Những gam màu trong hành trình xây dựng, phát triển thương hiệu OCB
Được vinh danh trong TOP 25, xếp thứ 11 với giá trị thương hiệu, mang đến cho khách hàng những giải pháp tài chính, sản phẩm dịch vụ tối ưu, Ngân hàng Phương Đông - OCB đã từng bước khẳng định mình trên thị trường tài chính Việt Nam trong những năm qua. Trong hành trình xây dựng và phát triển, thương hiệu OCB cũng gặp phải không ít những khó khăn thăng trầm cần phải vượt qua.
Trước đó, Thương hiệu & Công luận đăng tải bài viết: “Hành trình xây dựng thương hiệu của OCB - Ngân hàng TMCP Đông Phương” liên quan đến quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu của Ngân hàng OCB. Trong đó vấn đề kinh doanh, tài chính, đầu tư... của thương hiệu OCB được khách hàng, người tiêu dùng quan tâm hàng đầu. Trong hành trình xây dựng thương hiệu của mình, OCB đã gặp phải không ít thăng trầm để vươn lên phát triển.

Tình hình kinh doanh, tài chính và đầu tư của ngân hàng OCB gặp phải nhiều biến động. Như, kết thúc quý cuối của năm 2022 OCB báo lãi giảm sâu, nợ xấu tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2021, lợi nhuận “giảm sâu” do tăng mạnh chi phí dự phòng, tốc độ tăng nợ khó thanh khoản, huy động vốn qua kênh trái phiếu... Chưa kể, nhà băng này đang ‘sở hữu’ hơn 155.000 tỷ đồng bất động sản thế chấp và việc hoạt động kinh doanh bất động sản tăng cao?
Những mảng màu nhìn từ bức tranh tài chính của OCB
Vừa qua, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đã công bố báo cáo tài chính (BCTC) hợp nhất quý IV/2022. Theo đó, tính đến ngày 31/12/2022, tổng tài sản của ngân hàng đạt 193.994 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2021. Dư nợ cho vay khách hàng tăng 17,4%, đạt 119.802 tỷ đồng. Số dư tiền gửi khách hàng đạt gần 102.211 tỷ đồng, tăng 3,45% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, thu nhập lãi thuần năm 2022 của ngân hàng đạt 6.948 tỷ đồng, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm 2021.

Tuy nhiên, BCTC của ngân hàng này ghi nhận khoản lỗ 77 tỷ đồng ở mảng mua bán chứng khoán kinh doanh và 140 tỷ đồng ở mảng mua bán chứng khoán đầu tư. Do vậy, kết thúc năm 2022, lợi nhuận trước thuế của OCB chỉ đạt 4.389 tỷ đồng, giảm mạnh 20,5% so với cùng kỳ năm 2021. Lợi nhuận sau thuế của ngân hàng đạt 3.510 tỷ đông, giảm 20,3% so với năm 2021.
Tổng nợ khó thanh khoản (nợ xấu) tại ngân hàng tăng 98% lên mức 2.671 tỷ đồng đưa tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng từ mức 1,32% của cuối năm 2021 lên 2,23%.

Quay trở lại tình hình kinh doanh quý I/2022, ngân hàng OCB ghi nhận lợi nhuận giảm 34% so với cùng kỳ. Tốc độ tăng nợ khó thanh khoản tại OCB cao nhất ngành. Cụ thể, BCTC quý I/2022 cho thấy tổng tài sản của OCB là 187.748 tỷ đồng, tăng 2% lên so với cùng kỳ năm ngoái. Thu nhập lãi thuần đạt 1.670 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2021, chủ yếu do tăng thu nhập lãi tiền gửi gấp 3 lần cùng kỳ. Tuy nhiên, lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối giảm 37% thu về 13 tỷ đồng; hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư giảm tới 75% xuống còn gần 109 tỷ đồng.
