Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Khẩn trương khắc phục hậu quả rét đậm, rét hại

Trước những hậu quả nặng nề do đợt rét đậm, rét hại kỷ lục vừa qua

 

THCL Trước những hậu quả nặng nề do đợt rét đậm, rét hại kỷ lục vừa qua gây ra, nhiều biện pháp hỗ trợ đang được tích cực triển khai nhằm giúp người dân ở nhiều địa phương vượt qua khó khăn, khôi phục sản xuất kinh doanh.

Nhiều diện tích hoa màu tại các tỉnh phía Bắc bị băng tuyết bao phủ. Ảnh: VOV

Theo báo cáo mới nhất của Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố, đợt rét đậm, rét hại vừa qua đã làm gần 10.000 ha lúa bị thiệt hại; 19.195 ha hoa màu, rau màu bị thiệt hại từ 30-70%.

Ngoài ra, rét đậm, rét hại làm gần 13.000 gia súc, 44.272 gia cầm bị chết. Về thủy sản, có 812 ha nuôi cá, 35 ha các loại thủy, hải sản khác bị thiệt hại.

Thống kê của Bộ NN&PTNT cho thấy các tỉnh có diện tích lúa bị thiệt hại lớn là Nghệ An (6.697 ha), Quảng Bình (1.404 ha), Thừa Thiên-Huế và Quảng Ngãi. Thiệt hại về chăn nuôi gia súc chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu… trong khi Nghệ An là tỉnh có số lượng gia cầm bị chết lên tới 39.849 con.

Trước ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường trong những ngày tới đây, Bộ NN&PTNT yêu cầu Sở NN&PTNT các địa phương cần chủ động thăm đồng, kiểm tra tình hình sản xuất, sớm khắc phục những thiệt hại và có hướng chỉ đạo trước những diễn biến bất thường của thời tiết.

Đồng thời, Bộ này cũng đã có nhiều đoàn công tác đi các địa phương hướng dẫn bà con có biện pháp bảo vệ gia súc, gia cầm, cây trồng hiệu quả hơn.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã báo cáo tình hình thiệt hại tại 14 tỉnh và đề nghị Chính phủ hỗ trợ giải quyết thiệt hại. Đồng thời, Bộ cũng đề nghị các ngân hàng hoãn, giãn nợ cho vay với các hộ có trâu bò chết trong đợt rét vừa qua, tạo điều kiện để bà con chống đợt rét, khôi phục sớm nhất việc ổn định sản xuất.

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2016 diễn ra sáng 29/1, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu phải hết sức quan tâm hỗ trợ đồng bào khắc phục hậu quả của đợt rét đậm, rét hại vừa qua; hỗ trợ, giúp đồng bào khôi khục lại sản xuất, khôi phục lại đàn gia súc bị chết rét; đề nghị Bộ Tài chính ứng ngân sách cho các tỉnh hỗ trợ đồng bào trên tinh thần chính sách, định mức đã có; đồng thời yêu cầu ngân hàng quan tâm hỗ trợ tín dụng, cho người dân vay vốn, sớm khôi phục sản xuất sau thiên tai.

* Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam cho biết, tính đến trưa ngày 28/1, cả nước đã có 5.085 hộ vay vốn của ngân hàng này bị thiệt hại trong đợt rét đậm, rét hại vừa qua với tổng số vốn vay trên 127,3 tỉ đồng. Cụ thể, đã có 4.662 con trâu, bò bị chết và khoảng 1.540 ha hoa màu, nuôi trồng thủy sản của bà con bị thiệt hại.

Khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra, ngân hàng này cho biết sẽ áp dụng các biện pháp gia hạn nợ đối với các khoản vay bị thiệt hại đến dưới 40%; khoanh nợ tối đa đến 3 năm đối với các khoản vay bị thiệt hại từ 40% đến dưới 80% và khoanh nợ tối đa đến 5 năm đối với các khoản vay bị thiệt hại từ 80-100% (trong thời gian khoanh nợ, khách hàng chưa phải trả nợ và không phải trả lãi).

Ngoài ra, ngân hàng sẽ tiếp tục xem xét nhu cầu để cho vay bổ sung, cho vay mới, giúp bà con có nguồn vốn tiếp tục duy trì sản xuất kinh doanh, ổn định đời sống.

* Khắc phục hậu quả do mưa tuyết, huyện Bắc Yên (Sơn La) đã hỗ trợ 50 tấn ngô, sắn, thóc (từ ngân sách dự phòng) để người dân làm thức ăn cho gần 7.000 con gia súc ở 5 xã vùng cao. Đồng thời, huyện cũng lên kế hoạch hỗ trợ nông dân bị thiệt hại trong đợt mưa rét này.

* Còn tại tỉnh Yên Bái, ngay sau khi có rét đậm, rét hại và băng tuyết xảy ra, tỉnh đã có công điện chỉ đạo, yêu cầu các địa phương triển khai ngay các biện pháp phòng chống rét cũng như thành lập 7 đoàn kiểm tra tại các địa phương để đôn đốc, hướng dẫn các biện pháp chống rét.

