Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Xã Liên Nghĩa (Văn Giang, Hưng Yên): Mập mờ khoản thu thủy lợi phí?

Từ năm 2008 đến nay, Nhà nước đã có chính sách cụ thể để hỗ trợ thủy lợi phí cho người nông dân. Tuy nhiên, dù chính sách có hiệu lực gần 10 năm, nhưng người nông dân tại xã Liên Nghĩa vẫn phải “oằn mình” trả tiền thủy lợi phí.

Người dân còng lưng đóng thủy lợi phí

Miễn thủy lợi phí theo Nghị định 115/2008/NĐ-CP là chính sách nhiều ưu việt, đáp ứng chủ trương giảm bớt một phần chi phí cho nông dân trong sản xuất. Chính sách này còn tạo điều kiện cho các địa phương tập trung hơn trong quản lý, khai thác các công trình thủy lợi, kênh mương, nâng cao năng lực quản lý.

Xã Liên Nghĩa (Văn Giang, Hưng Yên): Mập mờ khoản thu thủy lợi phí? - Hình 1

Mặc dù đã được miễn trừ thủy lợi phí nhưng người dân vẫn bị xã thu hằng năm

"Nghị định 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 của Chính phủ đã đưa ra quy định miễn thủy lợi phí cho nông dân và quy định rất rõ việc miễn thủy lợi phí đối với diện tích mặt đất, mặt nước trong hạn mức giao đất nông nghiệp của các hộ gia đình, cá nhân dùng vào sản xuất nông, ngư, lâm nghiệp và làm muối, bao gồm đất do Nhà nước giao, được thừa kế, cho, tặng... kể cả phần diện tích đất 5% công ích do địa phương quản lý mà các hộ gia đình, cá nhân được giao hoặc đấu thầu quyền sử dụng.

Chính sách của Nhà nước là vậy. Thế nhưng, theo phản ánh thì những nông dân tại xã Liên Nghĩa (Văn Giang, Hưng Yên) hiện vẫn chưa được hưởng một đồng nào từ chính sách, mà trái lại họ vẫn phải “còng lưng” đóng phí mà Nhà nước đã miễn trừ cho họ.

Là vùng đất chuyên về trồng rau màu và cây cảnh theo hình thức truyền thống, năng suất lao động của nông dân xã Liên Nghĩa, tương đối thấp, lại thêm thiên tai, rủi ro nhiều, chi phí đầu vào cao như thuốc trừ sâu, cây giống…, bởi vậy thu nhập của người dân từ nông nghiệp còn hạn chế.

Đời sống người nông dân gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên theo phản ánh của người dân thì trong nhiều năm qua, họ vẫn phải đóng 10kg thóc/sào/năm với giá tính theo giá hiện hành theo từng giai đoạn của năm. Nhiều người dân cho rằng, việc làm của UBND xã và HTX NN Liên Nghĩa là mờ ám, không rõ ràng, thiếu sự minh bạch. Họ thắc mắc về số tiền xã thu mỗi sào 10 kg thóc để làm vào việc gì và việc làm của chính quyền có đi trái lại quy định của Nhà nước?...

Ông Tô Văn Tuấn, thôn Phi Liệt, xã Liên Nghĩa cho biết: “Trước đây, thủy lợi phí phải đóng theo nghĩa vụ cả tưới cả tiêu cũng không thu cao tới mức như vậy; còn bây giờ, người dân chúng tôi tưới nước bằng giếng khoan tự túc 100%, vậy xã thu 10 kg thóc/sào/năm?”.

Theo số liệu từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Giang, hàng năm vẫn cấp bù đầy đủ, dựa theo sự phân phối của tỉnh, huyện. Ví dụ, năm 2014, tiền cấp bù thủy lợi phí và hỗ trợ nạo vét được hỗ trợ từ ngân sách về cho xã Liên Nghĩa là hơn 190 triệu đồng; năm 2015, hơn 220 triệu đồng; năm 2016, hơn 200 triệu đồng.

Được biết, từ năm 2008, toàn bộ số tiền thủy lợi nội đồng với nhiều khoản khác nhau đã được Nhà nước hỗ trợ với giá trị tương đương 39.000 đồng/sào/năm. Theo quy định của Chính phủ, 80% nguồn tiền được cấp về địa phương để sử dụng duy tu, bảo dưỡng công trình thủy lợi, 20% số tiền còn lại để quản lý, bảo vệ công trình, điều hành nước.

Bởi vậy, ngoài việc người dân thắc mắc phải đóng khoản kinh phí mà Nhà nước đã hỗ trợ người dân gần chục năm trời, điều khiến họ bức xúc hơn nữa đó là dù chính sách hỗ trợ thủy lợi phí của Nhà nước đã có gần chục năm, nhưng cán bộ xã lại chưa một lần thông báo cho bà con được biết. Và số tiền đóng góp không phải là nhỏ của người dân, đến nay vẫn chưa biết “đi đâu về đâu” và làm vào việc gì?

UBND xã lấp lửng thu - chi thủy lợi phí?

Trao đổi với báo chí về việc "Nhà nước đã có hỗ trợ thủy lợi phí cho nông dân, vậy tại sao chính quyền vẫn thu của dân?", ông Lý Xuân Minh, Chủ tịch UBND xã Liên Nghĩa đã không thống nhất được câu trả lời trong 2 buổi làm việc, lúc thì ông Minh nói đó là "thu phí phát triển kinh tế địa phương”, khi thì nói “phí giao thông nội đồng”.

Khi PV thắc mắc "tại sao trong sổ thu thuế của người dân lại ghi rất rõ nội dung thu là “thủy lợi phí”?" thì ông Minh lý giải: “Đó là do cán bộ thu ghi nhầm, ghi thế cũng không sai và tôi chính là người ký và phê duyệt cho thu những khoản đóng góp đó”.

