Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Vì nước Nga, ông Putin khôi phục quan hệ Nga-phương Tây?

Khôi phục quan hệ Nga - phương Tây đã trở thành yêu cầu với Tổng thống Putin và được xem là nền tảng cho thành công của ông trong nhiệm kỳ này...

Khôi phục quan hệ Nga - phương Tây thì mới hiện thực hoá được ước vọng?

Express ngày 2/5 bình luận rằng, Tổng thống Putin đang có kế hoạch khôi phục quan hệ với phương Tây, nhằm tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế Nga phát triển để hiện thực hoá ước vọng trong nhiệm kỳ thứ tư của mình.

Theo tờ báo Anh, khi đắc cử nhiệm kỳ 4, ông Putin đã hứa sẽ tăng chi tiêu quy mô lớn cho y tế, giáo dục và cơ sở hạ tầng, nhưng với tiềm lực của nước Nga hiện nay - nhất là về kinh tế - để hiện thức hoá lời hứa đó là quá khó khăn.

 Vì nước Nga, ông Putin khôi phục quan hệ Nga-phương Tây? - Hình 1

Trong Thông điệp Liên bang năm 2018, Tổng thống Putin đã nêu ra ước vọng xây dựng một nền kinh tế 6 trong 1

Ông Kirill Rogov, chuyên gia phân tích chính trị và kinh tế độc lập, nhận định: “Chu kỳ chính trị mới tại nước Nga sẽ diễn ra dưới áp lực của ba yếu tố bất lợi là kinh tế tăng trưởng thấp, tình trạng bị cô lập và áp lực ổn định chính trị thời hậu Putin".

Một cựu quan chức chính phủ Nga thì cho rằng: "Chính phủ tuyên bố kinh tế Nga đã thích ứng với biện pháp trừng phạt, nhưng với cách Mỹ trừng phạt thì không thể là thích ứng nữa", Express tường thuật.

Giới phân tích cho rằng, Nga đã vượt cấm vận thành công trong bối cảnh không thể thoát cấm vận, khi Moscow thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế và có những chính sách điều hành hợp lý, giúp kinh tế Nga vận hành hiệu quả.

Các định chế kinh tế - tài chính quốc tế liên tục thay đổi đánh giá về kinh tế Nga, các tổ chức xếp hạng liên tục nâng mức xếp hạng cho kinh tế - tài chính Nga, sau khi đồng rúp chạm đáy, là những thực tế tích cực không thể phủ nhận của kinh tế Nga.

Điểm nhấn lớn nhất của nước Nga thời cấm vận chính là sự ổn định, tuy nhiên trong nhiệm kỳ 4 của mình, Tổng thống Putin đã hướng tới sự phát triển bằng xây dựng một "nền kinh tế 6 trong 1", mà đã thể hiện trong Thông điện Liên bang năm 2018.

Trong Thông điệp Liên bang năm 2018 - cũng được xem là Cương lĩnh tranh cử của ứng viên Vladimir Putin - nhà lãnh đạo đương thời của nước Nga đã xác định nâng cao chất lượng sống cho người dân là mục đích chương trình hành động của mình.

Người đứng đầu Điện Kremlin đã nêu cách thức hiện thực hoá mục đích đó bằng việc phát triển một nền kinh tế phục vụ, trong đó nhà nước phải xây dựng chính sách hướng tới hoàn thành 6 tiêu chí quan trọng.

(1) Đảm bảo sự kế thừa, biến các giá trị của lịch sử thành động lực và nguồn lực cho đất nước, (2) Đảm bảo sự ổn định của xã hội làm nền tảng cho phát triển kinh tế, (3) Hoàn thiện thể chế để đảm bảo sự bình đẳng giữa các giai tầng trong xã hội.

Vì nước Nga, ông Putin khôi phục quan hệ Nga-phương Tây? - Hình 2

Nâng cao chất lượng sống cho người dân là mục đích hành động của Tổng thống Putin trong nhiệm kỳ thứ tư và khôi phục quan hệ Nga - phương Tây trở thành yêu cầu quan trọng cho việc hiện thực hoá ước vọng đó

(4) Gia tăng chế độ phúc lợi xã hội để thực hiện tốt nhất quá trình tái phân phối thu nhập xã hội, (5) Tạo điều kiện để thúc đẩy phát triển đồng đều giữa các vùng miền, (6) Hỗ trợ công cụ giúp người dân tự biến vận hội đất nước thành lợi ích cá nhân.

Như vậy, nhà lãnh đạo đương thời của nước Nga đã ước vọng xây dựng một xã hội ưu việt - lấy con người làm trung tâm - tại xứ sở bạch dương, song với nguồn lực của nước Nga bị cô lập như hiện nay, khó có thể hiện thực hoá ước vọng đó.

