Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Xã Hoằng Giang (Thanh Hóa): Xây dựng nông thôn mới, đừng chạy theo bệnh thành tích?

Theo báo cáo lộ trình về đích nông thôn mới quý II năm 2018 tại xã Hoằng Giang, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa). Thế nhưng, qua tìm hiểu, nhiều tiêu chí chưa thực hiện đúng như quy hoạch và thực hiện quy hoạch chưa đồng nhất, thiếu kinh phí xây dựng chợ, đường giao thông liên thôn còn lầy lội vào mùa mưa, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng…Đó là những thiếu sót cần phải hoàn thiện, liệu xã Hoằng Giang về nông thôn mới có thực sự xứng đáng?

Thời điểm này xã Hoằng Giang đã báo cáo trọn bộ 19 tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới, nhưng theo tiêu chí mới kết quả đạt được tại xã còn nhiều hạn chế, bất cập, cần phải hoàn thiện, nhất là tiêu chí số 5 (trường học), tiêu chí số 7 (chợ nông thôn). Xã đạt chuẩn nhưng vẫn phải “nợ” tiêu chí, việc phấn đấu và hoàn thành các tiêu chí trong thời gian tới là rất khó.

Trong chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch (tiêu chí số 1) đóng vai trò then chốt, tạo tiền đề cho những tiêu chí tiếp theo. Nhưng tại xã Hoằng Giang hiện nay, quy hoạch khu dân cư thiếu tầm nhìn, chất lượng lập quy hoạch và thực hiện quy hoạch chưa đảm bảo, thiếu tính đồng bộ giữa các quy hoạch, tổ chức thực hiện quy hoạch tại địa phương còn chậm, bất cập. Việc định hướng phát triển còn hạn chế, dập khuôn, dẫn đến quy hoạch không phù hợp với quy hoạch vùng, hệ thống giao thông, thủy lợi, cấp thoát nước, sử lý môi trường giũa các thôn thiếu thống nhất, mạnh thôn nào thôn ấy làm. Vì vậy sẽ ảnh hưởng đến việc thẩm định, xét duyệt cũng như quản lý sau quy hoạch dẫn đến chất lượng hạn chế, hiệu quả thấp. Qua thực tế triển khai, việc đòi hỏi hợp nhất 3 loại hình quy hoạch (quy hoạch xây dựng, quy hoạch sản xuất và quy hoạch sử dụng đất) trong 1 đồ án quy hoạch xây dựng xã NTM nhằm đảm bảo tính thống nhất, hiệu quả trong việc lập và quản lý quy hoạch trên địa bàn xã là hết sức cần thiết.

Xã Hoằng Giang (Thanh Hóa): Xây dựng nông thôn mới, đừng chạy theo bệnh thành tích? - Hình 1

Nước thải có mầu đen và có mùi hôi thối, được người dân xả trược tiếp ra đường làng, ngõ xóm gây ô nhiễm môi trường

Có thể nói, tiêu chí số 2 (giao thông) trong xây dựng nông thôn mới là một chương trình hợp lòng dân, được nhân dân nhiệt tình ủng hộ. Tuy nhiên kết quả thực hiện 4 nội dung trong tiêu chí số 2 về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã còn rất hạn chế. Tiêu chí tưởng chừng căn bản nhất là “Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ giao thông vận tải là 100%, hiện trên toàn xã đạt 70%; Tỷ lệ đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT chuẩn tiêu chí là 50%, nhưng chỉ đạt 26%; Tỷ lệ đường ngõ xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa là 100% thì đến nay xã mới đạt 60%”. Đặc biệt trên địa bàn xã còn chưa thực hiện được tuyến đường nào đáp ứng nội dung đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giớ đi tại thuận tiện (theo yêu cầu tỷ lệ km là 50%).

Trên thực tế, còn rất nhiều nơi đường trục xã, liên xã, đường làng ngõ xóm còn chưa được nhựa hóa, bê tông hóa. Không có rãnh thoát nước, hễ mưa là bị ngập úng, như: Tuyến đường xóm Cây Bàng, xóm Đồng Bồng thuộc thôn 3, tuyến đường xóm núi thuộc thôn 3, tuyến đường Chiến lược từ thôn 3 đi thôn 6…Tiêu chí giao thông có thể coi là tiêu chí “xương sống”, nó tạo tiều đề phát triển Kinh Tế - Xã Hội để triển khai và hoàn thành các tiêu chí khác. Nhưng ở đây, tại tuyến đường thôn 3 đi thôn 6 đang bị xuống cấp và sạt lở nghiêm trọng. Cứ sau mỗi trận mưa là xuất hiện ổ gà, ổ voi trở thành những “ao nước” án ngữ ngay trước cửa nhà các hộ dân. Tình trạng này đang gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sinh hoạt của người dân nơi đây, tiềm ẩn nhiều nguy cỏ mất an toàn giao thông, khiến dư luận bức xúc.

