Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Xu hướng 'nhà thông minh' lan về vùng quê

Không chỉ dần thịnh hành ở các thành phố lớn, xu hướng ứng dụng công nghệ hiện đại tạo ra “ngôi nhà thông minh” tiện ích đang “lan” về cả vùng quê…

Từ xu hướng trên thế giới
Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin xu hướng “nhà thông minh” xuất hiện trên thế giới và nhanh chóng được ưa chuộng. Từ vài năm nay, xu hướng này du nhập vào Việt Nam, được một số Công ty nhanh chóng nắm bắt thị hiếu phân phối các thiết bị điện tử “nhà thông minh”.

Xu hướng 'nhà thông minh' lan về vùng quê - Hình 1

Xu hướng "Nhà thông minh" ứng dụng các công nghệ hiện đại. Ảnh minh họa.

Đó là các giải pháp “nhà thông minh” thiên về giải pháp an ninh, an toàn, điều khiển thiết bị thông qua smartphone, điều khiển qua loa thông minh… Bằng việc sử dụng công nghệ “nhà thông minh” cho phép người dùng dễ dàng quản lý, điều khiển hệ thống các thiết bị trong nhà chỉ bằng thao tác trên Smartphone, hoặc máy tính bảng (Ipad) có kết nối mạng Internet. Tất cả thao tác chỉ diễn ra trong vài giây hoặc có thể điều khiển bằng giọng nói… Điều này, đem lại không gian sống đẳng cấp, tiện nghi trong ngôi nhà thông minh biết giao tiếp với con người, lắng nghe những yêu cầu và làm theo các lệnh điều khiển được cài đặt trên điện thoại…

Xu hướng 'nhà thông minh' lan về vùng quê - Hình 2

Lắp đặt các thiết bị "Nhà thông minh" tại gia đình anh Dũng (thôn Lam Sơn, xã Minh Cường, huyện Thường Tín, Hà Nội)

Với “nhà thông minh” sẽ đo được nhiệt độ môi trường, độ ẩm, ánh sáng, giám sát được ngôi nhà của mình đang trong trạng thái thế nào với các thiết bị điện đang được bật hay đã tắt, điều khiển thay đổi hệ thống ánh sáng, hệ thống âm thanh, nghe nhạc mọi lúc, mọi nơi trong nhà, kiểm soát được ngôi nhà khi phải đi xa, nếu có người đột nhập hệ thống sẽ gửi cảnh báo về điện thoại…
Lan tỏa về vùng quê…
Anh Nguyễn Tiến Dũng, thôn Lam Sơn, xã Minh Cường, huyện Thường Tín (Hà Nội) chia sẻ, mới biết đến mô hình “nhà thông minh” nhưng anh Dũng rất thích thú bởi sự tiện nghi, hiện đại mà “nhà thông minh” mang lại. Vì thế, anh Dũng đã bỏ hàng chục triệu đồng mua các thiết bị điện tử để lắp đặt, thay thế hệ thống điện, bóng điện cũ. “Khi lắp các thiết bị điện tử thông minh cho ngôi nhà tôi có thể bật, tắt điều hòa thông qua Smartphone, điều khiển đèn chiếu sáng bằng điện thoại hoặc máy tính bảng. Trước khi ở ngoài về tôi có thể bật sẵn điều hòa bằng cách “lướt” Smartphone về đến nhà là đã mát mẻ, vô cùng tiện lợi. Công nghệ nhà thông minh giúp tôi tận hưởng trọn vẹn cuộc sống tiện nghi, hiện đại”, anh Dũng chia sẻ.Xu hướng 'nhà thông minh' lan về vùng quê - Hình 3

Các thiết bị "nhà thông minh" vô cùng đa dạng, hiện đại với các giá thành khác nhau.

Ông Nguyễn Hoàng Anh – Giám đốc Công ty TNHH thiết kế xây dựng Hoàng Anh (thị trấn Phú Xuyên, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) cho biết: “Nhà thông minh gồm nhiều ứng dụng công nghệ điện tử về hệ thống chiếu sáng như bóng điện, thiết bị quạt, thiết bị âm thanh, thiết bị cảnh báo môi trường… và các thiết bị an ninh như chuông cửa thông minh... Ví dụ như một dàn đèn chỉ cần lắp 1 công tắc thông minh; các thiết bị được điều khiển qua Smartphone; máy tính bảng kết nối mạng Internet; thậm chí, công nghệ hiện đại tới mức có thể lắp cảm biến, khi có người đèn tự sáng, người đi ra khỏi khu vực thì đèn tự tắt.

