Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Xây dựng nông thôn mới ở Đan Phượng (Hà Nội):Gương sáng điển hình

Về Đan P

Về Đan Phượng, tôi thực sự ngỡ ngàng trước sự đổi thay nhanh chóng - kết quả của việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM). Đan Phượng thực sự đã được “đô thị hóa” rõ nét, nhưng vẫn không làm mất đi bản sắc riêng của vùng đất thuần nông vốn được trời đất ban tặng những tinh hoa ngọt ngào.

Ông Nguyễn Xuân Cửu, Bí thư Huyện ủy huyện Đan Phượng

Chương trình lớn tạo sức sống mới

Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, trong thời gian qua, phong trào xây dựng NTM đã diễn ra sôi nổi ở khắp các địa phương trên cả nước, thu hút sự tham gia của cả cộng đồng, phát huy được sức mạnh của cả xã hội.

Đan Phượng, trong quá trình xây dựng NTM đã đạt được thành tựu khá toàn diện. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cơ bản đảm bảo, tạo sự thuận lợi trong giao lưu buôn bán và phát triển sản xuất. Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề, đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả gắn với xây dựng NTM. Hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố và tăng cường. Dân chủ cơ sở được phát huy. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững… Những thành tựu đó đã góp phần thay đổi toàn diện bộ mặt nông thôn, tạo cơ sở vững chắc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Tiếp chúng tôi, ông Nguyễn Tiến Toàn, Chánh Văn phòng Huyện ủy vui vẻ cho biết: “Đến tháng 11/2013, với sự chỉ đạo, vào cuộc quyết liệt, sáng tạo, có trọng tâm, trọng điểm và sự tích cực, trách nhiệm của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, các xã, sau gần 3 năm thực hiện chương trình 02-CTr/TU ngày 29/8/2011 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, từng bước nâng cao đời sống nhân dân giai đoạn 2011- 2015”, địa phương đã có những bước phát triển mới về các tiêu chí chính trị, quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông. Các xã đã tiến hành xây dựng đường giao thông trục thôn làng, đường ngõ xóm: 47 tuyến đường trục thôn thực hiện nâng cấp, cải tạo 22 km đường trục thôn, 19 km rãnh thoát nước theo đường, tổng mức đầu tư phê duyệt 70,9 tỷ đồng, tổng chi phí xây dựng thanh toán trên toàn huyện là 40 tỷ, giảm chi phí là 30 tỷ (tương đương 42% kinh phí)… Đến tháng 1/2013, huyện đã hoàn thành 1.849 tuyến đường ngõ xóm, với tổng chiều dài 131.214,86 m, giảm chi phí tới 67% so với dự toán ban đầu… Thủy lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, y tế được quan tâm. Đến nay, 15 xã không có nhà tạm, dột nát và trên 90% tỷ lệ hộ nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng); có 12/15 xã đạt tiêu chí NTM. Đại đa số 15/15 xã đạt chuẩn và huyện đạt chuẩn NTM.

Trách nhiệm của mỗi người dân

Thật đúng “trăm nghe không bằng một thấy”, có đi thực tế mới hiểu được sự nỗ lực của lãnh đạo các ban, ngành cùng sự đồng thuận, đóng góp đáng kể của quần chúng nhân dân.

Ông Nguyễn Thạc Hùng, Trưởng phòng Kinh tế đã cung cấp cho tôi về số liệu, tổng kinh phí đầu tư và giải ngân cho xây dựng NTM của huyện gần 3 năm qua: 1.101.081,76 triệu đồng. Trong đó: Trung ương hỗ trợ 80.150 triệu đồng, ngân sách huyện 725.011 triệu đồng, ngân sách xã 52.587 triệu đông, vốn doanh nghiệp 4.261 triệu đồng, dân đóng góp 173.480,7 triệu đồng, xã hội hóa 54.555,06 triệu đồng, vốn khác 11.037 triệu đồng.