Xã Hoằng Giang (Thanh Hóa): Xây dựng nông thôn mới, đừng chạy theo bệnh thành tích? - Hình 2

Thu gom và đổ rác tràn lan, điểm tập kết không có mái che, gây ô nhiễm nặng đến môi trường xung quanh

Theo ghi nhận thực tế, hiện tuyến đường liên xã thuộc địa phận thôn 3 đi thôn 6 là tuyến đường huyết mạch, tuyến đường Chiến lược từ những năm kháng chiến. Theo thời gian tuyến đường này đã xuống cấp và hư hỏng nặng, hư hỏng và lày lội nhiều nhất là đoạn đường cuối thôn 3, nhưng đến nay vẫn không được chính quyền địa phương quan tâm và đầu tư sửa chữa. Khắp bề mặt con đường bị sói mòn và băm nát với hàng loạt những ổ voi, ổ trâu. Cả tuyến đường hễ mưa xuống là đọng nước, lởm chởm bùn đất, tạo thành những ao, hố gây nguy hiểm cho người đi đường. Liên tiếp những điểm nước ngập bùn, ứ đọng, tạo thành nhiều vũng nước có độ sâu từ 10 đến 30cm la liệt khắp mặt đường. Để qua lại tuyến đường này, nhiều hộ dân nơi đây đã phải tự đắp cao và đổ bê tông ngay lối vào nhà mình để tránh tình trạng mưa là nước ngập vào nhà mình.

Theo người dân nơi đây, tuyến đường này dài khoảng 300m và có gần 30 hộ dân đang sinh sống, việc tuyến đường này xuống cấp đã gây ảnh hưởng nhiều đến người dân tại đây. “Xã sắp đạt chuẩn nông thôn mới, mong sao được chính quyền quan tâm, sớm tu sửa để dân đỡ khổ. Đã nhiều lần chúng tôi thấy người ta đến đo đạc, khảo sát nhưng chưa lần nào thấy sửa chữa. Nhiều năm nay do tuyến đường xuống cấp và lầy lội, các phương tiện nếu có qua lại tuyến đường này đều phải luồn lách trên là cây cối um tùm, bên dưới là đường bị sụt lún, ổ gà, sống trâu, vũng nước…”

Xã Hoằng Giang (Thanh Hóa): Xây dựng nông thôn mới, đừng chạy theo bệnh thành tích? - Hình 3

Ông Lê Văn Đại, xóm Cây Bàng, thôn 3 cho rằng tuyến đường này hễ mưa là ngập, nhưng nhiều năm nay vẫn không được chính quyền quan tâm và tu sửa 

Tiêu chí số 2 đã thế, chuyện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã Hoằng Giang là cả câu chuyện dài. Theo Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2016 của thủ tướng Chính phủ, để thực hiện tiêu chí môi trường, các xã xây dựng nông thôn mới từ 2016-2020 phải đảm bảo các yêu cầu: 90% hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch theo quy định, 100% cơ sở sản xuất kinh doanh nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về BVMT; xây dựng cảnh quan môi trường xanh, sạch đẹp, nước thải khu dân cư tập chung, cơ sở sản xuất, kinh doanh được thu gom và sử lý theo quy định và theo quy hoạch…

Tuy nhiên trên địa bàn xã hiện nay, một số hộ sản xuất, kinh doanh chưa đạt tiêu chuẩn về môi trường. Còn nhiều cơ sở chăn nuôi hộ gia đình đang xả thải trực tiếp ra môi trường, nước thải sinh hoạt và rác thải của các hộ hầu hết chưa được thu gom, sử lý. Điển hình là một số hộ dân cạnh nhà văn hóa thôn 4, hộ nhà ông Cao Văn Toại thôn 5 giết mổ gia xúc xả nước thải trược tiếp ra môi trường, ngấm vào đất hoặc chảy ra ao, hồ, sông…vừa gây mất mỹ quan, vừa tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh. Hơn nữa, việc quy hoạch và thu gom rác thải tại chợ không được chú trọng và quan tâm, sau mỗi buổi họp chợ, rác do người dân vứt vừa bãi ven đường hoặc tràn xuống các cống rãnh.

Xã Hoằng Giang (Thanh Hóa): Xây dựng nông thôn mới, đừng chạy theo bệnh thành tích? - Hình 4

Tuyến đường chiến lược từ thôn 3 đi thôn 6, trên thì cây cối um tùm, dưới thì sạt lở, lày lội. Tuyến đường duy nhất tại xã không được chính quyền quan tâm và đầu tư sửa chữa

