Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Vùng phòng không TQ: Sau Hoa Đông sẽ "xử" biển Đông?

Liệu sau Hoa Đông, Trung Quốc c

Liệu sau Hoa Đông, Trung Quốc có thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ - Air defense identification zone) tương tự tại biển Đông?

Hai tranh chấp luôn song hành

Có một đặc điểm cần phải lưu ý khi quan sát diễn biến chính trị nội bộ của các cường quốc, nhất là cường quốc mới nổi. Đó là một khi đã giải quyết ổn thỏa những vấn đề nội bộ, họ sẽ có xu hướng quay trở lại những vấn đề quốc tế được coi là quan trọng.

Hội nghị Trung ương 3 kết thúc cũng là khi Trung Quốc đặt những viên gạch đầu tiên cho tiến trình cải cách được coi là lớn nhất kể từ thời Đặng Tiểu Bình. Và bây giờ là thời điểm quay trở lại với các tranh chấp lãnh thổ, đặc biệt là tại Hoa Đông và biển Đông.

Trung Quốc và Nhật Bản có thể được coi là hai "đối thủ" không đội trời chung, và điều này có xuất phát điểm rất lớn từ lịch sử. Nước Nhật phát xít trước kia đã từng tiến hành cuộc xâm lược tàn bạo vào Trung Quốc và làm thiệt mạng hàng triệu người. Với một dân tộc luôn tự hào về lịch sử và về "vương đạo" hàng ngàn năm như TQ, điều này là một "nỗi nhục" lớn.

Không ngạc nhiên khi các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ với Nhật Bản lại được xem là mối nguy hại an ninh chủ yếu của Bắc Kinh.

Có thể thấy các tranh chấp tại biển Đông và biển Hoa Đông luôn luôn song hành với nhau. Chiến lược phát triển của Trung Quốc, nếu muốn trở thành một cường quốc thực sự, phải hướng ra biển.

Trong bối cảnh Mỹ và Nhật Bản đã là những thế lực hàng hải đáng sợ tại Châu Á - Thái Bình Dương, thì việc chọn cách tiếp cận như thế nào và hướng tiếp cận ra sao trong từng thời điểm sẽ là nhân tố quyết định cho thắng lợi cho chiến lược biển của Trung Quốc.

Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng

Ít khi "tấn công" cả hai mặt trận

Gây căng thẳng với các nước ASEAN hay leo thang căng thẳng với Nhật Bản chính là những bước đi cần phải được tính toán kỹ càng. Tuy nhiên, nếu theo dõi các hành vi của Bắc Kinh từ năm 2009 tới nay, chúng ta sẽ nhận ra, hiếm khi nào Trung Quốc đồng thời "tấn công" ở cả hai mặt trận.

Một phép thử chỉ thật sự an toàn chỉ khi chọn đúng thời điểm và đặt vào đúng mục tiêu chiến lược nhất định.

Nếu kết hợp giữa hai đặc điểm đã nêu ở trên thì có thể thấy, ngay sau khi giải quyết ổn thỏa vấn đề nội bộ, Trung Quốc thường chọn Hoa Đông làm mục tiêu "quay trở lại" vũ đài quốc tế trước tiên.

Trường hợp tương tự xảy ra sau khi Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XVIII kết thúc vào năm 2012 vừa qua, khi ngay lập tức Hoa Đông dậy sóng. Với cách gây áp lực xen kẽ như vậy lên các khu vực tranh chấp, Bắc Kinh luôn luôn có cơ hội gây sức ép và khẳng định được chủ quyền của mình tại những khu vực đó.

Mô thức chính sách có thể là tương đồng tại mỗi khu vực, tuy nhiên cách tiếp cận không thể giống nhau. Nhật Bản và ASEAN là hai chủ thể hoàn toàn khác biệt. ADIZ có thể được Trung Quốc áp dụng tại Hoa Đông, nhưng chưa chắc tại biển Đông.

Nhật Bản là cường quốc kinh tế và quân sự hàng đầu Châu Á - Thái Bình Dương. Không quân và hải quân Nhật Bản cũng được đánh giá là có sức mạnh thuộc hàng "top" của thế giới. Một phép thử phù hợp cần có phương pháp tiếp cận phù hợp.

Thiết lập ADIZ là chiến thuật hoàn toàn hợp lý trong bối cảnh hầu hết các vũ khí hiện đại nhất, từ máy bay tới tàu chiến của Trung Quốc đều được đặt tại các quân khu ven biển nhằm đối phó với Tokyo. Đẩy căng thẳng tới một mức độ cao bằng cách sử dụng không quân, và sắp tới là các phương tiện không người lái (UAV), sẽ được coi là cách tiếp cận chủ yếu của Trung Quốc tại khu vực tranh chấp Hoa Đông. Bắc Kinh coi Tokyo là đối thủ địa chiến lược đáng gờm nhất.

