Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chỉ nên coi là giải pháp ngắn hạn

Để cân bằng thu -

Để cân bằng thu - chi, mới đây Chính phủ đề xuất nâng trần bội chi từ 4,83% lên 5,34%, bắt đầu từ năm 2014. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, trong điều kiện hiện nay, việc nâng trần bội chi là cần thiết nhưng chỉ nên coi là giải pháp tình thế. Về lâu dài, đây không phải là giải pháp hữu hiệu để đảm bảo tăng trưởng kinh tế hợp lý.


Thống kê từ Bộ Tài chính cho thấy, 9 tháng đầu năm, tổng thu ngân sách Nhà nước (NSNN) đạt 543.835 tỷ đồng, bằng 66,6% dự toán. Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai, dự toán thu NSNN năm 2013 sẽ không đạt chỉ tiêu.

Theo bà Mai, nguyên nhân dẫn tới hụt thu chủ yếu do các nguồn từ nội địa gặp khó khăn, chỉ đạt 64,7% dự toán. Có tới 40 địa phương, kể cả các địa phương trọng điểm như Hà Nội, TP. HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu…, cũng thu không đủ tiến độ, chỉ tiêu nên không khó để khẳng định năm 2013 sẽ hụt thu NSNN.

Báo cáo từ Bộ Tài chính cũng chỉ ra, nguồn chi cho đầu tư phát triển để đảm bảo tăng trưởng kinh tế ước đạt 70,8% dự toán, chi phát triển sự nghiệp, chi quản lý hành chính chiếm 71,8%, tăng 10,3% so với cùng kỳ 2012. Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, 9 tháng qua tổng thu NSNN đạt hơn 543.825 tỷ đồng, trong khi tổng chi lên tới 684.000 tỷ đồng, khiến mức bội chi tăng cao, lên tới hơn 140.000 tỷ đồng. Mức hụt thu ước tính khoảng 59.000 tỷ đồng.

Để cân bằng thu - chi, trong cuộc họp thường kỳ cuối tháng 9, Chính phủ đề xuất nâng trần bội chi từ 4,83% (tương đương khoảng 185.000 tỷ đồng) lên 5,34%, bắt đầu từ năm 2014. Chính phủ coi đây là giải pháp hữu hiệu nhất trong thời điểm kinh tế khó khăn hiện nay.

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam, tính toán các khoản đầu tư cho xây dựng, an sinh xã hội năm 2014 sẽ phải chi khoảng 250.000 tỷ đồng, vì vậy việc tăng trần bội chi lên 0,5%, tương ứng với tăng trưởng kinh tế khoảng 5,5% - 6%, được coi là hợp lý và vẫn nằm trong tính toán của Chính phủ. Tuy nhiên, việc tăng bội chi thế nào, đầu tư bội chi vào các dự án ra sao, vẫn còn cần các bộ, ngành tính toán, thảo luận và Quốc hội là người đưa ra quyết định cuối cùng.

Rà soát kỹ các nguồn chi, tính toán mức tăng phù hợp

Quyết định nâng bội chi của Chính phủ vấp phải rất nhiều ý kiến trái chiều. Dù vậy, các chuyên gia cũng đều nhận định, Chính phủ chỉ nên coi đây là giải pháp có thể tính tới chứ không phải giải pháp hữu hiệu để cân đối thu chi.

Đồng tình với quan điểm nên nâng trần bội chi, một số chuyên gia kinh tế giải thích rằng, mặc dù nền kinh tế khó khăn, dẫn đến thất thu thuế và hụt thu NSNN nhưng những chi phí công bắt buộc cho y tế, giáo dục, quốc phòng, an sinh xã hội, trong đó có vấn đề lương thưởng của người lao động thì nhà nước dù có khó khăn đến mấy cũng không thể cắt giảm. Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn vẫn nên tăng bội chi để đủ nguồn chi đảm bảo cho các vấn đề an sinh xã hội, quốc kế dân sinh. Tuy nhiên, không nên coi tăng bội chi là giải pháp đưa ra hàng năm vì chưa thể khẳng định giúp thúc đẩy phát triển kinh tế mà còn có khả năng gây lạm phát.

Về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành lý giải, mức bội chi trên 5% là đáng báo động, quá mức 5% thì coi như bị “lũ lụt”, không giải quyết được khó khăn cho nền kinh tế. “Nâng bội chi để làm gì, lấy nguồn thu ở đâu để bù chi? Phải tính toán thật kỹ chứ không nên cứ thấy hụt là kiếm tiền bù vào mà thiếu tính toán, nhất là trong bối cảnh ngân sách cạn kiệt, DN làm ăn khó khăn”, ông Thành nhấn mạnh.

Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định: “Nếu tăng bội chi 1%, tương đương mỗi năm chúng ta tiêu thêm 1,5 tỷ USD. Nguồn NSNN đã cạn mà muốn chi thêm thì tất nhiên phải đi vay và phát hành trái phiếu. Theo tính toán nợ công năm 2012 đang chiếm 45% và Quốc hội cho phép nâng nợ công lên kịch trần là 65% đến năm 2020 nhưng Chính phủ không nên coi đó là “zoom” tối đa để tăng nợ công không kiểm soát, mà nên hạn chế nợ công. Muốn nâng bội chi mà không ảnh hưởng đến lạm phát, Chính phủ phải có chiến lược đầu tư chính xác, để tăng hiệu suất kinh doanh, phải nghĩ đến chiến lược thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài. Dù Nhà nước có quyền phát hành trái phiếu đổi lấy tiền mặt để bù chi nhưng cũng không nên quá lạm dụng, bởi nguyên tắc chỉ phát hành trái phiếu đến một mức nhất định thì phải in tiền ra để trả nợ, điều này tác động tiêu cực đến nền kinh tế, dễ gây lạm phát”.

