Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nhọc nhằn đời phu đá

Tôi đến công trường khai thác đá núi Nam Giới, Rú Móc, thuộc 2 xã Thạch Hải, Thạch Bàn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) vào mộ

Tôi đến công trường khai thác đá núi Nam Giới, Rú Móc, thuộc 2 xã Thạch Hải, Thạch Bàn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) vào một ngày đầu tháng 6, khi mà cái nóng mùa hè đang hừng hực, nhiệt độ ngoài trời có lúc lên đến 40oC. Thế nhưng, dưới chân các mỏ đá bụi bay mù mịt, từng tốp phụ nữ mồ hôi nhễ nhại vẫn miệt mài với công việc…

Công việc luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm

Éo le những mảnh đời

Có mặt ở mỏ đá Nam Giới- Rú Móc vào một ngày hè nóng bức, từ chân núi nhìn lên phía đỉnh những mỏ đá chạy dài, chúng tôi chỉ thấy một màu trắng xóa, những lớp đá nguyên khối chỗ nhô ra chỗ thụt vào, đầy nguy hiểm. Thật kỳ lạ, cái nghề cần sức, bốc vác cực nhọc mà phần đông lại là phụ nữ. Họ cũng cạy đá, chuyển những tảng đá từ phía trong bãi ra ngoài, bốc lên xe tải. Chỉ có số ít nam giới đứng trên vách núi cheo leo, với dây buộc ngang lưng, cầm búa khoan lỗ đặt kíp nổ mìn.

Các mỏ đá ở vùng đất này quy tụ hàng trăm phụ nữ. Mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau, nhưng tất cả đều là những mảnh đời vất vả, khó khăn. Họ không sống được với những nghề khác nên mới tìm đến cái nghề phu đá. Vừa hất tảng đá lên xe, vừa cởi nón quạt liên tục cho đỡ nóng, chị Nguyễn Thị Dị (Thạch Bàn) cho biết: "Nhà làm nông, ruộng đất không có, mùa chỉ có hơn sào lạc, nghèo không đủ sống nên chồng - con người ra Bắc kẻ vào Nam làm thuê. Biết làm gì để kiếm sống? Chị em chúng tôi đành rủ nhau làm thuê cho các mỏ đá. Vất vả đấy, nhưng cuối ngày lại có tiền về đong gạo nuôi con".

Lao động cực nhọc trong môi trường độc hại do khói bụi, rồi nguy cơ lở đá, sập mỏ rình rập, nhưng mỗi ngày, phu đá - người lao động tự do chỉ được số tiền công ít ỏi. Bà Nguyễn Thị Tuyết (xóm 7, Thạch Bàn) là người bốc đá ở đây đã nhiều năm lên tiếng: “Thường đi bốc mỗi ngày được khoảng 50.000 đồng. Vì xe mua đá thì ít mà người bốc thì nhan nhản”.

Đứng cạnh bà Tuyết, chị Thơ thêm lời: "Vất vả, chúng tôi không nề hà. Có nhiều hôm tôi dậy đi từ 4h sáng để chờ có xe, đi chậm là không có xe mà bốc lại chờ tới trưa rồi về không. Một số chị em mới vào nghề đã bỏ việc, nhưng rồi vì túng bấn lại phải quay về với mỏ".

Cùng là phu đá ở đây, chị Minh, gia đình có 6 người thì chồng và con trai đầu vào Đăk Lăk làm thuê đã nhiều năm nay. Chỉ dịp Tết, vợ chồng, cha con mới được sum họp đôi bữa. Mình chị ở quê nuôi 2 con ăn học, 2 sào muối khoán, không đủ chi tiêu cho 3 mẹ con nên nhiều năm nay, chị đã theo chân những người bạn làm phu ở mỏ đá Rú Mốc.

Tử thần luôn rình rập

Mỏ đá cao sừng sững, các tảng đá khổng lồ nằm bên bờ vực có thể lao xuống bất cứ lúc nào. Con người trở nên nhỏ bé, sinh mạng các phu đá thật mong manh khi treo mình giữa lưng trời, bên dưới là hố sâu với toàn đá với đá. Tiếng máy khoan, máy nghiền vẫn rì rầm phát ra từ vách đá, trên đỉnh núi và từ nhiều hướng vọng lại. Vậy mà ai cũng vì miếng cơm, manh áo, họ không biết tính mạng mình đang bị“tử thần” rình rập.