Trong quý I/2022, OCB đã trích gần 435 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (tăng vọt 210% so với cùng kỳ). Do đó, lợi nhuận trước và sau thuế tại OCB đều giảm tới 34% chỉ mang về lần lượt gần 836 tỷ đồng và 668 tỷ đồng.
Trong khi lợi nhuận lao dốc thì nợ xấu - từ của Ngân hàng Nhà nước (có thể gọi là nợ khó thanh khoản) tại OCB lại tăng vọt. Tính đến ngày 31/03/2022, tổng nợ khó thanh khoản lên tới hơn 6.895 tỷ đồng (tăng 87% so với cùng kỳ năm trước), tương đương tăng thêm hơn 3.000 tỷ đồng.
Bước sang quý II/2022, nhiều ngân hàng báo lãi lớn thì OCB lại ngậm ngùi báo lợi nhuận giảm sâu do tăng chi phí dự phòng. Cụ thể, theo BCTC hợp nhất quý II/2022, OCB ghi nhận các hoạt động kinh doanh ngoài lãi cũng không mấy khả quan khi hoạt động kinh doanh ngoại hối giảm tận 64%, chỉ thu về hơn 8 tỷ đồng do tình hình lãi suất và tỷ giá biến động khó dự đoán nên tình hình kinh doanh tự doanh không đạt được mục tiêu đề ra, sụt giảm mạnh so với cùng kỳ 2021. Thậm chí, hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh kỳ này lỗ hơn 51 tỷ đồng (cùng kỳ lãi hơn 43,6 tỷ đồng) và mua bán chứng khoán đầu tư lỗ gần 276 tỷ đồng (cùng kỳ 2021 lãi gần 331 tỷ đồng) do hoạt động kinh doanh chứng khoán bị ảnh hưởng bởi điều kiện thị trường diễn biến bất lợi từ tác động chính sách thế giới và tình hình vĩ mô thay đổi.
Bên cạnh đó, một số điểm sáng trong bức tranh tài chính như: Hoạt động dịch vụ đạt 231 tỷ đồng (tăng 3% so với cùng kỳ năm 2021) và lãi từ hoạt động khác đạt hơn 192 tỷ đồng (tăng 34% so với cùng kỳ năm 2021).
Do vậy, tổng thu nhập hoạt động trong quý II/2022 chỉ mang về 1.806 tỷ đồng, giảm 18% so với cùng kỳ năm 2021. Hơn nữa, chi phí hoạt động lên gần 776 tỷ đồng (tăng 27%), chủ yếu do chi phí cho nhân viên (528 tỷ đồng) và chi phí cho hoạt động quản lý công vụ (129 tỷ đồng).
Hoạt động sa sút này kéo theo lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh còn hơn 1.030 tỷ đồng (giảm 35% so với cùng kỳ). Mặc dù quý này, ngân hàng OCB đã giảm 37% chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, chỉ còn gần 127 tỷ đồng nhưng lãi sau thuế vẫn giảm 35%, thu về hơn 722 tỷ đồng.

Tính chung 06 tháng đầu năm 2022, kết quả kinh doanh của Ngân hàng OCB cũng không khả quan hơn khi lợi nhuận thuần xuống còn 2.301 tỷ đồng (giảm 25% so cùng kỳ). Cộng thêm số trích lập dự phòng rủi ro tín dụng hơn 561 tỷ đồng, tăng vọt 43% so với cùng kỳ khiến lãi sau thuế tại OCB thu về gần 1.391 tỷ đồng.
Tại Đại hội đồng Cổ đông thường niên 2022, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 29% so với năm trước, 7.110 tỷ đồng, tăng vốn điều lệ lên 17,885 tỷ đồng trong năm 2022. Tuy nhiên, 06 tháng đầu năm 2022, nhà băng này mới chỉ thực hiện được 24% chỉ tiêu.
Về nguồn vốn, số dư tiền gửi khách hàng của ngân hàng OCB ghi nhận hơn 96.555 tỷ đồng, giảm nhẹ 2% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, tiền vàng gửi không hỳ hạn giảm tới 25%, còn hơn 11.240 tỷ đồng (riêng tiền gửi không kỳ hạn còn 10.276 tỷ đồng).
