Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thiết bị y tế: Bỏ tiền tỷ, mua đồ… rác

Tính đến thời điểm này, cả nước đã thực hiện điều chỉnh tăng giá

Tính đến thời điểm này, cả nước đã thực hiện điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế. Điều người dân băn khoăn đó là việc tăng giá dịch vụ có tương xứng với chất lượng khám chữa bệnh không khi mà hiện nay nhiều bệnh viện nhập khẩu, sử dụng thiết bị y tế cũ nát để phục vụ người bệnh.

Bài1: "Phù phép” đồ cũ nát thành hàng "đập hộp”

Bộ Y tế cho biết, từ nay đến năm 2018, giá dịch vụ y tế sẽ tăng dần theo từng năm để tính dần đủ các yếu tố về tiền lương, khấu hao tài sản cố định, chi phí để vận hành và đảm bảo hoạt động của bệnh viện.

Tăng giá, không tăng chất lượng

Mục đích của việc nâng giá dịch vụ y tế  là vừa nâng cao quyền lợi của người bệnh (có thẻ BHYT), vừa giúp các bệnh viện nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh. Điều này đồng nghĩa với việc chi phí khám chữa bệnh (KCB) của người dân sẽ từng bước bị đội lên cao.

Theo ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ Y tế), giá dịch vụ y tế không chỉ đơn thuần là giá để thu của người bệnh, mà còn là cơ sở quan trọng để cơ quan BHYT thanh toán chi phí KCB cho người bệnh có thẻ BHYT. Do đó, đối tượng được hưởng lợi trực tiếp khi tăng giá dịch vụ y tế là những người có thẻ BHYT (hiện nay khoảng 70% dân số nước ta đã có thẻ BHYT). Ngoài ra, bệnh viện cũng sẽ là đối tượng được hưởng lợi, bởi sẽ có thêm nguồn thu để đầu tư vào trang thiết bị, giảm tình trạng quá tải, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.

Dù người dân rất ủng hộ chủ trương này. Song câu hỏi khác là mỗi khi giá viện phí được điều chỉnh thì chất lượng KCB tại các cơ sở y tế có tăng lên tương xứng và quyền lợi của người bệnh có thực sự được nâng lên? Bởi thời gian gần đây, có quá nhiều thương vụ nhập khẩu thiết bị y tế cũ nát đã được được "phù phép” thành hàng "đập hộp” tuồn vào trong nước cung cấp cho các cơ sở khám chữa bệnh mà hải quan phát hiện.

Điển hình, một lô hàng thiết bị y tế quá date bị lực lượng hải quan bắt giữ là của Công ty TNHH Kỹ thuật thiết bị y tế Bảo Trân đã nhập lô hàng quá date, nhưng được dán mác là hàng nhập khẩu mới 100%, gồm: Máy soi dạ dày, máy scan Xquang có xuất xứ từ Nhật Bản, Trung Quốc, Mexico đã bị thải loại, thuộc diện cấm nhập khẩu vào Việt Nam, thậm chí có loại máy móc được dừng sản xuất từ những năm 1997.

Mới đây, Sở Y tế Hà Nội đã xử phạt Bệnh viện Đa khoa Thường Tín 30 triệu đồng vì "mượn” máy xét nghiệm cũ nát hết hạn sử dụng từ hơn 10 năm trước, khiến kết quả chẩn đoán bệnh không chính xác. Từ tháng 7/2013, Bệnh viện Đa khoa Thường Tín đã chuyển tiền mua hóa chất cho công ty TNHH Phú Cường An lên tới 1,2 tỷ đồng. Ngoài ra, không ít DN đang thực hiện việc gian dối này. Đơn cử như Bệnh viện Đa khoa Thạch Thành (Thanh Hóa) đã bị cơ quan chức năng phát hiện "mượn” và sử dụng thiết bị y tế cũ nát, quá date tới hơn một thập kỷ!

Trên thực tế, vẫn còn rất nhiều thương vụ nhập lậu  thiết bị y tế cũ nát vào Việt Nam, nhưng không bị phát hiện. Và dĩ nhiên, chúng đang nằm "an toàn” trong nhiều bệnh viện tuyến huyện, núp dưới hình thức cho mượn máy. Điều này đồng nghĩa với việc hàng nghìn bệnh nhân rơi vào tình trạng “tiền mất tật mang”.

Minh bạch để đảm bảo quyền lợi bệnh nhân

Người dân ủng hộ chủ trương tăng giá viện phí để mong muốn được hưởng chất lượng khám chữa bệnh tốt. Tuy nhiên,với khung tính giá khám chữa bệnh hiện nay của Bộ Y tế đưa ra thì vẫn chưa phù hợp. Bởi cùng một loại dịch vụ khám chữa bệnh tại các bệnh viện đều áp dụng một mức giá. Trong khi đó, không phải tất cả các bệnh viện đều sử dụng thiết bị giống nhau. Chẳng hạn, cùng là máy xét nghiệm sinh hóa tự động, nhưng bệnh nhân đến xét nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa Thường tín sử dụng máy xét nghiệm sinh hóa tự động Hitachi quá date, trong khi bệnh nhân xét nghiệm sinh hóa tại Bệnh viện Bạch Mai sử dụng máy xét nghiệm huyết học tự động CellDyn 3200 -Abbott (Mỹ) đều có giá tiền như nhau.

Minh bạch hiện nay đang là mục tiêu của các ngành trong xã hội. Minh bạch cũng là điểm nóng mà dư luận quan tâm. Có lẽ, đã đến lúc Bộ Y tế phải minh bạch hóa các trang thiết bị trong công tác khám chữa bệnh và cụ thể hóa mức giá áp dụng trên từng trang thiết bị khám chữa bệnh cho phù hợp. Có như vậy, người dân mới được sử dụng dịch vụ tương xứng với mức tiền mà họ phải bỏ ra, tránh tình trạng “tiền mất tật mang” mà không biết kêu ai như hiện nay.

Lãnh đạo một bệnh viện trăn trở, Bộ Y tế cần phải rà soát lại trang thiết bị y tế của các bệnh viện hiện nay. Thực tế, có nhiều máy quá cũ vẫn đang sử dụng. Việc nâng giá dịch vụ sẽ thực sự cần thiết nếu như để tái đầu tư nâng cấp các trang thiết bị quá cũ mà vẫn đang phải làm việc. Bên cạnh đó, tình trạng mua sắm thiết bị y tế qua nhiều khâu trung gian đã đẩy giá thành lên rất cao, không lẽ cứ để người bệnh gánh chịu mãi. Đã đến lúc, Bộ Y tế cần phải vào cuộc quyết liệt để bảo vệ quyền lợi người bệnh.

Kỳ 2: Giá được “thổi” như thế nào?

Thanh Hoa






Tin mới

Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII
Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Tạp chí Thanh niên phối hợp cùng Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VII.

5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?
5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?

Việt Nam có mạng lưới sông suối dày đặc, trong đó có nhiều con sông lớn, là nguồn tài nguyên quan trọng...

Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu
Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Theo thông tin từ Cục QLTT tỉnh Thái Bình, Đội quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 23.5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu.

Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024
Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024

Vừa qua, UBND TP. Hải Phòng vừa ban hành quyết định số 1325/QĐ-UBND quyết định về việc kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm đợt “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”.

Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố
Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố

Địa phương nào để xảy ra cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật do buông lỏng quản lý, chủ quan, thiếu trách nhiệm thì Chủ tịch UBND quận, huyện nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố….

Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.