Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Vai trò của người sáng tác bài hát?

Dư luận đặt ra câu hỏi thời buổi bây giờ để bài

Ảnh minh họa

Dư luận đặt ra câu hỏi thời buổi bây giờ để bài hát đến với công chúng thì quá nhiều khâu, từ người viết lời, rồi người viết nhạc, nhà quản lý, nhà tổ chức, cuối cùng là ca sĩ. Trong năm khâu trên, thì duy chỉ có người sáng tác lời là chẳng có “vị trí” và “nguồn thu” nào từ chính những ca từ mà mình rứt ruột viết ra.

Đời sống âm nhạc của Việt Nam có thể tạm chia ra làm năm giai đoạn chính, giai đoạn một kể từ trước cho đến năm 1945: Giai đoạn này đất nước ta còn đang loạn lạc, cho nên đời sống âm nhạc đều tự phát, người sáng tác cũng như người hát không có định hướng rõ ràng. Giai đoạn hai, từ năm 1945 đến 1954: Giai đoạn này đất nước ta được độc lập, có chủ quyền, nhưng bị thực dân Pháp xâm lược, chiếm đóng, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng phải đứng lên làm cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, cho nên đời sống âm nhạc bắt đầu đi vào “khuôn phép” và mang âm hưởng cuộc kháng chiến. Tuy nhiên, vì điều kiện đất nước chiến tranh, khó khăn bội phần cho nên đời sống âm nhạc chưa được “bài bản”, vẫn phải dựa vào nỗ lực từng cá nhân, của các tầng lớp yêu nước. Giai đoạn ba, từ năm 1954 đến 1975: Giai đoạn này đất nước ta vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc vừa tiếp tục đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất hoàn toàn Tổ quốc. Đời sống âm nhạc cũng phát triển theo sự chuyển mình của đất nước của dân tộc, cho nên sự đầu từ vào sáng tác và ca hát đã được Đảng và Nhà nước chú trọng đầu tư. Đối với đội ngũ sáng tác và người biểu diễn ở giai đoạn này thực sự được xã hội quan tâm. Tuy vẫn mang đặc tính chất phong trào và bao cấp nặng nề, nhưng hầu như chất lượng của các tác phẩm âm nhạc thời kì này mang nhiều dấu ấn cho nền âm nhạc Việt Nam. Giai đoạn thứ tư, là từ năm 1975 đến năm 1986: Giai đoạn này phải nhận thấy rằng đời sống âm nhạc của nước ta phát triển khá mạnh, có bài bản, có dấu ấn của nhiều cá nhân cũng như tổ chức được xã hội yêu mến, đồng thời cũng đóng góp vào kho tàng âm nhạc của Việt Nam khá nổi bật cả về chất lượng và số lượng – Thời kì này, những người sáng tác và biểu diễn cũng đã có hơi hướng về xã hội hóa, mặc dù vẫn còn sự “đùm bọc” của Nhà nước. Giai đoạn thứ năm, từ 1986 đến nay: Giai đoạn này, đời sống âm nhạc của nước ta phải nói rằng là “trăm hoa đua nở”. Đặc biệt là từ năm 2000 cho đến nay, đời sống âm nhạc của nước ta đã đạt được nhiều thành tựu phát huy bản sắc dân tộc và hội nhập vào nền văn hóa, âm nhạc quốc tế. Tuy nhiên, nền âm nhạc hiện đại Việt Nam, ở một bộ phận cũng có những biểu hiện thái quá. Ở khuôn khổ bài này, tác giả chưa bàn đến việc thái quá ra sao, mà chỉ xin đề cập ở góc độ tác giả viết lời cho bài hát thì có vai trò gì trong xã hội cũng như trong mỗi tác phẩm? Như trên mạo muội đưa ra năm giai đoạn về đời sống âm nhạc của nước ta. Có thể nói xuyên suốt năm giai đoạn trên thì chẳng có giai đoạn nào đề cập, xưng danh hoặc tôn vinh người viết lời cho bài hát, mà chỉ nhắc đến nhạc sĩ, ca sĩ, soạn giả... Thực tế cho thấy, muốn có bài hát thì việc sáng tác ca từ (hoặc thơ, hoặc lời) phải xếp vào hàng đầu, xin tạm phân trình tự của một số bài hát đến với công chúng: Thứ nhất là người sáng tác lời, thứ hai là người phổ nhạc, thứ ba nhà quản lý, thứ tư là nhà tổ chức,  thứ năm là người hát. Tuy nhiên, đánh giá về mặt xã hội thì hoàn toàn ngược lại, cụ thể là: Người hát thì được vinh danh là ca sĩ, nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ Nhân dân, tiền thu nhập thì nhiều hơn cả, trong khi đó “cứ lấy chất xám của tác giả viết lời ra mà làm giàu, còn mình chỉ cần hát giỏi là thu bạc triệu” và trở thành người nổi tiếng (!); Với nhà tổ chức có vất vả hơn chút, nhưng cũng được xã hội tôn là ông “bầu”, bà “bầu”, và thu nhập cũng cao ngất ngưởng và cũng không mất chất xám như người sáng tác; Đến nhà Quản lý thì khỏi bàn vì rằng họ là “sếp” nọ “sếp” kia và bộ nọ, ngành kia rồi; Với trách nhiệm là quản lý, lý thuyết là trách nhiệm thì lớn nhưng thu cũng ít; Với người sáng tác nhạc thì mặc nhiên được xã hội công nhận và vinh danh. Nào là nhạc sĩ này, nghệ sĩ kia... nhà này còn có thể kiêm luôn cả viết lời mỗi khi hứng lên. Đặc biệt, mỗi cuộc thi sáng tác được phát động thì chỉ thấy nhắc đến nhạc sĩ... và nhà này thu nhập cũng không thấp (không nói tất cả nhạc sĩ); Cuối cùng mới đến người viết lời, thực tế là quan trọng nhất mà lại chẳng có địa vị... gì và ít được nhắc đến. Hay chăng xã hội phải vinh danh người viết lời là “lời sĩ” – nghe khó đấy, nhưng chẳng nhẽ không đặt một cái tên vinh danh xã hội hoặc quyền lợi kinh tế gì. Vì rằng, không có thơ, không có người sáng tác lời thì làm gì có bài hát, làm gì có gì gì nữa.