Thực tế, tiền gửi không kỳ hạn là một cấu phần quan trọng trong huy động vốn của các ngân hàng thương mại, là loại tiền gửi có mức lãi suất thấp nhất, chỉ ở mức 0,1-0,5%/năm. Ngân hàng sở hữu được nguồn vốn giá rẻ này sẽ có cơ hội giảm lãi suất cho vay hoặc nâng biên lợi nhuận, đồng thời cũng là một trong những yếu tố khẳng định chất lượng dịch vụ, uy tín của hệ thống.
Những năm gần đây, nguồn tiền gửi không kỳ hạn lại càng trở nên cực kỳ quan trọng với ngân hàng thương mại khi họ phải giảm mạnh lãi suất cho vay.
Tính đến 30/06/2022, chất lượng tín dụng tại OCB cũng đi xuống rõ rệt khi tổng nợ khó thanh khoản từ 1.349 tỷ đồng hồi đầu năm lên hơn 2.144 tỷ đồng, tăng 59% so với đầu năm. Kéo theo tỷ lệ nợ khó thanh khoản tại ngân hàng OCB tăng từ 1,32% lên gần 2%.
Xét về các nhóm nợ khó thanh khoản tại nhà băng này, nợ nghi ngờ tăng mạnh nhất lên gần 686 tỷ đồng (cao gấp 2,3 lần so với đầu năm), tiếp đến nợ dưới tiêu chuẩn lên gần 527 tỷ đồng (tăng đến 62% so với đầu năm) và cuối cùng, nợ có khả năng mất vốn cũng tăng 27% lên hơn 931 tỷ đồng. Ngoài ra, nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) tại OCB trong 06 tháng qua ghi nhận hơn 2.931 tỷ đồng, tăng 25% so với đầu năm.
Đáng chú ý, tính đến ngày 30/06/2022 ngân hàng OCB đã có hơn 20.745 tỷ đồng trái phiếu đang lưu hành trên thị trường, tăng 10% so với đầu năm. Trong đó chủ yếu là trái phiếu kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 05 năm hơn 19.000 tỷ đồng và trái phiếu kỳ hạn từ 05 năm trở lên hơn 1.645 tỷ đồng. Cũng tại thời điểm này, ngân hàng OCB đang nắm giữ trong tay hơn 4.135 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp (cao gấp 2,7 lần so với đầu năm).

Như vậy, nhìn vào lượng trái phiếu mà ngân hàng OCB phát hành tính đến ngày 30/06/2022, có thể thấy, đa phần phát hành trái phiếu kỳ hạn 03 năm.
OCB “sở hữu” hơn 155.000 tỷ đồng bất động sản thế chấp cùng nhiều đối tác tín dụng bất động sản
Trong BCTC hợp nhất quý I/2022, OCB không đề cập tới mục “tài sản thế chấp”. Nhưng, theo BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2021, tính đến ngày 31/12/2021, OCB đang nắm trong tay gần 155.895 tỷ đồng bất động sản thế chấp, tăng 21% so với thời điểm 01/01/2021, chiếm 63% tổng tài sản thế chấp. Tốc độ tăng này còn cao hơn cả tốc độ tăng trưởng tín dụng tại OCB trong năm 2021.
Thực tế, việc nắm giữ nhiều bất động sản thế chấp cũng gây khó khăn cho ngân hàng khi thực hiện phát mãi do tính thanh khoản không cao và tồn tại nhiều rủi ro pháp lý cũng như sự đồng thuận của chủ tài sản. Ngoài ra, không ít tài sản bảo đảm đã được định giá cao hơn giá trị thực tế khi phê duyệt khoản vay. Do đó, khi thanh lý, các ngân hàng thường có xu hướng định giá theo giá trị khoản nợ mà không sát với giá thị trường.

