Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

VinaLand thoái khỏi bất động sản Việt Nam như nào?

THCL - Báo cáo quý 2/2018 của VinaLand Limited, quỹ đầu tư thuộc VinaCapital cho thấy, chỉ trong vòng chưa đầy ba tháng, đơn vị này là đã thoái vốn khỏi một loạt dự án bất động sản lớn, hầu hết vẫn chưa thành hình, thu về khoảng 115,1 triệu USD. Trước đó, hàng loạt dự án bất động sản ở Đà Nẵng, TP. HCM, Phú Yên, Bình Thuận và Đồng Nai... cũng được đơn vị này thoái vốn thành công mang về khoản lợi nhuận kếch xù.

Chiến lược thoái vốn khỏi bất động sản đã được các cổ đông quỹ đầu tư ngoại VinaCapital này thông qua tại đại hội cổ đông bất thường vào cuối năm 2012. Trong năm 2013, VinaCapital đã liên tục bán nhiều dự án bất động sản, trong tổng số 36 dự án bất động sản mà Quỹ đầu tư này sở hữu thì riêng năm 2013 đã thoái vốn khỏi 5 dự án.

Mới đây, vào ngày 23/7/2018, VinaLand Limited (VNL) cho biết đã rút hết vốn khỏi dự án phát triển khách sạn 196HVT tại TP. HCM, thu về 2,8 triệu USD; và dự án khách sạn SGPY đã được đưa vào hoạt động tại Phú Yên, thu về 0,3 triệu USD.

Ông David Blackhall, giám đốc điều hành của VinaLand, cho biết: "Việc bán lại các dự án này nằm trong chiến lược thoái vốn khỏi các dự án một cách có kiểm soát".

VinaLand thoái khỏi bất động sản Việt Nam như nào? - Hình 1

VinaCapital thoái vốn khỏi dự án Vina Square, thương vụ thu về hơn 900 tỷ.

Báo cáo quý 2/2018 của VNL trước đó còn cho thấy, chỉ trong vòng chưa đầy ba tháng, đơn vị này là đã thoái vốn khỏi một loạt dự án bất động sản lớn, hầu hết vẫn chưa thành hình, thu về khoảng 115,1 triệu USD.

Cụ thể, vào ngày 9/4, VNL phát ra thông báo thoái vốn khỏi hai dự án là khu phức hợp Capital Square nằm tại Đà Nẵng được VNL mua vào năm 2006 và dự án phát triển khu dân cư Long Trường, TP. HCM được mua vào năm 2008. Sau khi bán ra, hai thương vụ này mang về khoảng 25,7 triệu USD.

Đến ngày 11/5, VNL lại tuyên bố rút vốn khỏi dự án khu căn hộ và trung tâm thương mại Pavilion Square tại TP. HCM được công ty này mua vào năm 2007. Thương vụ này mang về cho VNL một dòng tiền ròng 36,9 triệu USD.

Cũng trong tháng 5/2018, VNL quyết định rút khỏi một dự án khác được mua vào năm 2008 là Romana Resort & Spa ở tỉnh Bình Thuận, thu về 4,8 triệu USD.

Chỉ chưa đầy 10 ngày sau đó, công ty này tiếp tục thu về 2,5 triệu USD sau khi thoái vốn thành công khỏi dự án SDC tại TP. HCM. Dự án này được VNL mua vào năm 2007.

Đến ngày 13/6, quỹ đầu tư của VinaCapital lại tuyên bố thoái vốn khỏi dự án Aqua City do công ty này mua vào năm 2008, là dự án có quy mô khoảng 112 ha tại tỉnh Đồng Nai. Thương vụ này mang về cho VNL một khoản tiền 45,2 triệu USD.

Trước đó, vào tháng 9/2017, VinaLand Limited đã bán toàn bộ cổ phần tại Vina Square, một khu đất phát triển dự án phức hợp, có diện tích 3 ha tọa lạc tại quận 5, TP HCM. Bên nhận chuyển nhượng là Công ty Địa ốc Trí Đức. Thương vụ thoái vốn thành công giúp quỹ đầu tư thu về dòng tiền ròng khoảng 41,2 triệu USD (bao gồm cả trả nợ cổ đông).

Đồng thời hồi giữa tháng 8, VinaLand Limited cũng đã sang nhượng một dự án khác là khu đô thị Mỹ Gia tại Nha Trang nhưng giá trị thương vụ chưa được tiết lộ. Dự án có vị trí đẹp, nằm gần bờ biển của thành phố du lịch này.

Cùng hàng loạt dự án mà đơn vị này nắm giữ cũng đã được thoái vốn thành công mang lại nhưng thương vụ triệu USD.

Nguyên nhân là thị trường văn phòng cho thuê đang chững lại và đây cũng là dịp quỹ này chuyển vốn đầu tư của mình sang các lĩnh vực khác của thị trường. VinaLand (do VinaCapital quản lý) cũng đã rút vốn khỏi dự án nhà ở quốc tế tại quận 9, TP.HCM, sau khi bán 85% vốn trong khu Mandarin Garden tại Hà Nội cuối năm ngoái.

Đại diện VinaCapital cho biết, đơn vị này đã thoái vốn hoàn toàn khỏi 10 dự án và có 1 dự án thoái vốn một phần trên tổng số 36 dự án. Trong đó, nhà ở gắn liền với sân vườn chiếm 80% danh mục đầu tư. Với lĩnh vực bất động sản, trong vòng 3 năm tới, VinaCapital không đầu tư mới, chỉ tập trung giải phóng các "giá trị tiềm ẩn" trong danh mục đầu tư hiện tại thông qua việc thoái vốn và hoàn vốn cho cổ đông.

