Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Bất an y tế tư nhân

Cơ sở y tế tư nhâ

Cơ sở y tế tư nhân mọc lên ngày càng nhiều. Nhưng sai phạm nhan nhản, không ít nơi coi trọng tiền hơn y đức, trong khi việc kiểm tra, xử lý của cơ quan chức năng không kịp thời do thiếu nhân lực.


Đó là phát biểu, cũng là những lời tâm sự, chia sẻ của người đứng đầu ngành y tế tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường quản lý hành nghề y dược ngoài công lập.

64 bệnh viện tư nhân có dấu hiệu vi phạm

Cả nước hiện có 157 bệnh viện (BV) tư nhân (trong đó có 151 BV vốn đầu tư trong nước và 6 BV có vốn đầu tư  nước ngoài), hơn 30.000 phòng khám tư nhân và cơ sở dịch vụ y tế.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã thẳng thắn thừa nhận: Bên cạnh những mặt tích cực của các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân như giúp người dân dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ hơn, góp phần giảm tải BV công lập, lại đang tồn tại nhiều sai phạm.

Từ đầu năm đến nay, toàn ngành đã tiến hành 442 đợt thanh tra hành chính, phát hiện 64 đơn vị có vi phạm và kiến nghị xử lý. Trong đó, nổi lên là tình trạng hành nghề quá phạm vi cho phép và hoạt động không phép gây hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh, thậm chí là tới tính mạng của người bệnh như vụ việc đã từng xảy ra tại Phòng khám Maria và mới đây là vụ án tại Thẩm mỹ viện Cát Tường. “Những sai phạm trên của nhiều cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân đang gây ra sự bức xúc, phẫn nộ của người bệnh và cộng đồng. Chúng ta phải kịch liệt lên án những hành vi coi thường sức khỏe, tính mạng người khác”, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh.

Riêng tại TP. Hà Nội, trong 9 tháng đầu năm 2013 đã thực hiện thanh tra, kiểm tra 977 lượt cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn TP, xử phạt vi phạm hành chính với số tiền hơn 2,8 tỷ đồng. Tại TP. Hồ Chí Minh, đã thực hiện thanh tra, kiểm tra 1.232 cơ sở hành nghề y và y học cổ truyền, phát hiện 257 cơ sở vi phạm, trong đó nhắc nhở 61 cơ sở, phạt tiền 168 cơ sở, đình chỉ hoạt động 71 cơ sở, xử phạt vi phạm hành chính gần 2,8 tỷ đồng.

Thành lập 5 đoàn kiểm tra…

Theo ông Đặng Văn Chính, Chánh Thanh tra Bộ Y tế, lực lượng thanh tra quá mỏng so với yêu cầu khối lượng công việc thực tế quá lớn. Điển hình, tại Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh, đơn vị có số lượng cán bộ thanh tra y tế nhiều nhất toàn quốc là 45 người, cũng chỉ có 10 thanh tra viên về y và 8 thanh tra viên về dược, trong khi trên địa bàn có tới 13.000 cơ sở hành nghề y, dược. Tại Hà Nội, tổng số cán bộ thanh tra y tế tại Sở Y tế là 14 người, trong đó thanh tra về lĩnh vực y và dược mỗi bộ phận có 4 thanh tra viên, phải quản lý 2.308 cơ sở hành nghề y và 2.827 cơ sở hành nghề dược ngoài công lập. Ở các địa phương, số lượng cán bộ thanh tra không ổn định, thường xuyên luân chuyển công tác, trình độ cán bộ thanh tra y tế chưa đồng đều trên một số lĩnh vực.

Để tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở y dược tư nhân, trong thời gian tới, Bộ Y tế, các bộ, ngành liên quan và chính quyền địa phương các cấp sẽ tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, tổ chức các đoàn thanh tra liên ngành theo kế hoạch hoặc đột xuất để kiểm tra hoạt động của các cơ sở hành nghề khám, chữa bệnh  tư nhân, xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức nếu có sai phạm… Cần tăng cường công tác quản lý, giám sát của UBND các cấp phường, xã, quận, huyện trên địa bàn. Đồng thời, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân có vi phạm để nhân dân biết và cùng theo dõi, giám sát.

Theo bà Nguyễn Thị Kim Tiến, từ nay đến hết năm 2013, Bộ Y tế sẽ thành lập 5 đoàn kiểm tra các hoạt động hành nghề y dược tư nhân. Tăng cường biên chế cho thanh tra các tỉnh, thành phố đảm bảo ít nhất từ 7 - 10 người; riêng TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội có từ 50 - 70 người, kiện toàn các bộ phận tham mưu về thanh tra chuyên ngành tại các đơn vị được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Y tế, các sở y tế.

“Để nâng cao hơn nữa vấn đề đạo đức, quy tắc ứng xử nghề nghiệp của các y, bác sỹ cả trong và ngoài công lập, tới đây, tại  các khoa khám bệnh của tất cả các BV bắt buộc phải lập đường dây nóng đến trưởng khoa, giám đốc… để người bệnh kịp thời phản ánh, khiếu nại”, bà Tiến nhấn mạnh.

Hoàng Hà

Tin mới

Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia đến năm 2050 có gì mới?
Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia đến năm 2050 có gì mới?

Nhằm: Xác định các danh mục dự án cụ thể, tiến độ thực hiện các chương trình, dự án theo từng giai đoạn từ nay đến năm 2030; xác định phương thức, nguồn lực, cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc triển khai thực hiện.

PC Hòa Bình: Nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục và ổn định
PC Hòa Bình: Nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục và ổn định

Để đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục và ổn định trong thời điểm nắng nóng sắp tới, đồng thời đảm bảo an toàn hành lang lưới điện trên diện rộng, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã đưa ra nhiều giải pháp và chủ động thực hiện từ sớm. Ông Nguyễn Ngọc Bình - Phó giám đốc PC Hòa Bình đã có những chia sẻ cùng bạn đọc xung quanh vấn đề này.

Tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử
Tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử

Chính sách pháp luật thuế và chính sách pháp luật chuyên ngành cần được củng cố, sửa đổi, bổ sung nhằm bao quát toàn bộ các hoạt động thương mại điện tử (TMĐT), đồng thời tạo điều kiện thuận lợi trong việc kê khai, nộp thuế, sử dụng hóa đơn điện tử đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh TMĐT.

Quy định dán nhãn cảnh báo chứa thành phần gây dị ứng đối với các sản phẩm thực phẩm tại Singapore
Quy định dán nhãn cảnh báo chứa thành phần gây dị ứng đối với các sản phẩm thực phẩm tại Singapore

Thương vụ Việt Nam tại Singapore vừa cung cấp thông tin về việc quy định dán nhãn cảnh báo chứa thành phần gây dị ứng đối với các sản phẩm thực phẩm tại Singapore.

Việt Nam lần đầu tiên là đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ năm vào thị trường Singapore
Việt Nam lần đầu tiên là đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ năm vào thị trường Singapore

Trong 15 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào thị trường Singapore, Malaysia tiếp tục là nước dẫn đầu, tiếp theo là Na Uy ở vị trí thứ hai, Indonesia xếp thứ ba, Trung Quốc xếp thứ tư, và Việt Nam lần đầu tiên vượt qua Nhật Bản vươn lên vị trí đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ năm vào thị trường Singapore.

Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII
Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Tạp chí Thanh niên phối hợp cùng Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VII.