Chị Loan (xóm 5, Thạch Bàn) tâm sự: "Để vào các mỏ làm phu đá đơn giản lắm. Chỉ cần có sức khỏe là được thôi, không có hợp đồng hay bảo hiểm gì hết. Cực chẳng đã mới phải làm chứ ai dại mà thích cái công việc này".

Chị Phương (xã Thạch Hải) thở dài: “Thời gian đầu đi khuân đá, mỏi nhừ hai bả vai, gót chân bị đá cứa nham nhở, máu chảy tướt ra là chuyện thường, 10 đầu ngón tay trầy xước. Nhiều phu đá bị ngã gãy tay gãy chân, đá bắn vào mắt... không phải là hiếm. Chị em ở đây ai cũng khổ cả nên rất thông cảm và đùm bọc cho nhau".

Công việc khoan đá treo tính mạng lơ lửng giữ lưng chừng trời vậy, chỉ cần trượt chân là rơi vào cảnh thịt nát xương tan. Vậy mà khi nói đến bảo hiểm, anh Nguyễn Văn Thành, một phu đá, cười xuề xòa: “Chúng tôi chỉ biết nghề đá là nghề phụ nhưng lại là thu nhập chính, mấy đứa con ăn học cũng nhờ mồ hôi của cha rớt trên đá. Còn chuyện tai nạn rủi ro, nếu không may thì đành chịu chứ không có hợp đồng lao động hay bảo hiểm”.

Chính vì làm việc không bảo hộ, bảo hiểm nên những tai nạn kiểu như sứt mẻ chân tay, đá văng trúng người, trúng mắt… xảy ra như cơm bữa. Tai nạn chết người cũng không ít. Chị Luyến  (xóm 6, Thạch Bàn) là nạn nhân duy nhất còn may mắn sót lại trong vụ sập mỏ đá Rú Móc làm 7 người chết năm 2007. Chị bị đá đè phải cưa đi một chân, bây giờ ngồi một nơi, chị cho biết: “Đời phu đá bạc bẽo lắm! Sáng lên mỏ vác đá, hít bụi, trưa về nhà nghe tiếng nổ mìn mà không dám chợp mắt, chiều lại đập đá, nhưng thu nhập mỗi ngày chỉ mấy chục nghìn”.

Nguy hiểm là vậy, nhưng dưới chân mỏ đá Rú Móc, Nam Giới thẳng đứng, hằng ngày, từng tốp người vẫn nối nhau cần mẫn làm việc để đổi lấy miếng cơm manh áo…

 

Ngày ngày những phu đá vẫn cần mẫn, tay trần khuân đá từ bãi ra đến ô tô tải. Những bước chân bất chấp nguy hiểm vẫn bấu chặt những tảng đá chênh vênh, nhọc nhằn bước về phía trước...

Nguyễn Bình

Tin mới

Nam Định tổ chức Hội nghị giao ban báo chí tháng Ba
Nam Định tổ chức Hội nghị giao ban báo chí tháng Ba

Chiều 29/3, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nam Định và Sở Thông tin và Truyền thông Nam Định chủ trì tổ chức Hội nghị giao ban báo chí tháng 3/2024.

Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024
Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024

Chiều ngày 29/3, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định tổ chức Lễ phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024 nhân kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam (1/4/1959 - 1/4/2024).

Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"
Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"

Thời gian qua, nhiều khách hàng của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) phản ánh việc tài khoản tiết kiệm của họ bỗng dưng "mất tiền". Gần nhất là vụ 8 khách hàng gửi tiền bị chiếm đoạt hơn 300 tỷ đồng.

Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX
Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX

Sáng 29/3, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX tổ chức Hội nghị lần thứ 20. Các đồng chí: Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Quốc Chung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Hương Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

Ngày 29/3/2024, Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh năm 2023 (kiểm toán), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.

Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh

Sáng 29/3, tại Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.