Chỉ nhìn những con số khô khan, thật không thể hình dung và cảm nhận được sự đổi mới rõ nét của vùng đất này. Bằng chứng là, chúng tôi xuống thăm các xã, trường và các cơ sở sản xuất tại các làng nghề như Liên Hà (chuyên sản xuất về đồ gia dụng làm từ gỗ), Tân Hội, Tân Lập, Song Phượng… Đan Phượng đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đạt được doanh thu cao gấp nhiều lần so với trồng lúa mà mô hình thí điểm đạt kết qủa khá cao là trồng hoa ly, huyện đang có chủ chương nhân rộng ra các xã có diện tích và chất đất phù hợp. Còn rất nhiều xã đã phát triển kinh tế nhờ vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi như trồng cây ăn quả, nuôi cá, nuôi lợn, trồng hoa… từ đó làm tăng giá trị kinh tế lên rất nhiều lần.

Ông  Nguyễn Tiến Toàn, Chánh Văn phòng chia sẻ: “Đan Phượng được như ngày hôm nay, phải nói tới công lao to lớn của đồng chí Bí thư,  Nguyễn Xuân Cửu, gần 40 năm công tác, có hơn 35 năm lãnh đạo quản lý về các lĩnh vực công tác Đảng, công tác chính quyền và công tác đoàn thể, lực lượng vũ trang. Thời gian anh Cửu công tác tại quê hương Đan Phượng, cũng là bước ngoặt lớn để có sự đổi mới nhanh chóng như vậy”.

Trò chuyện với Bí thư, Nguyễn Xuân Cửu, chúng tôi nhận thấy ông có phong thái rất gần gũi. Cũng bởi lẽ đó mà ông được dân tin yêu, kính trọng. Ông cho rằng: “Lấy hiệu quả công tác và uy tín nhân dân làm thước đo.  Xây dựng đội ngũ cán bộ với 3 yếu tố cơ bản: có bản lĩnh và tâm huyết thì dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; có năng lực và sáng tạo thì hiệu quả công tác cao; có chí công vô tư thì đồng thuận xã hội cao”.

Khi được hỏi “tại sao trong quá trình công tác của ông đã có không ít những ý kiến trái chiều, làm ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín của ông nhưng ông vẫn có được thành tựu như ngày hôm nay?”, ông Cửu chia sẻ: “Suốt thời gian công tác ở Huyện ủy (7 năm làm phó bí thư và là bí thư đến nay đã được 5 năm), tôi đã có những quan điểm rõ ràng: kiên quyết đấu tranh, phê phán các quan điểm, việc làm sai trái với cương lĩnh, điều lệ của Đảng, với chính sách, pháp luật của Nhà nước, không nên tư tưởng chủ nghĩa cá nhân; chống tham ô, chống lãng phí;  kiên quyết đấu tranh với tư tưởng bảo thủ, trì trệ, cục bộ, bè phái, để tạo được sự thống nhất trong Đảng và sự đồng thuận trong dân. Bởi vậy, tôi biết khi thay đổi một thói quen xấu đã thành tiền lệ, có một nhóm lợi ích cá nhân đã không thể chấp nhận và gây ra những bất mãn, tiêu cực là điều không tránh khỏi. Nhưng tôi nhận được sự đồng thuận của cả tập thể, của dân bởi gần dân, sát việc và sát thôn; chủ trương sáng suốt, hợp lòng dân chính là tôn chỉ của tôi”.

Còn những hạn chế, bất cập

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, qua tìm hiểu thực tế, chúng tôi nhận thấy sau gần 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM ở huyện Đan Phượng còn có những hạn chế, bất cập cần khắc phục. Đó là tiến độ công tác quy hoạch còn chậm so với yêu cầu; việc xây mới, mở rộng các cụm điểm công nghiệp làng nghề rất khó khăn vướng mắc do quy hoạch của thành phố; tiến độ lập các dự án chuyển đổi kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn chậm; trong thời gian ngắn phải huy động một nguồn lực lớn nên còn gặp nhiều khó khăn; sự phối hợp của các ngành còn thiếu chặt chẽ, nhất là trong việc hướng dẫn giúp đỡ các xã lập và triển khai thực hiện đề án.

