Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Quy hoạch sân golf đến năm 2020: Cái vòng luẩn quẩn

Sau khi rà soát

Sau khi rà soát và loại bỏ 11 dự án không phù hợp về điều kiện hình thành, tiêu chí xây dựng… ra khỏi quy hoạch sân golf, Bộ KH&ĐT lại kiến nghị Thủ tướng Chính phủ bổ sung thêm 11 sân golf vào quy hoạch để thay thế, đưa tổng số sân golf  đến năm 2020 lên 90.


“Người cũ” chưa đi, “người mới” xếp hàng

Dự kiến của Bộ KH&ĐT sẽ có 11 sân golf bị đưa ra khỏi quy hoạch phát triển sân golf, đến năm 2020, cả nước chỉ còn  90 sân golf nằm trên địa bàn 34 tỉnh, thành phố, gắn với các vùng, địa phương có tiềm năng phát triển kinh tế, du lịch, dịch vụ.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 26/11/2009 về việc phê duyệt quy hoạch sân golf Việt Nam đến năm 2020 và Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 18/4/2012 về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch sân golf thì những dự án sân golf chậm triển khai hoặc không đáp ứng các tiêu chí, điều kiện hình thành theo quy định sẽ bị loại khỏi quy hoạch. Trong đó, phải kể đến sân golf Long Thành (giai đoạn II), sân golf Đại Phước Nhơn Trạch, dự án sân golf Golden Palm Cần Giuộc, dự án sân golf Yên Lập, sân golf Sam Tạng Mai Châu (Hòa Bình), cùng với một loạt sân golf khác ở Lâm Đồng, Hà Nam, Khánh Hòa, Bình Thuận... cũng thuộc diện bị đề nghị đưa ra khỏi quy hoạch.

Hiệp hội Sân golf Việt Nam khẳng định: 90 sân golf trong diện quy hoạch hiện nay đều không vi phạm Chỉ thị số 11/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đó là không sử dụng đất lúa, đất mầu làm sân golf mà dư luận quan tâm lâu nay. Cụ thể, diện tích đất trồng lúa bị lấy làm sân golf đã giảm từ 28% xuống còn 2% và hoàn toàn không có đất lúa 2 vụ; đất lâm nghiệp có rừng chủ yếu được sử dụng cho mục đích du lịch sinh thái (chiếm 97% tổng diện tích đất lâm nghiệp)…

Bộ KH&ĐT lý giải, tất cả các sân golf đề nghị bổ sung vào quy hoạch đều được các địa phương quy hoạch ở những khu vực có tiềm năng lớn về phát triển du lịch, là các vùng đất cát, đất đồi núi trọc, không có khả năng sản xuất nông nghiệp và nhất là không sử dụng đất lúa, kể cả đất lúa một vụ, đất màu, đất lâm nghiệp có rừng... Vì vậy, Bộ đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ bổ sung thêm 11 sân golf vào quy hoạch.

Hiệp hội Sân golf Việt Nam cho hay, những kiến nghị trên đã được Hiệp hội cân nhắc kỹ cả về yêu cầu trước mắt và lâu dài, có dự báo đến xu thế phát triển của loại hình thể thao golf, gắn với việc quản lý về đất đai, quy hoạch sử dụng đất lúa. “Các sân golf hiện đã đi vào hoạt động, có đóng góp vào phát triển du lịch, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương. Tình hình sử dụng đất để đầu tư sân golf cũng đã được các địa phương chấp hành và tuân thủ nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ”, đại diện Hiệp hội cho hay.

Trong số 11 sân golf được đề nghị bổ sung vào quy hoạch, đáng chú ý có các sân golf Yên Bình (Thái Nguyên), Lăng Cô (Thừa Thiên Huế), Hải Thanh (Thanh Hóa)…  Nằm trong danh sách các địa phương được đề nghị bổ sung sân golf vào quy hoạch lần này còn có Khánh Hòa, Hải Phòng, Hà Nam, Long An và Quảng Ninh. Bình Thuận sẽ được bổ sung 2 sân golf vào quy hoạch.

Sân golf lại “nóng” trên nghị trường

Vấn đề quy hoạch xây dựng sân golf thời gian qua không chỉ là mối quan tâm lớn của dư luận, mà còn là vấn đề nóng trên diễn đàn Quốc hội, tại các cuộc tiếp xúc cử tri. Đặc biệt, gần đây, khi tổ đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri tại quận Tân Bình (TP. HCM), hầu hết cử tri phản ứng mạnh mẽ về việc để sân golf mọc lên trong khu vực sân bay Tân Sơn Nhất hay sân bay Long Thành.

Các cử tri đều tỏ ra bức xúc bởi trong khi ở các thành phố lớn vẫn đang thiếu đất xây dựng các công trình an sinh xã hội, phục vụ đời sống như trường học, bệnh viện thì lại thừa đất để xây dựng sân golf .

Thực tế, ngay cả với các dự án sân golf trong quy hoạch, chưa phải đã hết các vấn đề cần quan tâm. Trong 90 dự án sân golf trong quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, diện tích doanh nghiệp đầu tư vào sân golf không nhiều mà chủ yếu là kiểu “thừa đất vẽ voi” (đầu tư vào bất động sản là chính).

