Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Xã Đại Tập (Hưng Yên): Khai thác cát gây sạt lở nghiêm trọng bao giờ mới giải quyết?

Sau sự việc chị Nguyễn Thị Lý bị các đối tượng khai thác cát lôi lên thuyền hành hung (ngày 13/01/2018), bà Phạm Thị Tâm (mẹ chị Lý) đã lên tiếng nhờ các cơ quan chức năng vào cuộc để lấy lại sự công bằng, nhưng từ đó tới nay sự việc vẫn chìm trong yên lặng.

5 năm đứng đơn đề nghị xử lý sạt lở

Xã Đại Tập (Hưng Yên): Khai thác cát gây sạt lở nghiêm trọng bao giờ mới giải quyết? - Hình 1

Bà Phạm Thị Tâm chia sẻ cùng phóng viên

Được biết bà Phạm Thị Tâm (mẹ chị Lý) cùng bà Nguyễn Thị Sang ở thôn Chi Lăng theo kiện từ cuối 2013 về việc khai thác cát bừa bãi của công ty Sông Hồng. Suốt 5 năm liền bà Tâm và bà Sang lặn lội từ xã đến tỉnh nhưng chưa được cấp nào giải quyết. Bà Tâm bức xúc: “Chủ tịch Huyện thì cứ trốn mỗi lần chúng tôi đến gặp. Lý do chúng tôi đi khiếu kiện là vì họ ngày đêm hút cát ngoài sông, làm sạt lở hết đất canh tác của chúng tôi. Chúng tôi là người không có đất ruộng phải ra bãi đất cạnh bờ sông để tăng gia. Bãi thôn Ninh Tập và thôn Chi Lăng trước rộng khoảng 60 đến 70ha.  Doanh nghiệp hút cát nhiều, nhất là mấy tháng cuối năm 2017, họ hút cát nhiều quá làm long chân bãi bồi từ đấy mà lở hết. Mỗi ngày đến 20 tàu hút cát, nhiều là 30 tàu đứng hút cát như một đại công trường. Hút cát sình sình suốt ngày đêm. Dân chúng tôi sốt ruột lắm”

Xã Đại Tập (Hưng Yên): Khai thác cát gây sạt lở nghiêm trọng bao giờ mới giải quyết? - Hình 2

Chị Nguyễn Thị Lý người bị các đối tượng khai thác cát hành hung  ngày 13/01/2018

Trước đó, clip quay cảnh chị lý bị 3 người bắt lên thuyền máy đưa ra xa bờ, đánh đập ngay trước mắt người quản lý bến đò mà không hề nhận được sự can thiệp. Người mẹ kêu gào khiến ai xem cũng xót xa. Cộng đồng mạng cũng bất bình, chia sẻ hàng ngàn lượt…

Hầu hết mọi người đều động viên chi Lý và lên án cách hành xử của những người đàn ông được cho là có liên quan đến các chủ tàu hút cát.

Được biết năm 2013, UBND tỉnh Hưng Yên đã cấp giấy phép cho công ty TNHH xây dựng và SXVL xây dựng Sông Hồng (công ty Sông Hồng) khai thác cát trên Sông hồng thuộc địa phận Thôn Ninh Tập, xã Đại Tập, Khoái Châu, Hưng Yên tuy nhiên trong quá trình hoạt động công ty này đã lợi dụng giấy phép để khai thác một cách bừa bãi bất chấp pháp luật nhằm trục lợi bất chính khiến nhiều diện tích đất nông nghiệp của người dân bị sạt lở nghiêm trọng và hiện tại gần như mất trắng.

Mua logo của công ty Sông Hồng?!

Theo những người dân ở đây thì công ty Sông Hồng đã bán mặt nước cho các công ty khác (cả trong địa phương cả tỉnh lân cận) khai thác trái phép, bằng chứng người dân đưa ra là ngày 16/01/2018, do bức xúc việc chị Lý bị hành hung người dân đã vây bắt, giữ được hai chiếc tàu trong tổng số 20 chiếc tàu, dù biết việc giữ tàu là sai nhưng tạm giữ 2 tàu cát là biện pháp cuối cùng của người dân bởi theo họ chính quyền đã không giải quyết triệt để, được minh chứng là Ngày 18/01/2018 đã có một số cơ quan báo chí vào cuộc và ngày 20/01/2018 Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 765-VPCP/NC gửi Bộ Công an truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu Bộ Công an điều tra xác minh làm rõ nội dung trên, đặc biệt là việc chị Nguyễn Thị Lý bị hành hung. Vậy nhưng, sự việc cho đến nay vẫn “bóng chim, tăm cá”.