Đầu năm 2014, Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) cũng đã nổ phát pháo đầu tiên việc thoái vốn khỏi bất động sản trong nước. Đó là việc chuyển nhượng lại một dự án từng trực thuộc HAGL (Phú Hoàng Anh giai đoạn 2, huyện Nhà Bè, TP.HCM) cho Công ty Kiến Á.

Cuối năm 2013, doanh nghiệp tái cấu trúc lại ngành nghề, tách các dự án bất động sản khỏi tập đoàn, quy về đầu mối là Công ty An Phú. Với quỹ đất lớn, giới đầu tư dự báo đà thoái vốn bất động sản của HAGL tại TP.HCM sẽ mạnh dần.

Việc thoái vốn tại hàng loạt dự án của các “ông lớn” bất động sản, theo chuyên gia tư vấn cấp cao Công ty tư vấn hội nhập toàn cầu (GIBC) Huỳnh Phước Nghĩa: "Do thị trường địa ốc chịu sức ỳ từ nhiều dự án dở dang, nên làn sóng thoái vốn bất động sản vẫn âm ỉ suốt 5 năm qua. Trong cuộc tháo chạy này, có đến 80% các dự án rao bán chưa tìm được khách mua".

Ông Nghĩa thông tin, thực tế hiện nay cung nhiều hơn cầu, số lượng dự án có nhu cầu thoái vốn khá dày đặc trong khi các đối tác đủ sức thâu tóm lại rất ít và họ vẫn tỏ ra dè dặt.

Các dự án thoái vốn thành công đa phần đều có ưu thế thương mại (giá phù hợp, vị trí thuận lợi, thương hiệu mạnh, có thể khai thác nhanh). “Những dự án có quy mô quá lớn hoặc xây dựng dở dang và chọn sai phân khúc nhiều khả năng sẽ chết chìm", ông Nghĩa nói.

Theo chuyên gia này, làn sóng thoái vốn bất động sản không chỉ có sự tham gia của các chủ đầu tư mà còn có nhiều ngân hàng với mục tiêu là xử lý nợ xấu. Các nhóm doanh  nghiệp chào bán cũng khá đa dạng. Không chỉ có doanh nghiệp đói vốn, sức khỏe yếu mà còn có sự góp mặt của nhiều đại gia bán tài sản để săn tìm cơ hội mới.

Ông Nghĩa cũng cho rằng, thoái vốn giúp sàng lọc thị trường nhưng với tình hình chung hiện nay, đây vẫn là bài toán đầy khó khăn.

Hải Đăng

Tin mới

Đoàn tàu “Kết nối di sản miền Trung” chính thức bán vé
Đoàn tàu “Kết nối di sản miền Trung” chính thức bán vé

Tàu khu đoạn Huế - Đà Nẵng sẽ kết nối di sản miền Trung - hứa hẹn sẽ trở thành một trải nghiệm thú vị của du khách với nhiều dịch vụ mới, khác biệt...

Ngân hàng không được nắm giữ hơn 11% vốn tại doanh nghiệp
Ngân hàng không được nắm giữ hơn 11% vốn tại doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang xây dựng dự thảo Thông tư quy định về việc xây dựng và thực hiện lộ trình tuân thủ các quy định về giới hạn góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng, công ty con của tổ chức tín dụng (TCTD). Theo đó, dự kiến từ 1/7/2025, ngân hàng không được nắm giữ hơn 11% vốn tại doanh nghiệp.

Phó thủ tướng tiếp Giám đốc Chương trình Việt Nam tại ĐH Harvard và các chuyên gia ĐH Fulbright Việt Nam
Phó thủ tướng tiếp Giám đốc Chương trình Việt Nam tại ĐH Harvard và các chuyên gia ĐH Fulbright Việt Nam

Ngày 19/3, tại trụ sở Chính phủ, Phó thủ tướng Lê Minh Khái đã tiếp Giáo sư Thomas Vallely, Giám đốc Chương trình Việt Nam tại Đại học Harvard và các chuyên gia Đại học Fulbright Việt Nam...

Lạng Sơn: Phối hợp triển khai có hiệu quả hoạt động điện lực
Lạng Sơn: Phối hợp triển khai có hiệu quả hoạt động điện lực

Ngày 19/3, lãnh đạo Sở Công Thương làm việc với Công ty Điện lực Lạng Sơn về công tác triển khai thực hiện hoạt động điện lực trên địa bàn tỉnh năm 2024 và những năm tiếp theo. Phó chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Đoàn Thanh Sơn dự và chỉ đạo buổi làm việc.

Thừa Thiên Huế: 8 nghệ sỹ được phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT
Thừa Thiên Huế: 8 nghệ sỹ được phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT

Ngày 18/3, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi gặp mặt, tôn vinh 8 nghệ sỹ vừa được Chủ tịch Nước phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT...

Khu vực FDI là một động lực quan trọng góp phần cải thiện chất lượng của nền kinh tế
Khu vực FDI là một động lực quan trọng góp phần cải thiện chất lượng của nền kinh tế

Tại Hội nghị Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam thường niên (VBF 2024) và buổi gặp mặt cộng đồng doanh nghiệp FDI, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, khu vực FDI có những đóng góp quan trọng góp phần cải thiện chất lượng của nền kinh tế Việt Nam...