Cũng tại BCTC hợp nhất 06 tháng đầu năm 2022, hoạt động kinh doanh bất động sản của OCB tăng 20,7% tương ứng hơn 9.130 tỷ đồng đầu năm lên 11.019 tỷ đồng thời điểm 30/06/2022. Ngân hàng OCB hiện là chủ nợ lớn nhất của nhiều doanh nghiệp bất động sản, điển hình như Nhà Khang Điền...
Cụ thể, tính đến ngày 30/06/2022, ngân hàng OCB là đơn vị cho Nhà Khang Điền vay nhiều nhất, gồm 05 khoản vay dài hạn với tổng trị giá hơn 3.547 tỷ đồng. Trong đó, khoản vay 1.160 tỷ đồng với mục đích đầu tư góp vốn có hình thức đảm bảo là quyền sử dụng đất tại Phường Bình Trung Đông, TP. Thủ Đức, TP. HCM; khoản vay 2 là 1.000 tỷ đồng và khoản vay 3 là 936 tỷ đồng cũng với mục đích góp vốn, hình thức đảm bảo là quyền tài sản phát sinh liên quan đến khu đất thuộc dự án Khu nhà ở 11A, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP. HCM.
Ngoài ra, khoản vay 4 với 306 tỷ đồng được dùng để tài trợ dự án Khu trung tâm dân dư Tân Tạo – Khu A với hình thức đảm bảo là quyền tài sản phát sinh thuộc dự án Lê Minh Xuân mở rộng; khoản vay 4 là 145 tỷ đồng dùng để tài trợ dự án Lê Minh Xuân mở rộng và Khu trung tâm dân dư Tân Tạo – Khu A với hình thức đảm bảo là quyền tài sản phát sinh tại chính dự án.

OCB cũng cho Nam Long vay ngắn hạn hơn 681 tỷ đồng và hơn 592 tỷ đồng vay dài hạn. Trong đó, các khoản vay ngắn hạn và hơn 39 tỷ đến hạn trả. Trong đó, khoản cho vay dài hạn hơn 553 tỷ đồng mục đích vay để tài trợ đầu tư phát triển dự án Izumi với lãi suất dao động 9,1% - 9,8%. Hình thức đảm bảo khoản vay là quyền sử dụng đất thuộc dự án Izumi và khoản phải thu phát sinh trong tương lai từ hợp đồng mua bán nhà ở thuộc dự án. Với khoản vay hơn 39,4 tỷ đồng dùng để tài trợ đầu tư phát triển dự án Cần Thơ với lãi suất 9,4%.

Ngoài ra, vào tháng 09/2022, CTCP Đầu tư BĐS Sơn Kim đã công bố thông tin về đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ, với tổng khối lượng phát hành 5.000 trái phiếu tương ứng giá trị phát hành 500 tỷ đồng. Lô trái phiếu được bảo lãnh thanh toán bởi Ngân hàng OCB – Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh. Số tiền huy động được Công ty sẽ dùng để mua tòa nhà văn phòng địa chỉ tại lô 1-13 thuộc dự án Khu Phức Hợp Sóng Việt thuộc khu đô thị mới Thủ Thiêm, thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
Vào tháng 10, theo thông tin được công bố, Nhà Khang Điền sẽ bảo lãnh để đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ, nghĩa vụ thanh toán thay cho Công ty TNHH MTV Đầu tư Kinh doanh Nhà Khang Phúc (Khang Điền sở hữu 100% vốn điều lệ) tại Ngân hàng OCB – Chi nhánh Quận 4 với hạn mức vay 1.220 tỷ đồng.

Với số tiền vay được, Nhà Khang Phúc dự kiến dùng tối đa 420 tỷ đồng thanh toán chi phí nộp tiền thuê đất và tối đa 800 tỷ đồng thanh toán chi phí đầu tư và xây dựng hạ tầng kỹ thuật dự án Khu công nghiệp Lê Minh Xuân mở rộng – Giai đoạn 1 do Công ty Khang Phúc làm chủ đầu tư.