Xã Đại Tập (Hưng Yên): Khai thác cát gây sạt lở nghiêm trọng bao giờ mới giải quyết? - Hình 3

Các thuyền viên thừa nhận chủ tàu đã mua tấm biển có tên Sông Hồng với giá 3 triệu đồng

Xã Đại Tập (Hưng Yên): Khai thác cát gây sạt lở nghiêm trọng bao giờ mới giải quyết? - Hình 4

 

Chủ tàu này đã mua tấm biển số 08 mang tên Sông Hồng

Khi đó, thuyền viên của tàu bị giữ đã thừa nhận, để được khai thác ở đây, chủ tàu đã mua tấm biển Sông Hồng từ công ty Sông Hồng với giá 3 triệu đồng, sau đó hút cát để chở lên điểm tập kết khu Ecopack Bát Tràng, mỗi khi hút đủ 700 tấn cát tầu được cấp một tấm giấy thông hành mang tên công ty Sông Hồng và tiền cát tính theo khối trả riêng. Các thuyền viên cũng khẳng định không hề biết vị trí được cấp phép khai thác, chỉ thấy các thuyền khác vào hút sát bờ cũng vào theo…

Xã Đại Tập (Hưng Yên): Khai thác cát gây sạt lở nghiêm trọng bao giờ mới giải quyết? - Hình 5

 giấy thông hành được Sông Hồng cấp khi tàu hút đủ 700 tấn để qua mặt các cơ quan chức năng

Cũng theo người dân địa phương, diện tích bờ bãi ven sông vốn trước đây rất rộng, nay bị thu hẹp gần một nửa, những phần đất còn lại thì nứt và sạt lở.

Trong giấy phép khoáng sản mà tỉnh Hưng Yên cấp cho công ty Sông Hồng có ghi rõ: Không được khai thác vào diện tích đất nông nghiệp; chỉ được khai thác cát dưới lòng sông (độ sâu khai thác cots – 5m) và cách bờ tối thiểu 50m; thế những công ty khai thác cát chỉ cách bờ 5m, cũng khó có thể đo được độ sâu của lòng sông. Hơn nữa, Trữ lượng được phép khai thác chỉ được: 836.000m3; Công suất khai thác 100.000m3/năm. Tuy nhiên, một ngày mấy chục tàu vào khai thác, làm phép tính đơn giản nhân với 700 tấn/tàu/ngày thì một năm lên con số quá khủng khiếp và diện tích đất ven sông bị sạt lở là điều khó tránh khỏi...

Theo quy định, các phương tiện, chủng loại, số hiệu tàu khai thác đều phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương. Nhưng một ngày mấy chục tàu mang tấm biển của công ty Sông hồng vào khai thác bừa bãi, liệu chính quyền địa phương có nắm bắt được thông tin này hay không?

Phóng viên có điện thoại đặt lịch làm việc với chủ tịch xã, ông  Dương Văn Xuất  về vụ việc trên thì được biết “đang chờ kết luận của các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, riêng vụ việc của chị Lý mời phóng viên lên công an huyện vì họ đang thụ lý chúng tôi cũng đang đợi kết quả”

Vậy, do đâu mà chính quyền địa phương mãi lúng túng, không thể vào cuộc giải quyết dứt điểm vụ việc? Có hay không một số cán bộ “bảo kê” cho công ty Sông Hồng lộng hành, trục lợi cá nhân, coi thường pháp luật?

THCL sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc khi có thông tin mới

Linh tuệ - Mai Hoa

Bài liên quan

Tin mới

Lạng Sơn: Khánh thành và bàn giao toà nhà ở xã hội GP2
Lạng Sơn: Khánh thành và bàn giao toà nhà ở xã hội GP2

Ngày 28/3, tại thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, Công ty Cổ phần Đầu tư NNP - Chủ đầu tư Dự án Nhà ở xã hội số 2 thành phố Lạng Sơn tổ chức lễ khánh thành và bàn giao toà nhà ở xã hội GP2.

BIC chi trả hơn 2 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng vay vốn tại Lâm Đồng
BIC chi trả hơn 2 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng vay vốn tại Lâm Đồng

Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bảo Lộc (BIDV Bảo Lộc) vừa tổ chức gặp gỡ và trao hơn 2 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm người vay vốn (BIC Bình An) cho thân nhân khách hàng không may gặp rủi ro tại huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.

Thanh Hóa triển khai thực hiện hóa đơn điện tử và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định
Thanh Hóa triển khai thực hiện hóa đơn điện tử và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định

Ngày 28/3/2024, Sở Công Thương Thanh Hóa ban hành công văn số 786/SCT-QLTM về việc triển khai thực hiện quy định về hóa đơn điện tử và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định, gửi các thương nhân kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh.

Thông báo tuyển sinh vào lớp 10 THPT Chuyên Lam Sơn năm học 2024-2025
Thông báo tuyển sinh vào lớp 10 THPT Chuyên Lam Sơn năm học 2024-2025

Thực hiện Quyết định số 1128/QĐ-UBND ngày 22/03/2024 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên Lam Sơn năm học 2024-2025, Trường THPT chuyên Lam Sơn xin trân trọng thông báo kế hoạch tuyển sinh của nhà trường năm học 2024-2025.

Thanh Hóa cảnh báo mưa dông và mưa lớn cục bộ
Thanh Hóa cảnh báo mưa dông và mưa lớn cục bộ

Theo thông tin của Đài Khí tượng thủy văn Thanh Hóa từ chiều tối và đêm 28/3 đến ngày 29/3 ở khu vực tỉnh Thanh Hóa sẽ có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa to.

Lọc hóa dầu Nghi Sơn vượt mốc 15 triệu giờ công an toàn
Lọc hóa dầu Nghi Sơn vượt mốc 15 triệu giờ công an toàn

Thông tin từ Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP), đến ngày 28/3/2024, dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã đạt thành tựu vượt mốc 15 triệu giờ công an toàn, không xảy ra tai nạn lao động.