Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Xây dựng khu bảo tồn trong vòng lõi di sản - Bài 5: Có nên để cấp địa phương quản lý?

Việc buông lỏng quản lý để vùng lõi Di sản thiên nhiên Thế giới Vịnh Hạ Long bị xâm hại từ lâu, tiếp đó, tỉnh Quảng Ninh lại tiếp tục giao cho doanh nghiệp năng lực yếu kém để thực hiện dự án khiến dự án chậm tiến độ,…? Điều này khiến dư luận đặt ra câu hỏi, có nên để cấp quản lý địa phương quản lý Di sản thiên nhiên thế giới đang nóng trong dư luận?!

Địa phương buông lỏng quản lý?

Như THCL đã có loạt bài phản ánh về việc Đảo Soi Sim, một hòn đảo nằm trong vùng lõi của Di sản thiên nhiên Thế giới Vịnh Hạ Long, không những vậy, hòn đảo này còn mang hệ sinh thái đặc trưng của di sản này, thế nhưng, chính quyền tỉnh Quảng Ninh lại thể hiện việc quản lý di sản một cách lỏng lẻo, không bảo tồn cũng như phát triển bền vững?

Theo tài liệu của PV Báo Thương hiệu và Công luận, Năm 2010, UBND tỉnh Quảng Ninh có Quyết định (QĐ) số 2342 về việc phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạc chi tiết xây dựng tỷ lên 1/500 Khu Bảo tồn động, thực vật Vịnh Hạ Long trên đảo Soi Sim - Vịnh Hạ Long do ông Đỗ Thông – Nguyên PCT tỉnh Quảng Ninh lúc bấy giờ ký giao cho Công ty cổ phần Dịch vụ Vịnh Hạ Long cơ quan nghiên cứu cũng như chủ đầu tư.

Năm 2011, UBND tỉnh Quảng Ninh tiếp tục có QĐ số 4021 do ông Nguyễn Văn Đọc – Nguyên Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh lúc bấy giờ ký về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu Bảo tồn động, thực vật Vịnh Hạ Long trên đảo Soi Sim, Vịnh Hạ Long. Theo Quyết định này, cơ quan thẩm định Quy hoạch chi tiết 1/500 xây dựng khu Bảo tồn động, thực vật Vịnh Hạ Long trên đảo Soi Sim được chỉ định là Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ninh?! Không những vậy việc định vị các công trình kiến trúc, quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật cũng do đơn vị này thẩm định?!

Cụ thể, tại Bản đồ Quy hoạch hoạch mặt bằng sử dụng đất ngày 12/9/2010 cho thấy, cơ quan phê duyệt là UBND tỉnh Quảng Ninh qua Quyết định 473 do ông Đỗ Thông – Phó chủ tịch tỉnh Quảng Ninh ký; cơ quan thẩm định là Sở Xây dựng Quảng Ninh thể hiện qua công văn số 2067 ngày 9/12/2010 do bà Phạm Thanh Thủy – Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh ký; cơ quan thỏa thuận địa phương là UBND Thành phố Hạ Long do ông Đào Xuân Đan – Chủ tịch Thành phố Hạ Long ký; cơ quan quản lý là Ban quán lý Vịnh Hạ Long do ông Tô Xuân Thao – Phó trưởng ban, Ban quản lý Vịnh Hạ Long ký; cơ quan chủ đầu tư và trình duyệt là Công ty CP Dịch vụ Vịnh Hạ Long do ông Nguyễn Hoàng Anh ký.

Theo  đó, tại quyết định (QĐ) số 1139 về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản vịnh Hạ Long đến năm 2020 do ông Nguyễn Đức Long – Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh ký ngày 27/4/2015 đã quy hoạch khu vực đầu tư khai thác trong đó có đảo Soi Sim với diện tích 8,5ha. Theo QĐ này, khu bảo tồn động thực vật Vịnh Hạ Long sẽ được hình thành tại đảo Soi Sim với mục đích khoanh vùng các giá trị đa dạng sinh học để bảo tồn và nhân rộng (Thành lập dự án theo chuyên ngành bảo tồn giá trị đa dạng sinh học).Xây dựng khu bảo tồn trong vòng lõi di sản - Bài 5: Có nên để cấp địa phương quản lý? - Hình 1

Bê tông hóa được rải lên hệ sinh thái cần phải bảo tồn trên đảo Soi Sim 

Không hiểu, việc bảo tồn sẽ tốt ra sao và hiệu quả như thế nào, thế nhưng, theo ghi nhận của PV, chủ đầu tư (CĐT) mới đang xây dựng một công trình với hàng nghìn tấn sắt thép, cùng với đó, trên đảo cũng cho thấy sự xâm hại của con người bằng bê tông từ rất lâu như: bậc thang xẻ núi được xây dựng bằng đá và bê tông, bến cập tàu được đổ bê tông chắc chắn, những cọc bê tông to để chống cho bậc thang ăn sâu vào vùng lõi di sản,..

