Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Xà bông Cô Ba niềm tự hào của thương hiệu Việt sẽ được khôi phục trở lại

Xà bông Cô Ba huyền thoại của người Việt từ những năm đầu thế kỷ 20 sẽ tái xuất trong năm 2018, được tung ra thị trường để cạnh tranh với “chị em” xà bông thơm toàn cầu.

Một thời vàng son

Khi nhắc đến các thương hiệu Việt “vang bóng một thời”, nhiều người hay nói tới kem đánh răng Dạ Lan hay xà bông Cô Ba (in hình ảnh đương kim hoa hậu thời bấy giờ). Những sản phẩm tiêu dùng thiết yếu hàng ngày được ưa chuộng khoảng đầu thế kỷ XX. Cục xà bông màu xanh mát in hình một người phụ nữ Việt Nam với tóc búi cao, trán rộng từng làm mưa làm gió trên thương trường lúc bấy giờ, gắn liền với câu chuyện về doanh nhân Trương Văn Bền. 

Xà bông Cô Ba niềm tự hào của thương hiệu Việt sẽ được khôi phục trở lại - Hình 1

Cô Ba in trên nhãn hiệu xà bông của ông Bền là hoa hậu của Hòn Ngọc Viễn Đông vào giữa những năm 30 của thế kỷ XX.

Ông Trương Văn Bền (1883 - 1956) sinh ra tại Chợ Lớn (Sài Gòn), trong một gia đình có truyền thống làm nghề thủ công. Ông mở hãng xà bông Cô Ba từ trước năm 1932, tọa lạc tại số 40 chợ Kim Biên, quận 5, TPHCM. Xà bông Cô Ba làm từ dầu dừa, xút và hương liệu, nhưng ông có bí quyết mua hương liệu tạo mùi thơm lâu bền. Xưởng của ông ở Chợ Lớn, mỗi tháng sản xuất khoảng 1.500 tấn dầu dừa và khoảng 600 tấn xà bông. Ngoài chất lượng sản phẩm, ông Bền còn có những cách quảng cáo vô cùng ấn tượng thời bấy giờ. 

Xà bông Cô Ba niềm tự hào của thương hiệu Việt sẽ được khôi phục trở lại - Hình 2

Hình ảnh sản phẩm xà bông Cô Ba thời xưa

Ông cho vận động dùng hàng nội với câu khẩu hiệu “Người Việt Nam nên xài xà bông của Việt Nam”, phủ dày đặc lên xe điện, xe hơi, áp phích, áo cầu thủ bóng đá, len lỏi cả vào các thể loại âm nhạc. Thậm chí, ông còn cho người đi thành từng tốp nhỏ, hàng ngày qua các tiệm tạp hóa hỏi mua xà bông Cô Ba để người khác chú ý. Dần dà, sản phẩm của ông được nhiều người biết đến và ghi nhớ, tin dùng. 

Ngoài Việt Nam, xà bông Cô Ba được dùng rộng rãi ở Lào và Campuchia, xuất khẩu qua Hong Kong và một số các nước châu Phi. Đến năm 1977, công ty xà bông Cô Ba chuyển sang hình thức công tư hợp doanh có tên là nhà máy Xà bông Việt Nam. Năm 2004, công ty cổ phần hóa, đổi tên thành Công ty cổ phần Sản xuất và Thương mại Phương Đông do Tập đoàn Hóa chất Việt Nam nắm giữ hơn 62% vốn. Tới năm 2014, Tập đoàn này thoái vốn hoàn toàn. 

Trong bối cảnh chuyển giao của thời cuộc và sự cạnh tranh với các sản phẩm dầu gội, sữa tắm thương hiệu ngoại, xà bông Cô Ba mất dần thị phần, không còn được sử dụng nhiều trên thị trường. Công ty Phương Đông cũng ngừng sản xuất sản phẩm này hơn một năm nay.

Khôi phục lại hương xưa

Vừa qua, Công ty cổ phần Đầu tư thương mại bất động sản An Dương Thảo Điền cho biết đang khôi phục thương hiệu Xà bông Cô Ba để đưa sản phẩm này trở lại thị trường trong năm nay. Giữa tháng 3 vừa qua, tại phiên họp Đại hội đồng cổ đông thường niên, ông Nguyễn Nhân Bảo - Tổng giám đốc công ty chia sẻ: “Sản phẩm xà bông Cô Ba theo khảo sát đang được chào đón nhiều ở phía Nam, nhất là các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Xà bông Cô Ba là một thương hiệu vừa có ý nghĩa về mặt kinh doanh, đem lại lợi nhuận, vừa có ý nghĩa về mặt lịch sử, là trách nhiệm của doanh nhân trong việc lưu giữ, phát triển. Hiện Công ty Đang thiết lập, khôi phục nhân sự chủ chốt, trang thiết bị dây chuyền sản xuất, dự kiến ra mắt sản phẩm vào quý II năm nay vì đây là mảng thương hiệu kinh doanh tiềm năng”.