Xu hướng 'nhà thông minh' lan về vùng quê - Hình 4

Ông Nguyễn Hoàng Anh- Giám đốc Công ty TNHH thiết kế xây dựng Hoàng Anh chia sẻ về công nghệ "Nhà thông minh"

Hiện tại, thị trường nhà thông minh ở Việt Nam chia thành 2 phân khúc trung cấp và cao cấp. Ở phân khúc cao cấp khách hàng phải bỏ từ vài trăm triệu tới tiền tỷ cho trọn bộ giải pháp nhà thông minh. Các đơn vị thực hiện thường là đối tác ủy quyền của những ông lớn về công nghệ trên thế giới như Mỹ, Pháp…

Còn đối với phân khúc thấp, chỉ cần vài triệu đến vài chục triệu là có thể sở hữu giải pháp toàn diện cho một căn hộ. Ví như một ổ cắm thông minh giá dao động vài trăm đến gần 1 triệu đồng. Trung bình 1 phòng chi phí khoảng 2- 3 triệu đồng bao gồm cả thiết bị và công lắp đặt. Hơn nữa, thi công khá nhanh, tiết kiệm thời gian. Tiện ích hơn, có thể tận dụng hệ thống thiết bị cũ chỉ cần cải tạo, mà không cần phải phá hay đi dây lại hệ thống điện”, ông Hoàng Anh chia sẻ…

Mai Anh

Bài liên quan

Tin mới

Hôm nay, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam
Hôm nay, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam

Sáng nay (25/4), tại Bình Dương, Đoàn công tác Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam. Buổi làm việc nhằm phân tích, đánh giá tình hình sản xuất, kinh doanh, các khó khăn cần tháo gỡ đối với ngành da giầy Việt Nam.

Thị trường hàng hóa rơi vào xu hướng giằng co sau khi đạt đỉnh 7 tháng
Thị trường hàng hóa rơi vào xu hướng giằng co sau khi đạt đỉnh 7 tháng

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, đóng cửa ngày 24/4, lực mua chiếm ưu thế trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới, hỗ trợ chỉ số MXV-Index đảo chiều hồi phục 0,35% lên 2.327 điểm. Giá trị giao dịch toàn Sở đạt hơn 4.800 tỷ đồng.

Kinh doanh thuốc lá nhập lậu, 2 cơ sở bị phạt 15.000.000 đồng
Kinh doanh thuốc lá nhập lậu, 2 cơ sở bị phạt 15.000.000 đồng

Tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Đơn vị vừa phát hiện, xử lý 2 vụ kinh doanh thuốc lá ngoại nhập lậu. theo đó, 2 cơ sở vi phạm đã bị xử phạt 15.000.000 đồng và buộc tiêu hủy 350 bao thuốc lá.

ADB dành 23,6 tỷ USD hỗ trợ Châu Á và Thái Bình Dương phát triển bền vững
ADB dành 23,6 tỷ USD hỗ trợ Châu Á và Thái Bình Dương phát triển bền vững

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã cam kết 23,6 tỷ USD từ nguồn vốn của mình trong năm 2023, bao gồm 9,8 tỷ USD cho hành động khí hậu, để giúp Châu Á và Thái Bình Dương đạt được tiến bộ về phát triển bền vững.

Lạng Sơn: Gặp mặt, kết nối tiêu thụ sản phẩm hợp tác xã tỉnh Lạng Sơn năm 2024
Lạng Sơn: Gặp mặt, kết nối tiêu thụ sản phẩm hợp tác xã tỉnh Lạng Sơn năm 2024

Ngày 25/4, UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức hội nghị gặp mặt, kết nối tiêu thụ sản phẩm hợp tác xã tỉnh Lạng Sơn năm 2024. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Đoàn Thanh Sơn tham dự và chỉ đạo hội nghị.

Kon Tum thực hiện các giải pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước
Kon Tum thực hiện các giải pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước

UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành Kế hoạch số số 1425/KH-UBND triển khai thực hiện các giải pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 01/4/2024.