Theo khuyến cáo của UNESCO, những công trình được phê duyệt quy hoạch xây dựng trong vùng lõi di sản thiên nhiên Thế giới Vịnh Hạ Long phải được sử dụng những nguyên – vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường, không có tính tàn phá như: gỗ, tre, nứa,... Như vậy, đối với dự án Khu bảo tồn động thực vật Vịnh Hạ Long, chủ đầu tư đã làm trái những quy định này.

Như vậy, từ những quá trình trên, có thể cho ta thấy, chính quyền tỉnh Quảng Ninh đang thể hiện rõ việc hợp thức hóa sự buông lỏng trong công tác quản lý Di sản thiên nhiên Thế giới đặt tại địa phương từ văn bản, QĐ này sang văn bản, QĐ khác?

Cam kết một đằng, thực hiện một nẻo?

Được biết, ngay từ năm 2009, Ủy ban Di sản Thế giới đã bắt đầu quá trình xem xét mối tương quan giữa vấn đề phát triển bền vững với việc bảo tồn các di sản thế giới. Chính sách di sản thế giới và phát triển bền vững nhằm đưa hệ thống di sản thế giới gắn kết với chương trình nghị sự về phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc. Đến năm 2015, Chính sách UNESCO về Lồng ghép phát triển bền vững vào các quy trình của Công ước Di sản Thế giới đã được Đại hội đồng các quốc gia thành viên của Công ước này thông qua.

Mới đây, tại Hội thảo quốc tế “Di sản thế giới và phát triển bền vững trong bối cảnh mới” do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, diễn ra chiều nay (9/7) tại thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh). Tại hội nghị các chuyên gia đại diện UNESCO, IUCN cùng các chuyên gia của các nước có Di sản Thế giới cho biết, các khu di sản cũng phải đối mặt với các nguy cơ và thách thức trước việc phát triển nóng. Đó là vấn đề bong bóng bất động sản; xây dựng và phát triển hạ tầng không phù hợp; phá vỡ cảnh quan tự nhiên khu di sản; tác động môi trường, dân sinh; biến đổi và mất đi các giá trị bản địa…Việc khai thác quá đà vì mục đích kinh tế có thể làm tổn hại các giá trị nổi bật toàn cầu của di sản.Xây dựng khu bảo tồn trong vòng lõi di sản - Bài 5: Có nên để cấp địa phương quản lý? - Hình 2

Cận cảnh khối sắt khủng được CĐT cất công "bê" từ đất liền vượt biển đè nặng lên đảo Soi Sim

Có mặt tại cuộc Hội thảo với tư cách là đại diện cho Quảng Ninh, bà Vũ Thị Thu Thủy – Phó chủ tịch tỉnh Quảng Ninh khẳng định; trong thời gian Quảng Ninh đã làm tốt theo công ước Di sản Thế giới. Cụ thể, tỉnh Quảng Ninh đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo tồn phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới. Trong đó chú trọng các giải pháp tăng cường liên kết vùng, ngành trong quản lý bảo tồn di sản; duy trì quản lý du lịch bền vững; phối hợp với các tổ chức quốc tế triển khai Dự án thúc đẩy tăng trưởng xanh; dự án hợp tác kỹ thuật bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long. Các tiềm năng giá trị của di sản ngày càng được phát huy mạnh mẽ, lan tỏa lợi ích tới cộng đồng, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Xây dựng khu bảo tồn trong vòng lõi di sản - Bài 5: Có nên để cấp địa phương quản lý? - Hình 3Trái ngược với khẳng định của bà Vũ Thị Thu Thủy – Phó chủ tịch tỉnh Quảng Ninh ngay giữa vùng lõi di sản Vịnh Hạ Long đang hình thành một dự án khủng với bê tông, sắt thép đè nặng lên hệ sinh thái tự nhiên

Tuy nhiên, liên hệ với vấn đề đang tồn tại của dự án Khu bảo tồn đông, thực vật Vịnh Hạ Long tại đảo Soi Sim, liệu Quảng Ninh có đang làm tốt vấn đề bảo tồn giá trị Di sản đi đôi với phát triển bền vững trong bối cảnh mới? Khi mà duyệt cả một dự án bê tông cốt thép trong vùng lõi của Di sản, phá vỡ cảnh quan môi trường và hệ sinh thái trên đảo Soi Sim?