Với chút nhìn nhận trên, rất mong xã hội – cụ thể là các cơ quan chức năng nên đánh giá đúng vai trò của người sáng tác lời cả về  tinh thần và vật chất.

TRỌNG PHONG

Tin mới

Hải Phòng xếp thứ hai cả nước về Chỉ số cải cách hành chính PAR INDEX
Hải Phòng xếp thứ hai cả nước về Chỉ số cải cách hành chính PAR INDEX

Theo xếp hạng mới được công bố tại Hội nghị công bố Chỉ số cải cách hành chính PAR INDEX, chỉ số hài lòng của người dân với sự phục vụ của cơ quan hành chính (SIPAS) năm 2023, TP. Hải Phòng xếp hạng hai cả nước về chỉ số này. Đây là thành quả từ những nỗ lực cải cách hành chính, chuyển đổi số của thành phố trong năm qua.

Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam - Bài 7: HDBank – góp sức cùng nông sản Việt
Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam - Bài 7: HDBank – góp sức cùng nông sản Việt

Tại Hà Nội, Công ty CP Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp với Báo điện tử VietNamNet, tổ chức Lễ công bố Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam (PROFIT500). TH&CL giới thiệu đôi nét từng đơn vị trong danh sách này.

Thúc đẩy quan hệ hợp tác, đầu tư với Đặc khu kinh tế Thâm Quyến (Trung Quốc)
Thúc đẩy quan hệ hợp tác, đầu tư với Đặc khu kinh tế Thâm Quyến (Trung Quốc)

Vừa qua, đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hải Phòng chủ trì tiếp Đoàn công tác Trung tâm Nghiên cứu Đặc khu Kinh tế Trung Quốc (Đại học Thâm Quyến) và một số doanh nghiệp do Giám đốc Trung tâm Đào Nhất Đào làm Trưởng đoàn. 

Mối nguy hiểm hiện hữu: WHO phát hiện chủng cúm gia cầm AH5N1 ở bò và dê
Mối nguy hiểm hiện hữu: WHO phát hiện chủng cúm gia cầm AH5N1 ở bò và dê

Ngày 18/4, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo về tình trạng ngày càng nhiều loài mới, trong đó có cả con người, bị lây nhiễm virus cúm gia cầm H5N1 và có thể phải đối mặt với tỷ lệ tử vong cao bất thường.

Chuyên gia trao đổi các giải pháp sống chung với hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long
Chuyên gia trao đổi các giải pháp sống chung với hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long

Về lâu dài, cần tăng cường công tác quản lý, sử dụng tài nguyên nước. Có hệ thống công trình thủy lợi chống mặn; Phát triển hệ thống hồ chứa nước ngọt, cung cấp nước sạch liên vùng; Thay đổi cơ cấu mùa vụ hợp lý, phát triển các giống cây trồng chống chịu với hạn hán và xâm nhập mặn.

Những chuyện kể đầy xúc cảm về phi công Đoàn Bay 919
Những chuyện kể đầy xúc cảm về phi công Đoàn Bay 919

Không quân vận tải 919 (Cục Không quân, Bộ Quốc phòng), Đoàn Bay 919 là đơn vị bay vận tải quân sự - hàng không dân dụng đầu tiên của đất nước.