Báo cáo của Bộ KH&ĐT cho biết, chỉ có 21 dự án là kinh doanh sân golf thuần túy, 69 dự án khác kết hợp kinh doanh sân golf với bất động sản, khu du lịch, trong đó sân golf chỉ là một dự án thành phần. Điển hình như Dự án sân golf Tam Nông (Phú Thọ), tổng diện tích hơn 2.000 ha, trong đó diện tích để xây dựng sân golf chỉ khoảng 172 ha; Dự án Khu du lịch quốc tế Tản Viên (Hà Nội), tổng diện tích hơn 1.200 ha nhưng sân golf chỉ chiếm 222 ha; Dự án Khu du lịch - Đô thị sinh thái Quan Sơn (Hà Nội), tổng diện tích hơn 1.700 ha, sân golf chỉ có trên 161 ha…

Trong tổng số trên 15.650 ha đất đã có quyết định thu hồi, thuộc 59 dự án sân golf, diện tích đất sử dụng cho mục đích xây dựng khu du lịch sinh thái, giải trí, trung tâm thương mại chiếm 51%; 41% quy hoạch sân golf và 8% được dành cho xây dựng nhà ở.

Bên cạnh đó, xét về góc độ tài nguyên môi trường, để bảo vệ loại cỏ của sân golf cần một lượng hóa chất rất lớn, vì thế, đất sử dụng làm sân golf gây ô nhiễm môi trường gấp 5 - 8 lần so với sử dụng sản xuất nông nghiệp. Trên thế giới, việc xây dựng sân golf phần lớn đều ở ngoại thành, các vùng xa xôi, hẻo lánh. Trong khi, hầu hết các dự án xây dựng sân golf ở Việt Nam lại “mọc” gần khu vực dân cư, thậm chí có những sân golf được đặt ở giữa trung tâm thành phố!

Giờ đây, câu hỏi đặt ra là với một đất nước còn nghèo, thì việc xây sân golf chỉ phục vụ số ít người có nhiều tiền, liệu có hợp lý? Dù việc xây sân golf là cần thiết cho phát triển kinh tế, du lịch nói chung, nhưng những bất cập mà nó mang lại nhiều hơn hiệu quả - cho dù đã nằm trong quy hoạch mà thấy không phù hợp thì cũng có thể điều chỉnh lại. Vì bất cứ một bản quy hoạch nào thì cũng phải phù hợp, hài hòa về mọi mặt, phải đặt lợi ích của toàn dân, lợi ích chung lên trên hết.

Theo báo cáo của Bộ KH&ĐT, hiệu quả đầu tư của các dự án sân golf, hoặc dự án có mục tiêu sân golf hiện nay chủ yếu là từ việc kinh doanh bất động sản và bán thẻ hội viên. Bộ cũng lưu ý, việc kinh doanh dựa trên thu phí chơi golf, khoảng 100 USD/ngày/lượt, thì hiệu quả chưa cao…

Hoàng Hà

Tin mới

Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ là trung tâm kinh tế biển quốc gia
Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ là trung tâm kinh tế biển quốc gia

Đó là một trong những mục tiêu tại Quy hoạch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Quy hoạch tỉnh) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

KEIDANREN coi Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng nhất
KEIDANREN coi Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng nhất

Nhật Bản tiếp tục duy trì là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, là đối tác thứ nhất về cung cấp vốn vay ODA; thứ hai về lao động; thứ ba về đầu tư và thứ tư về thương mại.

Xuất hiện mưa đá ở Sơn La, rau màu dập nát, mận hậu Mộc Châu rụng la liệt mặt đất
Xuất hiện mưa đá ở Sơn La, rau màu dập nát, mận hậu Mộc Châu rụng la liệt mặt đất

Chiều ngày 28/3, tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã xảy ra mưa đá trên diện rộng kèm theo gió mạnh, gây thiệt hại đến hoa màu của nông dân. Nhiều vườn mận hậu ở Mộc Châu, quả non rụng la liệt trên mặt đất, lẫn với những viên đá to.

Khai trương Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính quận Dương Kinh
Khai trương Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính quận Dương Kinh

Ngày 28/3, tại Trung tâm Hành chính quận Dương Kinh, UBND quận Dương Kinh (TP. Hải Phòng) tổ chức khai trương Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính quận. Tham dự chương trình có các đồng chí: Đào Văn Ninh, Bí thư Quận uỷ; Nguyễn Minh Phương, Phó Bí thư Quận uỷ, Chủ tịch UBND quận; Vũ Bình Dương, Phó Bí thư Thường trực Quận uỷ, Chủ tịch HĐND quận; cùng các đồng chí lãnh đạo, cán bộ quận và các phường trên địa bàn.

Triển khai thực hiện Kết luận số 01-KL/TW và Nghị quyết số 847-NQ/QUTW bằng nhiều nội dung, giải pháp sáng tạo
Triển khai thực hiện Kết luận số 01-KL/TW và Nghị quyết số 847-NQ/QUTW bằng nhiều nội dung, giải pháp sáng tạo

Ngày 28/3, Đảng ủy Bộ đội Biên phòng TP. Hải P tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; 2 năm thực hiện Nghị quyết số 847-NQ/QUTW của Quân ủy Trung ương về phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân trong tình hình mới (2021-2023).

UIM F1H2O World Championship Grand Prix of Binh Dinh 2024 sẵn sàng cho ngày khai mạc
UIM F1H2O World Championship Grand Prix of Binh Dinh 2024 sẵn sàng cho ngày khai mạc

Ngày 28/3, tại Trung tâm Báo chí Tocepo Đầm Thị Nại, đường Đống Đa, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra buổi họp báo công bố Giải đua vô địch thế giới thuyền máy nhà nghề (UIM F1H2O World Championship Grand Prix of Binh Dinh). Đây là Giải đua vô địch thế giới thuyền máy nhà nghề lần đầu tiên được tổ chức ở Việt Nam.