Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm: Không thể chần chừ!

THCL Tại Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam 2015 tổ chức ở Hà Nội, ông Lại Tiến Mạnh, đại diện Brand Finance - Công ty tư vấn thương hiệu quốc tế tại Việt Nam cho biết: “Dường như, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa chú trọng nhiều vào việc xây dựng thương hiệu trong xu thế hội nhập trong khi áp lực cạnh tranh thời gian tới là rất lớn”.

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa nhấn mạnh: “Nếu sản phẩm tốt, nếu mặt hàng tốt, chất lượng cao cũng như giá cả hợp lý, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng nhưng không được xây dựng thương hiệu, không được người tiêu dùng biết đến thương hiệu thì sản phẩm đó khó phát triển được”.

Để khắc phục hạn chế nói trên, Chương trình Thương hiệu quốc gia (THGQ) ra đời theo Quyết định số 253 ngày 25/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ, giao cho Bộ Công Thương là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm phối hợp với các Bộ ngành, tổ chức kinh tế và doanh nghiệp triển khai.

Chương trình nhằm mục đích giúp doanh nghiệp Việt Nam nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực trong việc xây dựng, quảng bá, phát triển, bảo vệ thương hiệu. Cụ thể, lựa chọn các thương hiệu tiêu biểu của Việt Nam để hỗ trợ và phát triển theo các giá trị của Chương trình là “Chất lượng – Đổi mới, Sáng tạo – Năng lực tiên phong” và quảng bá hình ảnh Việt Nam gắn với các giá trị này trên thị trường trong nước, thị trường thế giới tới các đối tượng mục tiêu.

Ông Bùi Huy Sơn, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương cho biết, Chương trình THQG đang hỗ trợ các Doanh nghiệp đạt Thương hiệu Quốc gia năm 2015 với nhiều hoạt động. Cụ thể: Thông báo đến các doanh nghiệp đạt thương hiệu quốc gia danh sách các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia (có sự hỗ trợ của nhà nước) và ưu tiên các doanh nghiệp đạt THQG tham dự; Thực hiện quảng bá về Chương trình THQG và các doanh nghiệp đạt THQG trên các báo, tạp chí; Đưa thông tin cập nhật, quảng bá các hoạt động của doanh nghiệp đạt thương hiệu quốc gia trên trang web của Cục Xúc tiến thương mại; Cung cấp thông tin thị trường hữu ích cho doanh nghiệp; Quảng bá thông tin doanh nghiệp trong Chương trình Truyền hình Thương hiệu Quốc gia năm 2015; Quảng bá về Chương trình Thương hiệu Quốc gia và doanh nghiệp Thương hiệu Quốc gia trong các ấn phẩm tiếng Việt và tiếng Anh của Cục XTTM; Hỗ trợ kỹ thuật cho Chương trình THQG: Hai khóa tập tuấn/huấn luyện và các hoạt động tiếp nối sau Lễ công bố; Quảng bá: Hỗ trợ quảng bá các thương hiệu đạt THQG trên thị trường quốc tế (Năm 2015, lựa chọn 5-7 top doanh nghiệp): Thông qua các sự kiện/hội chợ quốc tế; Hỗ trợ thành lập Hiệp hội Thương hiệu Quốc gia; Hỗ trợ quảng bá các doanh nghiệp đạt thương hiệu quốc gia tại một số hội chợ, triển lãm trong nước và nước ngoài: (Hội chợ Vietnam Expo tháng 4/2015, Hội chợ hàng Việt Nam tại Myanmar tháng 11/2015…). Bên cạnh đó, Ban tổ chức còn thực hiện ấn phẩm Vietnam Value: Giới thiệu các doanh nghiệp đạt THQG trong ấn phẩm và tuyên truyền ấn phẩm đến các tổ chức xúc tiến thương mại trong và ngoài nước, quảng bá tại các sự kiện xúc tiến thương mại; Tổ chức các hoạt động truyền thông chào mừng Ngày Thương hiệu Việt Nam 20/4; Tổ chức Diễn đàn Thương hiệu Quốc gia, Tuần lễ Tự hào Thương hiệu Việt Nam, Lễ Công bố các doanh nghiệp đạt Thương hiệu Quốc gia lần thứ 5 - 2016.