Những vướng mắc trên cũng bởi nguyên nhân: Các văn bản của Trung ương, của Thành phố còn chậm, một số quy định còn thiếu thực tiễn như tiêu chí về nhà văn hóa thôn của Bộ VH- TT-DL, quy hoạch phân khu của thành phố, chính sách khuyến khích thu hút đầu tư của các doanh nghiệp vào nông thôn chưa thực sự hấp dẫn; trình độ và năng lực tổ chức thực hiện của một số cán bộ xã, thôn và công tác xây dựng NTM nói chung và việc phát triển sản xuất nói riêng còn yếu. Khối lượng công việc nhiều và khó trong khi lại chưa kịp đào tạo, bồi dưỡng và tập huấn cán bộ; chính sách hỗ trợ cho những cán bộ xã, thôn, cụm làm công tác xây dựng NTM chưa kịp thời nên cũng có những ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả thực hiện chương trình.

Nhận rõ những mặt còn hạn chế, Ban Thường vụ Huyện ủy, Thường trực  HĐND, UBND huyện đã kịp thời chấn chỉnh, luôn bám sát, vận dụng sáng tạo các cơ chế, chính sách của Thành phố, tranh thủ sự giúp đỡ của các sở, ngành, huy động nội lực trong công cuộc xây dựng NTM, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc phát sinh từ thực tiễn…

Ba năm thực hiện không phải ngắn, nhưng cũng không quá dài cho một tương lai tươi đẹp, nền móng vững chắc cho sự phát triển bền vững, xuất phát điểm từ những nội lực được phát huy triệt để. Đan Phượng phấn đấu tới năm 2015 đạt 100% xã trên địa bàn huyện đạt chuẩn NTM (năm 2013 đã đạt được 80%). Điều quan trọng nhất vẫn là sự đồng lòng, đoàn kết toàn dân trước sự chỉ đạo có năng lực: tài và tâm đã từng bước nâng cao, giữ được ưu thế vị trí của mình. Đan Phượng tự hào về thế và tự tin về lực - xứng danh Anh hùng Lao động do Nhà nước phong tặng.

Linh Tuệ

Tin mới

Lạng Sơn: Khánh thành và bàn giao toà nhà ở xã hội GP2
Lạng Sơn: Khánh thành và bàn giao toà nhà ở xã hội GP2

Ngày 28/3, tại thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, Công ty Cổ phần Đầu tư NNP - Chủ đầu tư Dự án Nhà ở xã hội số 2 thành phố Lạng Sơn tổ chức lễ khánh thành và bàn giao toà nhà ở xã hội GP2.

BIC chi trả hơn 2 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng vay vốn tại Lâm Đồng
BIC chi trả hơn 2 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng vay vốn tại Lâm Đồng

Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bảo Lộc (BIDV Bảo Lộc) vừa tổ chức gặp gỡ và trao hơn 2 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm người vay vốn (BIC Bình An) cho thân nhân khách hàng không may gặp rủi ro tại huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.

Thanh Hóa triển khai thực hiện hóa đơn điện tử và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định
Thanh Hóa triển khai thực hiện hóa đơn điện tử và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định

Ngày 28/3/2024, Sở Công Thương Thanh Hóa ban hành công văn số 786/SCT-QLTM về việc triển khai thực hiện quy định về hóa đơn điện tử và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định, gửi các thương nhân kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh.

Thông báo tuyển sinh vào lớp 10 THPT Chuyên Lam Sơn năm học 2024-2025
Thông báo tuyển sinh vào lớp 10 THPT Chuyên Lam Sơn năm học 2024-2025

Thực hiện Quyết định số 1128/QĐ-UBND ngày 22/03/2024 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên Lam Sơn năm học 2024-2025, Trường THPT chuyên Lam Sơn xin trân trọng thông báo kế hoạch tuyển sinh của nhà trường năm học 2024-2025.

Thanh Hóa cảnh báo mưa dông và mưa lớn cục bộ
Thanh Hóa cảnh báo mưa dông và mưa lớn cục bộ

Theo thông tin của Đài Khí tượng thủy văn Thanh Hóa từ chiều tối và đêm 28/3 đến ngày 29/3 ở khu vực tỉnh Thanh Hóa sẽ có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa to.

Lọc hóa dầu Nghi Sơn vượt mốc 15 triệu giờ công an toàn
Lọc hóa dầu Nghi Sơn vượt mốc 15 triệu giờ công an toàn

Thông tin từ Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP), đến ngày 28/3/2024, dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã đạt thành tựu vượt mốc 15 triệu giờ công an toàn, không xảy ra tai nạn lao động.