OCB huy động thành công gần 3.000 tỷ đồng trái phiếu chỉ trong 07 ngày
Tháng Tám năm 2022, nhóm ngân hàng thương mại đứng đầu về giá trị phát hành với giá trị là 11.730 tỷ đồng. Trong đó, ngân hàng ACB phát hành trái phiếu nhiều nhất với 3.300 tỷ đồng qua 05 đợt chào bán có kỳ hạn từ 01 đến 02 năm. Tiếp đến là ngân hàng OCB với 2.800 tỷ đồng với kỳ hạn đều 03 năm…
Đáng nói, chỉ trong một tuần, ngân hàng OCB đã huy động được 2.800 tỷ đồng qua 04 đợt phát hành trái phiếu. Cụ thể, ngày 24/08/2022, Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Đông (HOSE: OCB) đã chào bán thành công lô trái phiếu mã OCBL2225010 có kỳ hạn 03 năm. Khối lượng phát hành là 1.000 trái phiếu có mệnh giá 1.000.000.000 đồng/trái phiếu. Tổng lô trái phiếu này trị giá 1.000 tỷ đồng, ngày đáo hạn là 24/08/2025.
Đến ngày 26/08, ngân hàng OCB tiếp tục chào bán thành công 500 trái phiếu với mệnh giá 1.000.000.000 đồng/trái phiếu. Tổng giá trị mệnh giá phát hành là 500 tỷ đồng. Ngày 29/08, OCB đã phát hành thành công 300 trái phiếu có mã OCBL2225012 với mệnh giá 1.000.000.000 đồng/ trái phiếu, tổng giá trị mệnh giá phát hành là 300 tỷ đồng.

Cuối cùng, ngày 30/08, ngân hàng OCB thông báo chào bán thành công 1.000 trái phiếu có mã OCBL2225013 có mệnh giá 1.000.000.000 đồng/trái phiếu. Tổng giá trị phát hành là 1.000 tỷ đồng. Như vậy, OCB đã huy động thành công 2.800 tỷ đồng qua 04 đợt phát hành trái phiếu. Cả 04 lô trái phiếu trên đều có kỳ hạn 03 năm. Tuy nhiên, các thông tin về lãi suất, mục đích phát hành và người mua trái phiếu không được ngân hàng tiết lộ.
OCB phát hành hàng chục nghìn tỷ trái phiếu và mua hàng nghìn tỷ trái phiếu trước hạn
Trong 09 tháng đầu năm 2022, ngân hàng OCB đã phát hành thành công 12.300 tỷ đồng trái phiếu. Cụ thể, từ đầu năm 2022 đến hết tháng 07/2022, OCB đã huy động thành công 6.700 tỷ đồng qua 09 đợt phát hành trái phiếu. Tháng 08/2022, nhà băng này cũng chào bán thành công 3.800 tỷ đồng trái phiếu qua 05 lô trái phiếu. Sang tháng 09/2022, ngân hàng OCB đã huy động thành công 1.800 tỷ đồng trái phiếu qua 03 đợt phát hành. Như vậy, 09 tháng đầu năm 2022, 12.300 tỷ đồng đã về ngân hàng OCB qua phát hành trái phiếu.
Đồng thời, nhà băng này cũng đã mua lại tổng cộng 4.700 tỷ đồng trái phiếu trước hạn. Cụ thể, ngày 01/06, nhà băng này mua lại toàn bộ 1.000 tỷ đồng trái phiếu trước hạn có mã OCB.BOND02.2020 có kỳ hạn 03 năm, phát hành ngày 01/06/2020. Đến ngày 02/06, OCB lại mua tiếp toàn bộ 1.500 tỷ đồng trái phiếu trước hạn có mã OCBL2124002, phát hành ngày 02/06/2021. Tháng 05/2022, ngân hàng OCB cũng đã mua lại trước hạn toàn bộ 200 tỷ đồng lô trái phiếu mã OCB.BOND01.2020 kỳ hạn 03 năm, phát hành ngày 12/05/2020.