Theo giới phân tích, rõ ràng thoát khỏi thế bị cô lập để phát triển là một yêu cầu quan trọng với nước Nga và là thách thức với Tổng thống Putin trong việc hiện thực hoá  ước vọng "vì dân phục vụ". Và khôi phục quan hệ với phương Tây trở thành tất yếu.

Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi Moscow chờ đợi một Hội nghị thượng đỉnh Nga - Mỹ giữa Tổng thống Putin và Tổng thống Trump - tạo đột phá khẩu cho khôi phục quan hệ Nga-phương Tây, như lời phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov.

Khôi phục quan hệ Nga - phương Tây là cách tốt nhất ngăn chặn sự thất thoát nguồn lực của nước Nga 

Còn nhớ, ngày 28/4 vừa qua, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng và An ninh Duma Quốc gia Nga Viktor Bondarev cho biết đã có hơn hơn 430 tỷ USD bị mang ra khỏi Nga trong giai đoạn từ 2000 đến 2017 - gần bằng 1/3 GDP của nước Nga hiện tại.

"Theo ước tính, trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2017 đã có 430,7 tỷ USD bị mang ra khỏi đất nước chúng ta. Nền kinh tế của đất nước ta đã mất đi một khoản tiền khổng lồ để đầu tư, phát triển", Sputnik tường thuật.

Ông Bondarev nhấn mạnh rằng việc chuyến vốn bất hợp pháp ra nước ngoài vẫn là một trong những vấn đề chính ảnh hưởng đến việc thực hiện các chiến lược phát triển của nền kinh tế Nga.

Dù nhà lập pháp Nga đề xuất các biện pháp chống tội phạm kinh tế, cải thiện hợp tác giữa cơ quan thực thi pháp luật và cơ quan quản lý, song điều đó sẽ không đạt hiệu quả nếu thiếu sự phối hợp của đối tác phương Tây - nơi dòng vốn Nga chảy tới.

Vì nước Nga, ông Putin khôi phục quan hệ Nga-phương Tây? - Hình 3

Ngăn dòng vốn Nga chảy ra nước ngoài bất hợp pháp là ngăn chặn sự thất thoát nguồn lực rất lớn cho nước Nga

Đó mới là nguồn lực khổng lồ mà nước Nga bị thất thoát, còn về việc khai thác các nguồn lực thì tình trạng bị phương Tây cô lập cũng khiến cho các thực thể kinh tế và chính phủ Nga để mất đi nhiều cơ hội, đồng nghĩa nguồn lực bị lãng phí.

Khi nước Nga bị cấm vận kinh tế sau "sự kiện Crimea", giới chuyên gia nhận định Tổng thống Putin sẽ đưa nước Nga thoát ra theo 3 dòng chảy : Dòng chảy phương Nam, Dòng chảy phương Bắc-2 và Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuy nhiên, Dòng chảy phương Nam đã bị đình lại và 4,5 tỷ USD Nga đã đầu tư xem như mất trắng. Dòng chảy phương Bắc 2 thì liên tục bị ách lại, dù chưa triển khai hạ tầng kỹ thuật. Bất lợi của hai dòng chảy này đều do tình trạng Nga bị phương Tây cô lập.

Cuối cùng Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ được chọn làm đột phá khẩu, song công suất hạn chế hơn và hiệu quả cũng không thể so sánh với 2 dòng chảy theo hướng Bắc Âu và Nam Âu. Rõ ràng nguồn lực của nước Nga đã bị lãng phí.

Trong khi đó, sau khi vượt cấm vận ngoạn mục, những chuyển động kinh tế tại Nga đã tạo ra lực hút rất lớn với giới đầu tư phương Tây, thể hiện ra gần đây nhất là việc các nhà đầu tư Anh-Mỹ mua tới hơn 3/5 lượng trái phiếu Châu Âu mà chính phủ Nga phát hành.

Vì nước Nga, ông Putin khôi phục quan hệ Nga-phương Tây? - Hình 4

Dù giới đầu tư, người dân và doanh nghiệp phương Tây xé rào giúp Nga, nhưng điều đó là chưa đủ

Người dân Mỹ và nhiều nước phương Tây thì ngày càng đổ xô tới khám phá xừ sở bạch dương, gia tăng nguồn lợi cho kinh tế Nga và được xem là giúp phá rào trừng phạt-cấm vận cho nước Nga.

Các doanh nghiệp - nhất là doanh nghiệp Mỹ, theo thống kê của hãng tin Reuters - ngày càng gia tăng tìm kiếm cơ hội và hợp tác đầu tư tại Nga, và gần như tất cả các lĩnh vực đều có thực thể đầu tư khai thác nguồn lợi tại xứ sở bạch dương.

