Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Việt Nam cần “nhanh chân” hoàn thiện giao thông để thúc đẩy cơ hội BĐS mới

Giao thông đường bộ đã trở thành một văn hóa lâu đời, còn là điều kiện tiên quyết để phát triển các khu đô thị Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, theo nhận định của JLL, thì việc “chậm chân” cho sự phát triển hạ tầng giao thông chính là mối quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế.

Áp lực gia tăng

Nhận định của JLL (công ty hàng đầu cung cấp các dịch vụ về bất động sản và quản lý đầu tư) chỉ ra rằng, hiện nay vấn đề giao thông đường bộ tại các khu đô thị lớn của Việt Nam như TP. HCM và Hà Nội đang gây ra những vấn đề ảnh hưởng đến người dân tham gia giao thông, gây thiệt hại lâu dài cho sức khoẻ và môi trường.

Trong đó, việc tắc nghẽn giao thông đang là vấn đề áp lực đối với chính quyền hai thành phố này trong việc phát triển đồng bộ để trở thành các thành phố hiện đại. “Phát triển hạ tầng cũng chính là mối quan tâm của những nhà đầu tư quốc tế”, Trưởng phòng Nghiên cứu của JLL tại Việt Nam - Trang Lê cho biết.

Việt Nam cần “nhanh chân” hoàn thiện giao thông để thúc đẩy cơ hội BĐS mới - Hình 1

Tuyến Metro trên cao Bến Thành - Suối Tiên dài 17 km, chạy song song với xa lộ Hà Nội đến nay đã hoàn thành 67% (Ảnh: Internet)

Đại diện JLL cũng cho hay, mặc dù một số thành phố trong khu vực đang hướng tới hệ thống metro nhằm giải quyết áp lực ngày càng gia tăng, nhưng một khi chính quyền tại các địa phương chưa đánh bật vai trò của cơ sở hạ tầng, vẫn sẽ khiến các vấn đề của cuộc sống đô thị ngày càng trầm trọng hơn.

Nghe có vẻ đơn giản và thực tế những dự án tàu điện ngầm đã ngủ quên trong nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ. Chẳng hạn, kế hoạch hệ thống cao tốc của Hà Nội và TP. HCM, vốn đã được đề xuất từ một thập kỷ trước, đều bị cản trở bởi hàng loạt vấn đề về tài chính.

Và điều này trở nên tồi tệ hơn khi dân số tiếp tục tăng nhanh. Theo nghiên cứu của ASEAN Up, đến năm 2030, dân số trong khu vực SEAN dự kiến sẽ tăng hơn 100 triệu người lên đến 720 triệu người.

Một nghiên cứu của Nielsen năm 2014 cho thấy số người sở hữu xe hơi ở Malaysia chiếm 93 phần trăm của đất nước – cao thứ ba trên thế giới. Điều này đã thúc đẩy Kuala Lumpur triển khai một số hệ thống đường sắt mới như tuyến tàu điện ngầm (MRT). Đây là một trong những dự án thuộc kế hoạch chuyển đổi hệ thống giao thông công cộng thành phố vào năm 2030.

Theo đó, Veena Loh - Giám đốc Nghiên cứu của JLL tại Malaysia cũng chia sẻ: "Áp lực ách tắc giao thông ngày càng tăng tại Kuala Lumpur, MRT đã hỗ trợ và đáp ứng tốt một lượng lớn dân số di chuyển trong thành phố một cách nhanh chóng và hiệu quả”.

JLL còn đưa ra minh chứng khác về việc quá tải hạ tầng giao thông tại thủ đô Manila của Philippines và Nhật Bản cũng đã tham gia vào dự án xây dựng tuyến Metro của thành phố này, theo hình thức Đối tác Công-Tư.

Bà Trang Lê cũng đưa ra khuyến cáo: Việt Nam có TP. HCM thường xuyên bị ngập lụt kéo dài, đây là một vấn đề khá nan giải mà chính phủ Việt Nam và cả chính quyền thành phố. Tuy tuyến metro đang được triển khai, nhưng tôi cho rằng, Việt Nam phải đẩy nhanh tiến độ, mở rộng hơn nữa để hoàn thiện hệ thống metro này và với ngay cả Hà Nội. 

Tuy nhiên, đồng góc nhìn như nhiều chuyên gia kinh tế và các cơ quan của Việt Nam nhận định, JLL cũng lo ngại: Việc huy động vốn để xây dựng các dự án hạ tầng giao thông không hề là vấn đề dễ dàng. Vì vậy, chính quyền Việt Nam cần cân nhắc các phương án từ việc chọn nhà thầu đối tác, đến vấn đề về tài chính vay...

“Khi các tuyến metro mới được hình thành, đồng nghĩa sẽ báo trước một kỷ nguyên mới về ô nhiễm thấp hơn, kết nối tốt hơn, chất lượng cuộc sống cao hơn và sự phát triển kinh tế mạnh mẽ hơn. Và khi khu vực tiếp tục phát triển, giao thông công cộng hiện đại và an toàn sẽ luôn là lựa chọn ưu tiên cho sự phát triển tại các khu đô thị hiện đại”, bà Trang Lê nhấn mạnh.

Cơ hội cho những BĐS mới

Có 4 thành phố tại khu vực châu Á gồm TP. HCM và Hà Nội (Việt Nam), Jakarta (Indonesia) và Manila (Philippines) đang đạt đến đỉnh điểm về tắc nghẽngiao thông hàng đầu trên thế giới. Trong đó, Jakarta và Manila với những chuyến tàu điện ngầm cũ đã hoạt động quá tải. Trong khi hiện nay, tại TP. HCM và Hà Nội của Việt Nam thì hệ thống đường sắt đô thị lại chưa hoàn thiện.