Vị chủ tịch xã này cũng giải thích thêm: “Xã đang thu theo Nghị định 67/2012/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định 1180/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hưng Yên”.

Xã Liên Nghĩa (Văn Giang, Hưng Yên): Mập mờ khoản thu thủy lợi phí? - Hình 2

 Đây là đường giao thông nội đồng và mương thoát nước được cho là xã tu bổ hàng năm

Tuy nhiên, nếu như UBND xã Liên Nghĩa đang áp dụng vào những quy định này, thì mức thu của xã cũng là con số “ngất ngưởng”, đối với con số thực tế mà những quy định này đưa ra và còn nhiều bất cập trong cách thực hiện của xã.

Theo đó, Nghị định 67/2012/NĐ-CP nêu rõ đối tượng được miễn thủy lợi phí gồm đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp phục vụ nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm, diện tích đất trồng cây hàng năm có ít nhất 1 vụ lúa trong năm; diện tích đất làm muối; diện tích đất trồng cây hàng năm có ít nhất 1 vụ lúa trong năm bao gồm đất có quy hoạch, kế hoạch trồng ít nhất 1 vụ lúa trong năm hoặc diện tích đất có quy hoạch, kế hoạch trồng cây hàng năm, nhưng thực tế có trồng ít nhất 1 vụ lúa trong năm; toàn bộ diện tích đất nông nghiệp được Nhà nước giao hoặc công nhận cho hộ nghèo.

Đồng thời, miễn thủy lợi phí đối với diện tích đất nông nghiệp trong hạn mức giao đất nông nghiệp cho các đối tượng, gồm: 1 - Hộ gia đình, cá nhân nông dân được Nhà nước giao hoặc công nhận đất để sản xuất nông nghiệp, bao gồm cả đất được thừa kế, cho tặng, nhận chuyển quyền sử dụng đất; 2 - Hộ gia đình, cá nhân là xã viên HTX sản xuất nông nghiệp đã nhận đất giao khoán ổn định của HTX.

Còn nếu như áp dụng theo Quyết định 1180/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hưng Yên, thì cũng không thể hiện được việc xã Liên Nghĩa áp dụng quy định này là đúng. Bởi những người nông dân tại xã không hề sử dụng nguồn nước tưới do HTX NN cấp, mà đã từ rất lâu họ đều tự túc việc tưới.

Ông Lê Hồng Sỹ, Phó phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Giang cũng cho biết: Huyện không cho phép thu thủy lợi phí của nông dân, đây là xã tự ý thu, huyện không biết.

Ông Sỹ cũng tiết lộ, cách đây 2 năm, Sở Tài chính có về thanh tra tại xã, phát hiện khoản thu lạ này, đã yêu cầu xã giải trình.

Như vậy có thể thấy, việc thu tiền thủy lợi phí theo như người dân phản ánh là bất hợp lý và mập mờ này, đã không có chỉ đạo và cho phép từ cấp trên. Vậy tại sao UBND xã và HTX NN Liên Nghĩa lại “vô tư” thu của người dân hàng chục năm qua?

Khi chúng tôi thắc mắc, vị Chủ tịch xã này cho rằng: “Xã chúng tôi có quy định riêng, xã ra quy định thì người dân phải chấp hành, hộ nghèo vẫn phải nộp thủy lợi phí, không miễn trừ cho bất kỳ đối tượng nào”.

Trước những thông tin trên, đề nghị UBND tỉnh Hưng Yên, UBND huyện Văn Giang và các cấp ban, ngành vào cuộc làm rõ.

TH&CL sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

Hồng Lĩnh

Bài liên quan

Tin mới

Xử phạt cơ sở kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu trên nền tảng mạng xã hội facebook
Xử phạt cơ sở kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu trên nền tảng mạng xã hội facebook

Lực lượng chức năng tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 17 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh hàng hóa mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Khai mạc Hội chợ “Hàng hóa, sản phẩm Xanh vì người tiêu dùng”
Khai mạc Hội chợ “Hàng hóa, sản phẩm Xanh vì người tiêu dùng”

Tối 24/4, tại Quảng trường La Mã - An Bình City, số 234 Phạm Văn Đồng (Hà Nội), Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND quận Bắc Từ Liểm khai mạc Hội chợ “Hàng hóa, sản phẩm Xanh vì người tiêu dùng”.

Indonesia mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam
Indonesia mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam

NDO - Ngày 24/4, tại Nhà khách Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cùng Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi đồng chủ trì kỳ họp lần thứ 5 Ủy ban hợp tác song phương (JCBC-5) Việt Nam-Indonesia.

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 40 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 40 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 23 và 24/4/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 40. Ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung.

Các doanh nghiệp chung tay ủng hộ gần 25 tỷ đồng tổ chức Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024
Các doanh nghiệp chung tay ủng hộ gần 25 tỷ đồng tổ chức Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị TP. Hải Phòng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Khắc Nam chủ trì Hội nghị Vận động tài trợ cho Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024. Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo các Sở, ban, ngành, địa phương và các doanh nghiệp tiêu biểu trên địa bàn thành phố.

Đồng chí Đỗ Thanh Bình giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng
Đồng chí Đỗ Thanh Bình giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng

Ngày 24/4, UBND TP. Hải Phòng tổ chức Hội nghị Công bố Quyết định của Chủ tịch UBND thành phố về công tác cán bộ tại Sở Văn hóa và Thể thao. Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Khắc Nam chủ trì Hội nghị, cùng dự có đại diện lãnh đạo các Sở, ngành đơn vị liên quan.