Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Vĩnh Phúc: Tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp đạt 72,1%

Tính đến 20/9/2018, tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp đã giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đạt 72,1%, cao hơn bình quân chung cả nước.

Vĩnh Phúc: Tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp đạt 72,1% - Hình 1

Tỷ lệ lấp đầy Khu công nghiệp Bình Xuyên II đạt 100%

Với 11 dự án đầu tư, xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp, Vĩnh Phúc được đánh giá là một trong những địa phương có hạ tầng công nghiệp tương đối đồng bộ, đáp ứng các yêu cầu cơ bản phục vụ nhu cầu thu hút đầu tư.

Đặc biệt, từ  các cơ chế chính sách thông thoáng và việc thu hút đầu tư có chọn lọc theo hướng ưu tiên cho các dự án công nghiệp hỗ trợ, dự án công nghiệp công nghệ cao, các khu công nghiệp ở Vĩnh Phúc đã thu hút được nhiều dự án lớn, tạo ra những sản phẩm công nghiệp chủ lực như: linh kiện điện tử, dệt may, công nghiệp hỗ trợ ô tô, xe máy... có sức cạnh tranh trên thị trường.

Đồng thời, tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động, góp phần tăng thu ngân sách, gia tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Các khu công nghiệp đang là điểm dừng chân của 51 dự án DDI, tổng vốn đầu tư  hơn 14.106 tỷ đồng. 221 dự án FDI, tổng vốn đầu tư gần 3.060 triệu USD. Tính đến 20/9/2018, tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp đã giải phóng mặt bằng đạt 72,1%, cao hơn bình quân chung cả nước. Trong đó, khu công nghiệp Bá Thiện và khu công nghiệp Bình Xuyên II đạt tỷ lệ lấp đầy 100%; khu công nghiệp Khai Quang có tỷ lệ lấp đầy 98%.

Xác định công nghiệp là nền tảng của nền kinh tế và là động lực quan trọng để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngày 12/12/2016, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 57 về một số biện pháp đặc thù thu hút đầu tư và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư để thu hút cả các nhà đầu tư xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp và các nhà đầu tư FDI, DDI vào sản xuất, kinh doanh.

Để đạt mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại và nâng cao tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp, từ năm 2016 đến nay, Vĩnh Phúc đã hoàn thiện các nội dung trình Chính phủ phê duyệt và cho khởi công xây dựng khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc. Cùng với đó, chấp thuận chủ trương đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Bình Xuyên II (giai đoạn II); triển khai các nội dung về đầu tư xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp: Lập Thạch I, Thái Hòa, Liễn Sơn.

Điều chỉnh quy hoạch cụm công nghiệp Đồng Sóc, Vĩnh Tường thành khu công nghiệp. Chỉ đạo các nhà đầu tư hạ tầng đẩy nhanh tiến độ triển khai, hoàn thiện hạ tầng các khu công nghiệp Bá Thiện II, Tam Dương II (khu A), khu công nghiệp Bình Xuyên, Bình Xuyên II.

Ngoài ra, tỉnh đã chỉ đạo xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ về giá thuê mặt bằng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các khu, cụm công nghiệp nhằm tạo đột phá mới trong thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp.

Việc triển khai đồng bộ các giải pháp để thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp đã giúp Vĩnh Phúc sớm đạt và vượt chỉ tiêu về thu hút vốn đầu tư mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề ra. Cụ thể, theo dự kiến của UBND tỉnh, giai đoạn 2016-2020, Vĩnh Phúc sẽ thu hút được 1,7 tỷ USD vốn đầu tư từ các dự án FDI (Nghị quyết Đại hội lần thứ XVI đề ra là 1,2-1,5 tỷ USD) và 33.300 tỷ đồng từ dự án DDI, cao gấp đôi so với mục tiêu đề ra.

Thanh Nga – Long Trần

Bài liên quan

Tin mới

Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo
Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo

Việc nghiên cứu, đề xuất phương thức quản lý hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa, tài sản ảo, tiền ảo là một nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi nguồn nhân lực, thời gian.

Thế Giới Di Động cắt giảm gần 10.000 nhân viên
Thế Giới Di Động cắt giảm gần 10.000 nhân viên

Năm qua được xem là năm khó khăn nhất của ngành bán lẻ hàng điện máy, hàng công nghệ. Do đó, các hệ thống bán lẻ đều gặp khó khăn, phải tinh gọn bộ máy và Thế Giới Di Động cũng không ngoại lệ khi cắt giảm gần 10.000 nhân viên.

Làm cách nào để có năng lực kinh tế tốt hơn?
Làm cách nào để có năng lực kinh tế tốt hơn?

Khoảng 75% ý kiến cho rằng bắt đầu công việc kinh doanh riêng hoặc làm công việc tự do là cách để có năng lực kinh tế tốt hơn. Hơn 8 trên 10 người tham gia khảo sát tại Việt Nam (82%) hiện đang thực hiện các bước để có “năng lực kinh tế cao hơn”.

Những trái tim ngành y về Lào Cai lan tỏa yêu thương
Những trái tim ngành y về Lào Cai lan tỏa yêu thương

Trong thời gian qua, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã cử nhiều đoàn bác sĩ nội trú về huyện nghèo, vùng sâu, vùng xa thuộc tỉnh Lào Cai nhằm tạo cơ hội cho người dân tại đây được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng ngày một tốt hơn, hạn chế chuyển tuyến không cần thiết, góp phần giảm quá tải ở các bệnh viện tuyến trên.

Phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu
Phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu

Triển vọng thương mại toàn cầu năm 2024 vẫn rất bấp bênh, nền kinh tế nước ta vẫn phải đối mặt với những khó khăn thách thức không hề nhỏ. Vì vậy, năm 2024, cần phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu.

Công nghệ Viễn thông Sài Gòn lên kế hoạch lợi nhuận tham vọng tăng 490,5% trong năm 2024
Công nghệ Viễn thông Sài Gòn lên kế hoạch lợi nhuận tham vọng tăng 490,5% trong năm 2024

Công ty CP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (Saigontel, mã SGT - sàn HOSE) công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Đại hội diễn ra ngày 19/4/2024 tại TP.HCM.