Việt Nam cần “nhanh chân” hoàn thiện giao thông để thúc đẩy cơ hội BĐS mới - Hình 2

Giải quyết vấn đề kẹt xe đang là mối quan tâm hàng đầu của chính quyền các đô thị lớn như TP. HCM, Hà Nội (Ảnh:Bảo Lan)

Đại diện của JLL cũng đánh giá cao nỗ lực của những chính quyền Việt Nam, khi đã sớm nhận thấy vai trò quan trọng của việc phát triển hệ thống giao thông công cộng sẽ là yếu tố đầu tiên kéo theo toàn bộ vấn đế xã hội khác như sức khỏe, môi trường, thu hút đầu tư và phát triển kinh tế, đã không ngừng nỗ lực trong hành động.

Chính phủ Việt Nam và chính quyền TP. Hà Nội, TP. HCM cũng đã có nhiều giải pháp cho phát triển hạ tầng giao thông tầm nhìn đến 2030, như dự án cao tốc Bắc - Nam, cao tốc metro của TP. HCM, phát triển giao thông công cộng tại TP. Hà Nội…

Một khi các tuyến đường sắt đi vào hoạt động, những khu vực lân cận mỗi tuyến sẽ mở ra những cơ hội BĐS mới. Trưởng phòng Nghiên cứu của JLL tại Việt Nam, Trang Lê cho biết, tại TP. HCM, dự án tàu cao tốc sẽ bao phủ 70% thành phố và sẽ làm thay đổi cảnh quan về cung - cầu.

Tuy nhiên, theo bà Trang Lê, do sự phát triển cơ sở hạ tầng không đồng đều nên hầu hết các dự án khu dân cư và thương mại ở đây thường tập trung khu vực trung tâm hoặc các khu phát triển nhỏ hơn.

“Bằng cách cải thiện cơ sở hạ tầng và khả năng tiếp cận, chính quyền Việt Nam cần có nhiều chính sách khuyến khích nhiều nhà đầu tư hơn nữa đầu tư vào các dự án BĐS có quy mô lớn trên toàn thành phố", bà Trang Lê nhận định,

Rõ ràng, với sự tham gia của những nhà đầu tư quốc tế có nguồn lực lớn về tài chính, có kinh nghiệm vào các dự án hạ tầng giao thông như metro, để thúc đẩy nhanh hơn quá trình hoàn thiện và từ đó, sẽ hình thành nên những khu cộng đồng mới và trưởng thành hơn. Qua đó, cũng sẽ làm gia tăng giá trị tài sản.

 Bảo Lan

Tin mới

Hải Phòng xếp thứ hai cả nước về Chỉ số cải cách hành chính PAR INDEX
Hải Phòng xếp thứ hai cả nước về Chỉ số cải cách hành chính PAR INDEX

Theo xếp hạng mới được công bố tại Hội nghị công bố Chỉ số cải cách hành chính PAR INDEX, chỉ số hài lòng của người dân với sự phục vụ của cơ quan hành chính (SIPAS) năm 2023, TP. Hải Phòng xếp hạng hai cả nước về chỉ số này. Đây là thành quả từ những nỗ lực cải cách hành chính, chuyển đổi số của thành phố trong năm qua.

Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam - Bài 7: HDBank – góp sức cùng nông sản Việt
Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam - Bài 7: HDBank – góp sức cùng nông sản Việt

Tại Hà Nội, Công ty CP Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp với Báo điện tử VietNamNet, tổ chức Lễ công bố Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam (PROFIT500). TH&CL giới thiệu đôi nét từng đơn vị trong danh sách này.

Thúc đẩy quan hệ hợp tác, đầu tư với Đặc khu kinh tế Thâm Quyến (Trung Quốc)
Thúc đẩy quan hệ hợp tác, đầu tư với Đặc khu kinh tế Thâm Quyến (Trung Quốc)

Vừa qua, đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hải Phòng chủ trì tiếp Đoàn công tác Trung tâm Nghiên cứu Đặc khu Kinh tế Trung Quốc (Đại học Thâm Quyến) và một số doanh nghiệp do Giám đốc Trung tâm Đào Nhất Đào làm Trưởng đoàn. 

Mối nguy hiểm hiện hữu: WHO phát hiện chủng cúm gia cầm AH5N1 ở bò và dê
Mối nguy hiểm hiện hữu: WHO phát hiện chủng cúm gia cầm AH5N1 ở bò và dê

Ngày 18/4, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo về tình trạng ngày càng nhiều loài mới, trong đó có cả con người, bị lây nhiễm virus cúm gia cầm H5N1 và có thể phải đối mặt với tỷ lệ tử vong cao bất thường.

Chuyên gia trao đổi các giải pháp sống chung với hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long
Chuyên gia trao đổi các giải pháp sống chung với hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long

Về lâu dài, cần tăng cường công tác quản lý, sử dụng tài nguyên nước. Có hệ thống công trình thủy lợi chống mặn; Phát triển hệ thống hồ chứa nước ngọt, cung cấp nước sạch liên vùng; Thay đổi cơ cấu mùa vụ hợp lý, phát triển các giống cây trồng chống chịu với hạn hán và xâm nhập mặn.

Những chuyện kể đầy xúc cảm về phi công Đoàn Bay 919
Những chuyện kể đầy xúc cảm về phi công Đoàn Bay 919

Không quân vận tải 919 (Cục Không quân, Bộ Quốc phòng), Đoàn Bay 919 là đơn vị bay vận tải quân sự - hàng không dân dụng đầu tiên của đất nước.