Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Xây dựng thương hiệu nông sản miền núi và hải đảo: Những rào cản cần khắc phục

Năm 2016, nhóm nghiên cứu của Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại và Vụ Thương mại biên giới và miền núi (Bộ Công thương) đã rà soát, đánh giá và phát triển các mặt hàng có lợi thế của các địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo giai đoạn 2016 - 2020.

Còn nhiều hạn chế, bất cập

Mặc dù tiềm năng, cũng như nhu cầu đối với các sản phẩm có lợi thế của các địa phương vùng núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo của Việt Nam rất lớn; nhưng việc phát triển các sản phẩm này hiện còn nhiều hạn chế, như nhận thức và đánh giá về việc phát triển loại sản phẩm chưa đầy đủ, chưa có kế hoạch phát triển lâu dài, thiếu liên kết mang tính hệ thống trong quy trình đảm bảo chất lượng sản phẩm, thiếu sự đa dạng trong thiết kế và phát triển sản phẩm.

Xây dựng thương hiệu nông sản miền núi và hải đảo: Những rào cản cần khắc phục - Hình 1

Xây dựng thương hiệu nông sản miền núi và hải đảo:  Những rào cản cần khắc phục (Ảnh minh họa)

Đặc biệt, hạn chế về cơ sở hạ tầng, giao thông, liên lạc giữa các địa phương vùng sâu, vùng xa, hải đảo... tới các thị trường tiêu thụ khiến việc thúc đẩy sản xuất, thương mại hàng hóa các mặt hàng có tiềm năng trong thời gian qua còn hết sức khó khăn.

Nhiều sản phẩm thế mạnh, tiềm năng của địa phương vẫn còn sản xuất với quy mô nhỏ, thủ công, chưa đảm bảo tiêu chí, quy chuẩn mẫu mã, bao bì sản phẩm và chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm… theo yêu cầu, điều kiện cung ứng vào các hệ thống phân phối hiện đại.

Chính vì thế, rất ít sản phẩm được đăng ký, bảo hộ và xây dựng, phát triển nhãn hiệu, thương hiệu tập thể. Các DN, cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa chú trọng khâu phát triển sản phẩm. Nhiều đặc sản nổi tiếng của chưa tiếp cận được phương thức và các kênh phân phối hiện đại để đến với thị trường trong nước và XK. Tất cả những hạn chế trên đã dẫn đến việc tiêu thụ hàng hóa rất khó khăn.

Thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa

Theo các chuyên gia, thời gian tới, cần tiếp tục phân tích sâu các cơ hội thị trường và những thách thức, điều kiện cần phải vượt qua để đưa các sản phẩm thành những mặt hàng có mức độ thương mại hóa cao, khả năng cạnh tranh tốt.

Đồng thời, cần phối hợp với các địa phương để lựa chọn một số mặt hàng phù hợp, khả thi nhất cho việc phát triển các mặt hàng theo một trong 3 hướng: Khuyến khích, hỗ trợ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ đối với hàng hóa là lợi thế phát triển của miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo; thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa là lợi thế phát triển của miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo thông qua hệ thống phân phối trên thị trường nội địa; đặc biệt là các kênh phân phối hiện đại, có tính ổn định cao và tiêu chuẩn cao như các siêu thị, các chuỗi cửa hàng tiện ích…; khuyến khích, hỗ trợ một số mặt hàng là lợi thế phát triển của miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo XK ổn định ra thị trường quốc tế.

Đặc biệt, trong năm nay, cần tâp trung  "Thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa là lợi thế phát triển của miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo thông qua hệ thống phân phối trên thị trường nội địa”. Nhiệm vụ này cần được thực hiện tốt ngay từ việc xây dựng các chương trình kết nối cung cầu, đưa các hàng hóa này vào hệ thống phân phối trên thị trường nội địa, trong đó có các kênh phân phối hiện đại, được đảm bảo như các kênh siêu thị lớn, các chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch.

Nhiệm vụ nhằm cung cấp những thông tin đầu vào và căn cứ cho việc xây dựng chính sách và phát triển các sản phẩm có lợi thế của các địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo. Từ đó, góp phần thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ Công thương về thương mại biên giới và miền núi.

Cụ thể, khảo sát, đánh giá nhu cầu, khả năng phân phối và xác định các kênh phân phối phù hợp cho các hàng hóa này trên thị trường nội địa. Đề xuất được các giải pháp và hoạt động cụ thể nhằm thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa là lợi thế phát triển của miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo thông qua hệ thống phân phối trên thị trường nội địa; đặc biệt là các kênh phân phối hiện đại, có tính ổn định cao và tiêu chuẩn cao như các siêu thị, các chuỗi cửa hàng đặc sản…

Gia Linh

Bài liên quan

Tin mới

Những trái tim ngành y về Lào Cai lan tỏa yêu thương
Những trái tim ngành y về Lào Cai lan tỏa yêu thương

Trong thời gian qua, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã cử nhiều đoàn bác sĩ nội trú về huyện nghèo, vùng sâu, vùng xa thuộc tỉnh Lào Cai nhằm tạo cơ hội cho người dân tại đây được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng ngày một tốt hơn, hạn chế chuyển tuyến không cần thiết, góp phần giảm quá tải ở các bệnh viện tuyến trên.

Phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu
Phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu

Triển vọng thương mại toàn cầu năm 2024 vẫn rất bấp bênh, nền kinh tế nước ta vẫn phải đối mặt với những khó khăn thách thức không hề nhỏ. Vì vậy, năm 2024, cần phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu.

Công nghệ Viễn thông Sài Gòn lên kế hoạch lợi nhuận tham vọng tăng 490,5% trong năm 2024
Công nghệ Viễn thông Sài Gòn lên kế hoạch lợi nhuận tham vọng tăng 490,5% trong năm 2024

Công ty CP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (Saigontel, mã SGT - sàn HOSE) công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Đại hội diễn ra ngày 19/4/2024 tại TP.HCM.

Sản xuất công nghiệp quý I tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước
Sản xuất công nghiệp quý I tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước

Theo thông tin từ Bộ Công Thương, sản xuất công nghiệp trong quý I/2024 tiếp tục khởi sắc với giá trị tăng thêm toàn ngành ước tính tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 2,02 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.

Đầu tư phát triển đa Quốc gia I.D.I đặt mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng 213%
Đầu tư phát triển đa Quốc gia I.D.I đặt mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng 213%

Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Đa Quốc gia I.D.I (mã chứng khoán IDI) vừa công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên với kế hoạch dự kiến chi trả cổ tức năm 2022 và năm 2023 tỷ lệ 20% bằng cổ phiếu.

Ông Nguyễn Hoài Anh làm Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận
Ông Nguyễn Hoài Anh làm Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận

Ông Nguyễn Hoài Anh, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Thuận được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận nhiệm kỳ 2020-2025.