Nói về vấn đề thu gom và sử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã, ông Nguyễn Văn Tiến cán bộ hưu trí tại thôn 6 than thở, “năm 2017 xã có đầu tư 30 xe với giá là 4tr/1xe để đi thu gom rác, tần xuất thu gom khoảng 2 - 3 lần/ tuần. Thực hiện việc thu gom rác được một thời gian ngắn, hiện tại số xe đó không còn phát huy tác dụng và đang được phơi mưa, phơi nắng tại bãi tập kết rác của xã. Hiện tại xã đang thuê một số người dùng xe 3 gác trực tiếp đi thu gom, vận chuyển và tập kết tại bãi rác tập chung. Tuy nhiên việc sử lý tại bãi rác tập chung của xã chưa đảm bảo vệ sinh môi trường, còn để tình trạng đổ rác bừa bãi, tự đào hố và đổ rác xung quanh vị trí tập kết rác, chưa thực hiện việc phun chế phẩm sinh học, và lấp đất hạn chế phát sinh ruồi nhặng. Bãi rác tập kết không có mái che, như vậy, khi trời mưa xuống, rác trôi, chảy ra bên ngoài đang làm ô nhiếm môi trường xung quanh”.

Theo ghi nhận của PV, đây là bãi rác lộ thiên, quy mô nhỏ nằm cách khu dân cư khoảng 100 m và cách trụ sở UBND xã là 300 m. Bãi rác nhỏ nhưng lượng rác đổ về hàng ngày một nhiều, không có hệ thống sử lý chất thải nên khi rác chất thành “núi”, người đi thu gom rác lại sử lý hết sức thủ công, nếu vào mùa khô thì đốt, mùa mưa khi nước sông Mã lên cao thì thuê máy xúc ủi rác xuống hố và cho chảy ra sông. Hàng tấn rác thải chưa qua sử lý, bẩn thỉu, hôi thối bị đẩy trực tiếp xuống sông.

Xã Hoằng Giang đang phấn đấu về đích nông thôn mới, đến nay các nội dung thuộc tiêu chí môi trường như: thu gom rác thải, tiêu thoát nước thải, cảnh quan đường làng ngõ xóm của xã là chưa đạt. Việc người dân xả rác nơi công cộng còn diễn ra phổ biến, trong khi đó hoạt động thu gom và sử lý rác đang còn hạn chế.

Về điều kiện công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, phải đảm bảo đủ 3 điều kiện: 1 - có đăng ký xã đạt chuẩn nông thôn mới và được UBND cấp huyện đưa vào kế hoạch thực hiện; 2 - có 100% tiêu chí thực hiện trên địa bàn xã đạt chuẩn theo quy định; 3 - không có nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới. Không hiểu từng ấy vấn đề thì xã Hoằng Giang lấy đâu ra đủ tiêu chí để được xét duyệt, công nhận xã đạt chuẩn và về đích nông thôn mới trong quý II năm 2018? Hay chỉ vì bệnh thành tích mà các cơ quan chức năng “làm ngơ”, công nhận cho có công nhận, tuyên dương cho có tuyên dương để rồi bao nhiêu hệ lụy mà người dân phải gánh chịu. Và phải chăng cái đích về nông thôn mới đối với xã Hoằng Giang là vội vàng, bệnh thành tích.

Lê Nam

Bài liên quan

Tin mới

Xử phạt cơ sở kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu trên nền tảng mạng xã hội facebook
Xử phạt cơ sở kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu trên nền tảng mạng xã hội facebook

Lực lượng chức năng tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 17 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh hàng hóa mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Khai mạc Hội chợ “Hàng hóa, sản phẩm Xanh vì người tiêu dùng”
Khai mạc Hội chợ “Hàng hóa, sản phẩm Xanh vì người tiêu dùng”

Tối 24/4, tại Quảng trường La Mã - An Bình City, số 234 Phạm Văn Đồng (Hà Nội), Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND quận Bắc Từ Liểm khai mạc Hội chợ “Hàng hóa, sản phẩm Xanh vì người tiêu dùng”.

Indonesia mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam
Indonesia mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam

NDO - Ngày 24/4, tại Nhà khách Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cùng Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi đồng chủ trì kỳ họp lần thứ 5 Ủy ban hợp tác song phương (JCBC-5) Việt Nam-Indonesia.

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 40 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 40 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 23 và 24/4/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 40. Ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung.

Các doanh nghiệp chung tay ủng hộ gần 25 tỷ đồng tổ chức Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024
Các doanh nghiệp chung tay ủng hộ gần 25 tỷ đồng tổ chức Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị TP. Hải Phòng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Khắc Nam chủ trì Hội nghị Vận động tài trợ cho Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024. Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo các Sở, ban, ngành, địa phương và các doanh nghiệp tiêu biểu trên địa bàn thành phố.

Đồng chí Đỗ Thanh Bình giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng
Đồng chí Đỗ Thanh Bình giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng

Ngày 24/4, UBND TP. Hải Phòng tổ chức Hội nghị Công bố Quyết định của Chủ tịch UBND thành phố về công tác cán bộ tại Sở Văn hóa và Thể thao. Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Khắc Nam chủ trì Hội nghị, cùng dự có đại diện lãnh đạo các Sở, ngành đơn vị liên quan.