Cũng theo ông Bảo, Sự trở lại của thương hiệu xà bông Cô Ba rất ý nghĩa, vì chỉ riêng câu chuyện về ông Trương Văn Bền đã là một huyền thoại của người Việt Nam. Đồng thời, sức ảnh hưởng của thương hiệu này trong nhận thức của người Việt không hề nhỏ.

Xà bông Cô Ba niềm tự hào của thương hiệu Việt sẽ được khôi phục trở lại - Hình 3

Thương hiệu xà bông Cô Ba nổi trội các cửa hàng lớn nằm ở trung tâm Sài Gòn vào thế kỷ 20.

Khơi dậy được niềm tự hào dân tộc, đa dạng hóa sản phẩm của người bản xứ. Hầu hết giới chuyên gia nhận định thị trường hóa mỹ phẩm nước ta ngày một trở nên sôi động, đặc biệt là khi Việt Nam tham gia hàng loạt các hiệp định thương mại tự do, đưa thuế nhập khẩu loại hàng hóa này được về mức 0 - 5%. 

Theo số liệu thống kê của Mintel, tiềm năng kinh doanh mỹ phẩm tại Việt Nam là rất lớn khi thị trường mỹ phẩm năm 2015 đạt 1,2 tỷ USD, năm 2016 đạt 1,78 tỷ USD và dự báo năm 2018 sẽ cán mốc 2,35 tỷ USD; thậm chí nếu tính chung toàn thị trường sản xuất, kinh doanh hàng tiêu dùng nhanh thì mảnh đất này thực sự màu mỡ.

 Theo Tiền Phong

 

Bài liên quan

Tin mới

Nam Định: Trao tặng quà cho các gia đình có trẻ bại não
Nam Định: Trao tặng quà cho các gia đình có trẻ bại não

Sáng 29/3, tại thành phố Nam Định, Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Nam Định phối hợp với Công ty TNHH Thương mại, Công nghiệp và Truyền thông Blue Việt Nam tổ chức chương trình “Chắp cánh ước mơ”, trao tặng quà cho Chi hội Gia đình trẻ bại não tỉnh Nam Định.

Hơn 20% công suất lọc dầu thế giới gặp rủi ro
Hơn 20% công suất lọc dầu thế giới gặp rủi ro

Hơn 1/5 công suất lọc dầu toàn cầu có nguy cơ bị tê liệt do biên lợi nhuận ngành này suy giảm còn áp lực cắt giảm lượng phát thải carbon ngày càng lớn, theo Wood Mackenzie.

Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh: Quý I/2024, xử lý 244 vụ, thu nộp ngân sách 1,2 tỷ đồng
Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh: Quý I/2024, xử lý 244 vụ, thu nộp ngân sách 1,2 tỷ đồng

Thông tin từ Cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Tĩnh, trong quý I/2024, đơn vị này đã kiểm tra 249 vụ, xử lý 244 vụ với 261 hành vi; thu nộp ngân sách 1,2 tỷ đồng đạt 33,4% kế hoạch năm 2024.

Vĩnh Phúc: Có 283 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới
Vĩnh Phúc: Có 283 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới

Tính đến ngày 15/03/2024, toàn tỉnh Vĩnh Phúc đã thu hút được 12 dự án DDI với tổng vốn đăng ký đạt 2.099 tỷ đồng; cấp giấy phép cho 25 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 347,13 triệu USD; có 283 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 6,91%, tuy nhiên, có sự gia tăng đáng kể về vốn đăng ký với 3.325 tỷ đồng, tăng 40,73% so với cùng kỳ.

Hà Nội: Thông qua nghị quyết về mức học phí, các khoản thu sử dụng Ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục
Hà Nội: Thông qua nghị quyết về mức học phí, các khoản thu sử dụng Ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục

Sáng 29/3, tại Kỳ họp thứ 15 (Kỳ họp chuyên đề), HĐND TP Hà Nội đã thông qua các nghị quyết về mức học phí, các khoản thu, danh mục sự nghiệp công sử dụng Ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo thành phố.

Lên phương án lắp đặt bổ sung camera phạt nguội Vành đai 3
Lên phương án lắp đặt bổ sung camera phạt nguội Vành đai 3

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công an TP. Hà Nội cho biết, Công an Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị rà soát, lên phương án lắp đặt bổ sung camera để xử phạt nguội các hành vi vi phạm trên tuyến đường Vành đai 3.