Theo tính toán, để đạt mục tiêu tăng trưởng từ 5,5%, tổng vốn đầu tư phải cao hơn mức 30% như hiện nay, vì vậy việc tăng bội chi là giải pháp buộc lòng phải chấp nhận nhưng chỉ nên áp dụng trong ngắn hạn. Và, trước khi nâng trần bội chi, Chính phủ nên rà soát thật kỹ các nguồn chi, để tính toán mức tăng phù hợp.

TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương: “Cần có sự phân tích một cách toàn diện và sâu sắc về vấn đề chi tiêu ngân sách, tăng nguồn thu bổ sung và giảm những nguồn chi tiêu công gây lãng phí. Nên tính đến việc giảm biên chế những bộ phận không sản xuất mà chỉ ngồi hưởng lương ngân sách, hạn chế các chi tiêu công cho việc mua xe công cho lãnh đạo cấp bộ. Các khoản chi tiêu cho hội họp, đón phái đoàn, xây dựng trụ sở, nếu thấy không cần thiết khoản nào cắt khoản đó... Nếu kiên quyết cắt giảm, thắt chặt chi tiêu công thì chắc chắn sẽ giảm bội chi đến 30%”.

TS. Cao Sĩ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội DNNVV: “Thay vì giảm lương, Bộ Tài chính nên có chiến lược siết chặt quản lý thuế, truy thu thuế đối với những trường hợp trốn thuế, thông đồng với cán bộ thuế để “móc tiền” ngân sách, trốn nghĩa vụ nộp thuế. Tiết giảm chi tiêu công với khối cơ quan nhà nước; tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản xuất theo chiều sâu đối với khối DN sản xuất… Nếu làm chặt và nghiêm các biện pháp này thì việc giảm chi phí công hàng năm không nhỏ”.

Nguyễn Hạnh

Tin mới

Phóng to 400 lần kiệt tác "Mona Lisa", giật mình phát hiện 3 bí mật
Phóng to 400 lần kiệt tác "Mona Lisa", giật mình phát hiện 3 bí mật

Khi phóng to lên 400 lần, những bí mật bị ém nhẹm bên trong kiệt tác "Mona Lisa" đã được hé lộ...

Khẩn trương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc
Khẩn trương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc

Để kịp thời khắc phục các tồn tại, bất cập tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông, nâng cao năng lực, hiệu quả khai thác các tuyến đường bộ cao tốc, Thủ tướng yêu cầu khẩn trương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc.

Bắc Ninh ưu tiên phát triển du lịch sinh thái làng nghề, du lịch trải nghiệm lịch sử và thời gian
Bắc Ninh ưu tiên phát triển du lịch sinh thái làng nghề, du lịch trải nghiệm lịch sử và thời gian

Theo Quy hoạch tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bắc Ninh tập trung phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, ưu tiên phát triển du lịch sinh thái làng nghề, du lịch trải nghiệm lịch sử và thời gian, các sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn gắn với giá trị văn hóa con người Bắc Ninh - Kinh Bắc.

Vietravel Hải Phòng tổ chức hội nghị khách hàng năm 2024
Vietravel Hải Phòng tổ chức hội nghị khách hàng năm 2024

Ngày 28/03, Công ty Cổ Phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông Vận tải Việt Nam - Vietravel chi nhánh Hải Phòng tổ chức Hội nghị khách hàng thân thiết năm 2024. Với chủ đề “Lời cảm ơn từ trái tim” Hội nghị được diễn ra tại Khách sạn Sheraton Hải Phòng với sự tham dự của gần 200 Khách hàng và Đối tác.

Đăng ký kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng nhập khẩu tại đâu?
Đăng ký kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng nhập khẩu tại đâu?

Công ty của bà Lê Thị Hồng Chuyên có trụ sở tại TP. Hà Nội. Công ty vẫn thực hiện công bố hợp quy, đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu vật liệu xây dựng tại Sở Xây dựng TP. Hà Nội từ khi Bộ Xây dựng ban hành các quy chuẩn về vật liệu xây dựng và chấp hành đúng các quy định.

Bệnh hiếm - Thách thức lớn đối với y học trong công tác chẩn đoán và điều trị
Bệnh hiếm - Thách thức lớn đối với y học trong công tác chẩn đoán và điều trị

Các bệnh di truyền, các bệnh chưa có chẩn đoán điều trị, các bệnh hiếm trên thế giới đang có xu hướng tăng lên. Theo số liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ tử vong do các bất thường bẩm sinh ở trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi trong năm 2015 là 16%, đứng thứ 2 sau đẻ non. Đây là thách thức lớn trong mục tiêu giảm tỷ lệ tử vong và giảm gánh nặng cho xã hội.