Liên quan tới vấn đề này, THCL đã đặt lịch làm việc với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tài Nguyên Môi Trường cũng như đại diện UNESCO tại Việt Nam để làm sang tỏ vấn đề và rộng đường dư luận.

THCL sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc!

Nhóm PVĐT

Bài liên quan

Tin mới

Quảng Bình thực hiện hiệu quả về chuyển đối số và thực hiện Đề án 06
Quảng Bình thực hiện hiệu quả về chuyển đối số và thực hiện Đề án 06

Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số (CĐS) tỉnh Quảng Bình và Tổ Công tác triển khai Đề án 06 tỉnh vừa tổ chức phiên họp quý I/2024 để đánh giá kết quả triển khai hoạt động CĐS và Đề án 06 trong 3 tháng đầu năm.

Thủ tướng nhấn mạnh: Không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện
Thủ tướng nhấn mạnh: Không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện

Các báo cáo, ý kiến tại cuộc họp cho thấy nguồn điện cơ bản không thiếu, nhiên liệu được đáp ứng; song cần điều hành phù hợp, thông minh, thông suốt, hiệu quả với giải pháp tổng thể, đa dạng hóa nguồn điện, khẩn trương hoàn thành các đường dây tải điện, khẩn trương tháo gỡ các vướng mắc pháp lý liên quan, Thủ tướng nhấn mạnh.

Hà Tĩnh lên phương án đảm bảo an ninh trật tự lễ khai trương mùa du lịch biển 2024
Hà Tĩnh lên phương án đảm bảo an ninh trật tự lễ khai trương mùa du lịch biển 2024

Nhằm đảm bảo an ninh trật tự trong Lễ khai trương du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024 sẽ diễn ra tối 21/4/2024 tại Quảng trường Hồ Tùng Mậu, thuộc Khu du lịch Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh đã tổ chức họp bàn để các phương án sẵn sàng.

MILO rèn sức bền cho trẻ qua chuỗi hoạt động online
MILO rèn sức bền cho trẻ qua chuỗi hoạt động online

Sau chuỗi sự kiện “Trạm sạc Sức bền 24h Khổng lồ”, từ ngày 20 tháng 4 năm 2024, Nestlé MILO sẽ lần lượt triển khai các hoạt động thú vị trên nền tảng số nhằm tạo sân chơi cho phụ huynh và trẻ em trên khắp cả nước dễ dàng tham gia để khám phá về sức bền và cách cải thiện sức bền, bao gồm “thử thách Bền Bỉ Hơn” trên Tiktok, “thử thách 7 ngày Bền Bỉ Hơn” trên Zalo cũng như ra mắt bài hát bền bỉ trên Youtube.

Đề nghị xử lý người tạo trend ‘ra khơi tìm kho báu’
Đề nghị xử lý người tạo trend ‘ra khơi tìm kho báu’

Luật sư Giang Hồng Thanh (Văn phòng luật sư Giang Thanh), người bào chữa cho bà Trương Mỹ Lan vừa có đơn đề nghị xử lý hành vi vi phạm Luật An ninh mạng liên quan đến người tạo trend ‘ra khơi tìm kho báu’.

Cần đầu tư công viên, vườn dạo tại quận Liên Chiểu và huyện Hòa Vang
Cần đầu tư công viên, vườn dạo tại quận Liên Chiểu và huyện Hòa Vang

Các địa phương kiến nghị UBND TP. Đà Nẵng cần có chủ trương về liên doanh, liên kết hoặc xã hội hóa trong hoạt động quản lý, duy trì, bảo dưỡng công viên, vườn dạo. Đồng thời, Thành phố hỗ trợ đầu tư nâng cấp, bổ sung thêm cơ sở vật chất, đặc biệt là thiết bị, dụng cụ thể dục - thể thao để phục vụ nhu cầu người dân.