Khác với Nhật Bản, ASEAN chỉ là một chủ thể đa quốc gia lỏng lẻo về mặt lợi ích. Một số nước vướng vào tranh chấp trực tiếp với Trung Quốc như Việt Nam hay Philippines có một lực lượng không quân và hải quân kém xa người láng giềng phía Bắc.

Đó là chưa kể, từ năm 2009 tới nay, Trung Quốc hầu như áp đảo hoàn toàn tại khu vực thông qua chiến lược "cải bắp". Liệu quân đội Trung Quốc có cần phải sử dụng đến máy bay của mình để thiết lập ADIZ tại biển Đông hay không, trong khi chệnh lệch quyền lực cứng quá lớn giữa ASEAN và Trung Quốc, cũng như chiến lược "cải bắp" hầu như đã phát huy đầy đủ sự hữu ích của nó.

Rõ ràng biển Đông có khả năng là mục tiêu căng thẳng tiếp theo, ngay sau khi Hoa Đông "dậy sóng". Tuy nhiên, sẽ không nhất thiết là một ADIZ tốn kém, mà chỉ cần lực lượng các tàu hải giám, ngư chính đã là đủ để Trung Quốc "tung hoành" tại biển Đông.

Không nói đâu xa, mới đây Mạng Hải quân Trung Quốc đưa tin một nhóm tàu chiến đấu gồm tàu sân bay Liêu Ninh cùng với tàu khu trục tên lửa Thẩm Dương, Thạch Gia Trang, tàu hộ vệ tên lửa Yên Đài và Duy Phương đã rời Thanh Đảo vào sáng ngày 26/11 để đến khu vực biển Đông nhằm triển khai hoạt động nghiên cứu thử nghiệm và huấn luyện quân sự.

Như vậy, chỉ cần Liêu Ninh đã là một thách thức lớn cho một ASEAN đang cố gắng đoàn kết. Còn với một ASEAN chia năm sẽ bảy thì đó sẽ là một thách thức rất khó vượt qua.

Theo Vietnamnet

Tin mới

Liên bang Nga: Việt Nam là đối tác truyền thống trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Liên bang Nga: Việt Nam là đối tác truyền thống trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Giáo dục Đại học Liên bang Nga Konstantin Mogilevsky cho biết: Việt Nam là đối tác truyền thống trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Mỗi năm, Chính phủ Nga dành 1.000 suất học bổng cho sinh viên Việt Nam. Hiện tại, có khoảng 3.000 sinh viên Việt Nam đang học tập tại Nga, 70% trong số này đi theo diện học bổng của chính phủ 2 nước.

Có tiêu chuẩn kỹ thuật riêng đối với ô tô chở học sinh hay không?
Có tiêu chuẩn kỹ thuật riêng đối với ô tô chở học sinh hay không?

Theo Bộ Giao thông vận tải, tiêu chuẩn quốc gia phương tiện giao thông đường bộ - ô tô quy định việc phân loại ô tô theo mục đích sử dụng đối với ô tô chở người, ô tô chở hàng, ô tô chuyên dùng, ô tô kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo và ô tô chưa hoàn thiện.

Đồng bào các dân tộc Tây Bắc với Chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử
Đồng bào các dân tộc Tây Bắc với Chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử

Tây Bắc là nơi sinh sống của hơn 30 dân tộc anh em. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đồng bào các dân tộc nơi đây đã có những đóng góp quan trọng, góp phần vào chiến công chung của cả dân tộc ngay trên mảnh đất quê hương.

VN-Index hôm nay: Chưa có dấu hiệu tăng điểm, nhà đầu tư thận trọng khi mua và bán cổ phiếu
VN-Index hôm nay: Chưa có dấu hiệu tăng điểm, nhà đầu tư thận trọng khi mua và bán cổ phiếu

VN-Index đang test lại ngưỡng hỗ trợ 1.180 – 1.200 điểm, nhưng chưa có tín hiệu đảo chiều tăng điểm. Vì vậy, nhà đầu tư thận trọng khi mua và bán cổ phiếu.

Kinh doanh trái phép phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, một cơ sở bị xử phạt 16,5 triệu đồng
Kinh doanh trái phép phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, một cơ sở bị xử phạt 16,5 triệu đồng

Theo tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Gia Lai, đơn vị vừa kiểm tra, phát hiện một vụ kinh doanh trái phép phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Theo đó, với vi phạm nói trên, Hộ kinh doanh Chín Thức ở Gia Lai đã bị xử phạt 16,5 triệu đồng.  

Dự báo thời tiết ngày 19/4: Miền Bắc nắng nóng mở rộng
Dự báo thời tiết ngày 19/4: Miền Bắc nắng nóng mở rộng

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, ngày 19/4, khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên và Nam Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ.