạo DN cần gương mẫu tuân thủ quy định của luật pháp trong quản trị, kinh doanh, sản xuất để tham gia cạnh tranh một cách sòng phẳng bằng năng lực và chất lượng của sản phẩm, dịch vụ. DNTN cần chủ động xây dựng và nâng cao nhận thức về đạo đức doanh nhân, kinh doanh để tạo ra những sản phẩm có ích cho xã hội và đóng góp tích cực cho nền kinh tế.

Trong liên kết cần biết tôn trọng quyền lợi của đối tác trên tinh thần cùng phát triển và cùng thành công. Đặc biệt, trong thời đại cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, khu vực KTTN cần chủ động nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, tăng cường hàm lượng tri thức và chú trọng ứng dụng nền tảng số hóa kết hợp ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ vào quá trình tạo lập dịch vụ, sản phẩm, cung ứng... để nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN trên thị trường.

Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã nhìn nhận rõ sự gắn bó mật thiết giữa KTTN với phát triển kinh tế đất nước, hay nói cách khác muốn phát triển kinh tế đất nước KTTN phải phát triển. Khu vực tư nhân mạnh kinh tế đất nước sẽ mạnh. Vì thế, việc hiểu rõ đặc điểm, động lực của DNTN đặt trong sự so sánh với động lực của các DN thuộc thành phần kinh tế khác, sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách rà soát và điều chỉnh cơ chế, chính sách, chiến lược kinh tế phù hợp, tích cực và hiệu quả nhất.

NGUYỄN ĐỨC TÙNG

Giám đốc điều hành Văn phòng Ban Nghiên cứu Phát triển KTTN

Bài liên quan

Tin mới

Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX
Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX

Sáng 29/3, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX tổ chức Hội nghị lần thứ 20. Các đồng chí: Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Quốc Chung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Hương Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

Ngày 29/3/2024, Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh năm 2023 (kiểm toán), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.

Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh

Sáng 29/3, tại Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.

Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo
Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo

Việc nghiên cứu, đề xuất phương thức quản lý hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa, tài sản ảo, tiền ảo là một nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi nguồn nhân lực, thời gian.

Thế Giới Di Động cắt giảm gần 10.000 nhân viên
Thế Giới Di Động cắt giảm gần 10.000 nhân viên

Năm qua được xem là năm khó khăn nhất của ngành bán lẻ hàng điện máy, hàng công nghệ. Do đó, các hệ thống bán lẻ đều gặp khó khăn, phải tinh gọn bộ máy và Thế Giới Di Động cũng không ngoại lệ khi cắt giảm gần 10.000 nhân viên.

Làm cách nào để có năng lực kinh tế tốt hơn?
Làm cách nào để có năng lực kinh tế tốt hơn?

Khoảng 75% ý kiến cho rằng bắt đầu công việc kinh doanh riêng hoặc làm công việc tự do là cách để có năng lực kinh tế tốt hơn. Hơn 8 trên 10 người tham gia khảo sát tại Việt Nam (82%) hiện đang thực hiện các bước để có “năng lực kinh tế cao hơn”.