Ngày 27/09, ngân hàng OCB đã mua lại toàn bộ 1.000 tỷ đồng trái phiếu trước hạn thuộc lô trái phiếu riêng lẻ mã OCBL2124007 tăng vốn có kỳ hạn 03 năm, phát hành vào ngày 27/09/2021 và ngày đáo hạn 27/09/2024.
Đến ngày 28/09, nhà băng này tiếp tục mua lại toàn bộ 1.000 tỷ đồng trái phiếu trước hạn phát hành ngày 28/09/2021 mã OCBL2124008 có kỳ hạn 03 năm. Như vậy, 09 tháng đầu năm, OCB đã mua lại tổng cộng 4.700 tỷ đồng trái phiếu trước hạn thuộc 05 lô trái phiếu phát hành năm 2020 và năm 2021.
Để xây dựng thương hiệu phát triển bền vững, lớn mạnh, OCB cần tiếp tục đổi mới, kiện toàn trong toàn hệ thống, vượt qua những khó khăn của thị trường để phát triển.
Minh An
Tin mới
Nam Định: Tạo chuyển biến nhận thức cộng đồng về chuyển đổi số
Chuyển đổi số (CĐS) là một nhiệm vụ mới và yêu cầu triển khai cấp bách, do vậy các nhiệm vụ giải pháp phải được triển khai đồng bộ. Trong đó, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về CĐS là nhiệm vụ quan trọng tiên quyết, thường xuyên được các cấp ủy đảng, chính quyền phối hợp với các ngành chức năng quan tâm tổ chức thực hiện, góp phần vào thành công chung trong lộ trình CĐS của tỉnh.
Quảng Ninh: Thu giữ 2.000 lít dầu máy không rõ nguồn gốc
2.000 lít dầu máy không rõ nguồn gốc được tập kết tại bãi đất trống ở xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh đã được bàn giao cho Công an huyện Tiên Yên xử lý theo quy định.
Cảng biển Việt Nam cần nâng cao năng lực, đột phá để cạnh tranh quốc tế
Sáng 21/9, tại thành phố Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu), hơn 500 đại biểu là lãnh đạo, cán bộ quản lý, điều hành thuộc 83 cảng biển trong cả nước và đại diện các doanh nghiệp cung cấp thiết bị ngành khai thác cảng tham dự “Hội nghị thường niên năm 2023” của Hiệp hội Cảng biển Việt Nam (VPA), do Cảng Đồng Nai đăng cai tổ chức.
Đợt nắng nóng cục bộ tại Bắc Bộ và Trung Bộ sẽ tiếp diễn sang tháng 10?
Hôm nay (21/9), nhiều nơi thuộc khu vực phía bắc có nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35 - 36 độ, dự báo nắng nóng cục bộ còn kéo dài những ngày tới ở khu vực Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ.
Hội đàm giữa Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với Chủ tịch Quốc hội Bangladesh
Từ ngày 21 đến ngày 23/9, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm chính thức Bangladesh. Đây là chuyến thăm Bangladesh lần đầu tiên của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, diễn ra trong bối cảnh hai nước đang kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (11/2/1973-11/2/2023).
Nam Định: Ứng dụng khoa học công nghệ cao để phát triển nông nghiệp xanh
Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp tạo ra những sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao được coi là xu hướng tất yếu giúp sản xuất nông nghiệp phát triển vượt bậc.
Câu chuyện thương hiệu
Hành trình xây dựng thương hiệu Xianxi của CEO Văn Sơn
Meyhomes Capital Phú Quốc - The Infinity: Ưu đãi khủng kích hoạt “bom tấn” đầu tư cuối năm
Quỹ Chăm sóc Sức khỏe Gia đình Việt Nam mang lại nhiều giá trị cho cộng đồng
Hồ Chí Minh: Doanh nhân Thanh Hóa gắn kết giao thương hỗ trợ doanh nghiệp thành viên
Bức tranh thương hiệu Nam A Bank - Ngân hàng TMCP Nam Á
Gam màu sáng - tối mang thương hiệu Nam A Bank - Ngân hàng TMCP Nam Á