Từ Apple Inc và Microsoft Corp. lĩnh vực công nghệ đến McDonald's và PepsiCo llĩnh vực tiêu dùng, từ Johnson & Johnson và Abbott Laboratories lĩnh vực dược phẩm đến Boeing và Ford Motor lĩnh vực vận tải, đều xem trọng thị trường Nga.

Trong năm 2017, cho riêng các công ty niêm yết công khai của Mỹ đã tạo ra hơn 90 tỷ USD doanh thu tại Nga. Đây là một nguồn lực rất lớn với nước Nga, trong khi Nga còn đang bị cấm vận, theo Reuters.

Như vậy, "yếu tố Mỹ - phương Tây" đóng vai trò quan trọng với nước Nga trong thời kỳ chuyển từ giữ gìn ổn định sang thúc đẩy phát triển theo ước vọng của Tổng thống Putin và việc phá thế bị cô lập cho nước Nga là một yêu cầu tất yếu.

Mặc dù giới đầu tư, người dân, doanh nghiệp Mỹ và phương Tây đã có nhiều hành động xé rào trừng phạt giúp Nga, song điều đó là chưa đủ, nhất là khi yêu cầu của Moscow không chỉ là thích ứng với trừng phạt.

Do vậy, khôi phục quan hệ Nga - phương Tây đã trở thành yêu cầu với Tổng thống Putin - cũng được xem là nền tảng cho thành công của ông trong nhiệm kỳ 4 này - và nhà lãnh đạo tối cao của nước Nga được cho là đã chuẩn bị kế hoạch hành động.

Vì nước Nga, ông Putin khôi phục quan hệ Nga-phương Tây? - Hình 5

Ông Kudrin sẽ được Tổng thống Putin trao sứ mệnh đột phá vào việc khôi phục quan hệ Nga - phương Tây

Theo giới chuyên gia, cựu Bộ trưởng Tài chính Nga Alexei Kudrin dường như sẽ được Tổng thống Putin trao nhiệm vụ làm sứ giả kích hoạt cho việc khôi phục quan hệ giữa Nga với phương Tây.

Tại sao ông Kurdin lại được Tổng thống Putin "chọn mặt gửi vàng", xin phép được đề cập trong một dịp khác.

Theo Baodatviet

Bài liên quan

Tin mới

Thị trường chứng khoán hôm nay: Chỉ số VN-Index có thể hướng về mức cao, nhà đầu tư thận trọng
Thị trường chứng khoán hôm nay: Chỉ số VN-Index có thể hướng về mức cao, nhà đầu tư thận trọng

Thị trường chứng khoán có thể sẽ tiếp tục đà tăng và chỉ số VN-Index có thể sẽ tiếp tục hướng về các mức cao hơn, nhà đầu tư cần thận trọng khi giao dịch những cổ phiếu thuộc nhóm giá trị cao.

Giá heo hơi hôm nay 29/3: Giảm 1.000 đồng/kg tại một số địa phương
Giá heo hơi hôm nay 29/3: Giảm 1.000 đồng/kg tại một số địa phương

Giá heo hơi hôm nay 29/3, giá heo hơi giảm 1.000 đồng/kg tại một số tỉnh thành trên cả nước. Hiện giá heo trung binh dao động 58.000 - 62.000 đồng/kg.

Dự báo thời tiết ngày 29/3: miền Bắc mưa to, miền Nam nắng nóng
Dự báo thời tiết ngày 29/3: miền Bắc mưa to, miền Nam nắng nóng

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, ngày 29/3, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 10-30 mm, có nơi trên 50 mm.

Giá tiêu hôm nay 29/3: Duy trì đi ngang
Giá tiêu hôm nay 29/3: Duy trì đi ngang

Giá tiêu hôm nay 29/3, giá tiêu trong nước tiếp tục duy ở mức ổn định. Hiện giá tiêu trung bình dao động ở mức 92.500 - 96.000 đồng/kg.

Tỷ giá USD hôm nay 29/3: Tiếp tục leo dốc trước dữ liệu quan trọng
Tỷ giá USD hôm nay 29/3: Tiếp tục leo dốc trước dữ liệu quan trọng

Tỷ giá USD hôm nay 29/3, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt tăng 0,18%, đạt mốc 104,53. Đồng USD tăng giá trước khi dữ liệu lạm phát quan trọng của Mỹ được công bố vào hôm nay.

Người mua nhà mắc kẹt trong những "dự án treo", cơ quan nào xử lý?
Người mua nhà mắc kẹt trong những "dự án treo", cơ quan nào xử lý?

Ông Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng cho biết, không chỉ tại Hà Nội, TP. HCM, thực trạng người mua nhà mắc kẹt trong những "dự án treo" còn xuất hiện ở nhiều tỉnh, thành.