Trao đổi với phóng viên bên lề diễn đàn, ông Nguyễn Quốc Thịnh, Trưởng bộ môn Quản trị Thương hiệu của Trường Đại học Thương mại, thành viên các ban chuyên gia Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam khẳng định: Một trong những mục tiêu cao nhất của chương trình THQG là tạo dựng hình ảnh Việt Nam thân thiện, năng động, là đất nước có khả năng hội nhập sâu rộng hơn, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Để tham gia được vào chi giá trị toàn cầu, DN phải khẳng định được uy tín của mình, vị thế, đưa ra được những cam kết để tồn tại bền vững. Đó là một trong những cách nâng cao giá trị thương hiệu. Bên cạnh đó, thực hiện việc nhượng quyền, kiểm soát các yếu tố kinh doanh liên quan tới chất lượng sản phẩm, phân phối sản phẩm cũng như tuần thủ nghiêm ngặt những quy định chuỗi giá trị là rất quan trọng. Với từng ngành hàng khác nhau, mức độ chi tiết cũng khác nhau. Ví dụ, để nâng cao thương hiệu nông sản Việt Nam khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, một trong những yếu tố quan trọng là tạo dựng tinh thần tập thể cùng sự tham gia của các thương hiệu tập thể gắn với các chỉ dẫn địa lý mang đặc trưng cho các đặc sản của Việt Nam.

Thanh Hà (Thương hiệu & Công luận)

Tin mới

NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Học viện Tài chính tăng cường hợp tác
NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Học viện Tài chính tăng cường hợp tác

Thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029 vừa được ký kết giữa Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Học viện Tài chính - sẽ là đòn bẩy giúp tăng cường thế mạnh của mỗi đơn vị trên hành trình hướng tới thành công...

5 món đồ làm bếp được quảng cáo hay mà dễ bị bỏ xó?
5 món đồ làm bếp được quảng cáo hay mà dễ bị bỏ xó?

Những người bán sản phẩm quảng cáo rất thú vị và hấp dẫn về công dụng của những món đồ làm bếp này. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, người tiêu dùng đã lãng quên chúng?

Hà Nội: 4 nhóm vấn đề quan trọng sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 15
Hà Nội: 4 nhóm vấn đề quan trọng sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 15

Tại Kỳ họp thứ 15 (kỳ họp chuyên đề), HĐND TP. Hà Nội sẽ xem xét, quyết định liên quan tới 4 nhóm vấn đề quan trọng, trong đó có giá dịch vụ khám, chữa bệnh.

Diễn biến phiên chứng khoán sáng 29/3: Cổ phiếu bluechip suy yếu, VN-Index biến động
Diễn biến phiên chứng khoán sáng 29/3: Cổ phiếu bluechip suy yếu, VN-Index biến động

Trong phiên giao dịch chứng khoán sáng nay, tâm lý nhà đầu tư thận trọng hơn khiến thị trường chững lại. Chỉ số VN-Index biến động rung lắc nhẹ khi nhóm cổ phiếu dẫn dắt thị trường trong những phiên gần đây đang trở nên yếu hơn. Nhóm cổ phiếu bluechip cũng phần lớn đều đảo chiều giảm.

Quý I/2024 GDP tăng 5,66%, riêng công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,98%
Quý I/2024 GDP tăng 5,66%, riêng công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,98%

Số liệu do Tổng cục Thống kê công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I của các năm từ 2020-2023.

Tài sản số “vàng thau lẫn lộn”, cần khung pháp lý
Tài sản số “vàng thau lẫn lộn”, cần khung pháp lý

Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Chứng khoán SSI cho rằng tài sản số có nhiều cơ hội nhưng cũng có rất nhiều rủi ro như pháp lý, cơ chế quản lý ngoại hối và lừa đảo. Thị trường càng nhiều cơ hội thì càng nhiều lừa đảo, vàng thau lẫn lộn.