Các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đang tích cực chỉ đạo người dân thực hiện các biện pháp chăm sóc, bảo vệ đàn vật nuôi; kiểm tra, rà soát khả năng sinh trưởng và khả năng phục hồi của cây mạ xuân và diện tích lúa đã cấy, thống kê diện tích mạ đã chết để có hướng khắc phục kịp thời.

Tỉnh cũng chỉ đạo các địa phương sử dụng kinh phí dự phòng hỗ trợ thêm thức ăn tinh, bạt dứa cho các hộ có điều kiện khó khăn che chắn chuồng trại, giữ ấm cho đàn vật nuôi; tăng cường cán bộ xuống cơ sở để chỉ đạo, hướng dẫn người dân tận dụng nguồn thức ăn sẵn để cung cấp đủ nguồn thức ăn, tích cực vệ sinh chuồng trại, áp dụng các biện pháp giữ ấm; tăng cường phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Tỉnh sẽ có phương án hỗ trợ kịp thời giúp người dân khắc phục hậu quả do rét đậm, rét hại và băng tuyết gây ra.

* Tỉnh Quảng Ninh vừa ứng 5 tỉ đồng từ Quỹ phòng chống thiên tai của tỉnh để hỗ trợ người dân huyện Bình Liêu có gia súc bị chết rét với mức hỗ trợ cao nhất của tỉnh về khắc phục hậu quả thiên tai.

Huyện Bình Liêu cũng mua 18.000 m vải bạt để cấp cho các hộ chăn nuôi trâu, bò che chắn chuồng trại; 60 tấn ngô, 800 chăn giữ ấm cho trâu bò; mua hơn 1.000 áo rét, chăn ấm tặng các đối tượng chính sách, người cao tuổi trên địa bàn để bảo vệ sức khỏe.

* Từ ngày 29/1 đến 28/3, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phối hợp với Cổng Thông tin Nhân đạo Quốc gia phát động chiến dịch nhắn tin “Áo ấm mùa đông” và ủng hộ đồng bào vùng cao chống rét.

Các cá nhân hảo tâm có thể ủng hộ chiến dịch bằng cách soạn tin nhắn với cú pháp AA gửi 1408, mỗi tin nhắn trị giá 16.000 đồng. Cổng Thông tin Nhân đạo Quốc gia bắt đầu tiếp nhận tin nhắn ủng hộ chương trình từ 0 giờ ngày 29/1.

Trước đó, để hỗ trợ học sinh và nhân dân các tỉnh vùng cao phía Bắc khắc phục hậu quả do rét đậm, rét hại gây ra, ngày 25/1, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã hỗ trợ khẩn cấp 100 triệu đồng cho 3 tỉnh Lạng Sơn, Lai Châu và Lào Cai để mua áo ấm cấp cho học sinh nghèo.

Tại các địa phương, Hội Chữ thập đỏ các cấp cùng với các cá nhân, đơn vị hảo tâm đã có nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào vùng cao chống rét như: hỗ trợ quần áo ấm, chăn ấm, tất, ủng, bạt che chuồng trại, chăn chống rét cho gia súc cùng với các hoạt động tặng quà Tết cho người dân.

Theo Chinhphu.vn

Tin mới

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/4
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/4

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/4 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Shinhan Life Việt Nam vừa công bố Báo cáo Tài chính năm 2023
Shinhan Life Việt Nam vừa công bố Báo cáo Tài chính năm 2023

Shinhan Life Việt Nam vừa công bố Báo cáo Tài chính năm 2023 với doanh thu đạt 391 tỷ đồng, tỷ lệ thanh toán tối thiểu ở mức cao 10.721%.

PV Drilling (PVD) đặt mục tiêu lãi ròng năm 2024 đạt 380 tỷ đồng
PV Drilling (PVD) đặt mục tiêu lãi ròng năm 2024 đạt 380 tỷ đồng

Năm 2024, PV Drilling có kế hoạch đầu tư khoảng 2.661 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là thực hiện các dự án chuyển tiếp từ năm 2023 như cụm thiết bị sửa giếng HWU, xây dựng nhà xưởng...

Ban Nội chính Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức hội nghị giao ban công tác
Ban Nội chính Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức hội nghị giao ban công tác

Chiều 19/4, Ban Nội chính Tỉnh ủy Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị giao ban công tác nội chính, tư pháp và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với văn phòng cấp ủy các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

Thanh Hóa đẩy mạnh thực hiện lập hóa đơn điện tử đối với hoạt động bán lẻ xăng dầu
Thanh Hóa đẩy mạnh thực hiện lập hóa đơn điện tử đối với hoạt động bán lẻ xăng dầu

Để tiếp tục triển khai thực hiện lập hóa đơn điện tử đối với hoạt động bán lẻ xăng dầu, Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa đã có thư ngỏ gửi các doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Chuyển đổi số theo hướng hiệu quả, thiết thực, tạo bứt phá phát triển kinh tế - xã hội
Chuyển đổi số theo hướng hiệu quả, thiết thực, tạo bứt phá phát triển kinh tế - xã hội

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số ký Quyết định 58/QĐ-UBQGCĐS ban hành Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Ủy ban này.